Tôi đi ra mắt nhà chồng
Ngày đi ra mắt nhà người yêu, bao tâm trạng như dồn vào làm một. Tôi thức trắng đêm hôm trước vì chữ “lo”.
Yêu nhau hơn 1 năm, anh quyết định “chọn ngày” để ra mắt tôi với bố mẹ, họ hàng nội ngoại. Dù được chuẩn bị sẵn tâm lý nhưng trước ngày đặc biệt này tôi vẫn lo lắng và hồi hộp khó tả.
“Ôn thi’ trước ngày ra mắt
Rời ghế giảng đường Đại học hơn 2 năm, tôi gần như không động đến việc thi cử và chỉ chú tâm vào làm việc, viết lách. Nhưng lần ra mắt nhà anh, tôi bắt đầu có tâm trạng của một sĩ tử thực thụ: Lo lắng hồi hộp thậm chí cả bất an đến cả tháng trời.
Tôi lao vào đọc sách, đọc báo để kiếm tìm kinh nghiệm cho những cô dâu mới trong buổi đầu đến nhà chàng. Thậm chí, vào báo đọc chưa đủ mình phải ngó nghiêng vào tất cả các trang mạng xã hội, đá vào trên dưới 10 “hội những người chuẩn bị làm dâu”. Các chị em có kinh nghiệm, đã từng trải nên viết cái gì cũng thật thấm thía. Nào thì, cách nói năng như thế nào cho phải phép, cách chào hỏi, ăn vận như nào để không bị lố lăng, kệch cỡm mà làm hài lòng gia đình chồng.
Có những cô chân ướt chân ráo vào hội cũng thở gấp gáp cầu cứu “các chị ơi, các chị cứu em với. Em sắp “lên thớt” ra mắt nhà chàng mà không biết nên chuẩn bị những gì”. Một loạt bình luận, trưng cầu ý kiến được đưa ra. Chia sẻ tâm tư rồi đầy ý kiến bình phẩm…Tôi hoa mắt chóng mặt trong hàng mớ những hỗn độn đến hoảng hồn.
Trước ngày ra mắt, bao lo lắng như dồn vào làm tôi thức trắng (Ảnh nhân vật cung cấp).
Ngồi cắn bút tiếc rẻ: “Biết thế chẳng vào nhóm làm gì, rước hồi hộp vào thân. Mình như thế nào thì cứ đến nhà anh như thế thôi, sao phải bồn chồn, câu nệ. Nghĩ thì thế nhưng làm lại khó quá. 25 năm qua vẫn là trẻ trâu,”chưa dậy thì hết”. Đến đi ăn cỗ nhà họ hàng toàn phải núp sau bóng gia đình, đi theo bố mẹ. Giờ đến nhà anh 1 mình, kể cũng người lớn ra trò. Tôi rời khỏi gần 10 hội nhóm vừa tham gia và tìm đến sự cứu trợ của những “thánh sống”.
Phải nói thêm, ngày anh chọn để ra mắt tôi cho họ hàng cũng là ngày giỗ đầu của ông nội. Áp lực và bộn bề những nỗi lo càng được tăng dần. Gia đình anh là trưởng của dòng họ đồng nghĩa với vào ngày ấy, họ hàng sẽ rất rất đông. Ngày ra mắt sắp đến gần cũng là ngày tôi cuống cuồng “ôn luyện” bài một cách tức tốc.
Cứu viện từ tất cả các ‘chuyên gia’
Phòng làm việc của tôi đa số các chị từng lập gia đình rồi nên trải qua những cung bậc cảm xúc và kinh nghiệm dâu con. Tôi tận dụng hỏi.
Cả chiều hôm trước ngày ra mắt, tôi dành thời gian ngồi nói chuyện với chị Thư kí tòa soạn cũ (một tờ báo tôi từng làm việc trước đó) về tất tần tật kĩ năng ra mắt nhà chồng.
Video đang HOT
Chị là nhà báo lâu năm, là người từng trải và va vấp nên đủ để trang bị cho tôi những kiến thức trong ngày trọng đại. Dù đã biết trước những lễ nghi khi đến nhà người lớn, đặc biệt trong ngày giỗ, chạp nhưng sự dặn dò của chị vẫn khiến tôi há hốc miệng vì ngạc nhiên.
Thứ nhất, về khoản thắp hương, mua hoa, quả để lễ ông cũng phải lựa từng vùng miền mà sắm sửa cho phải phép. Chị nói, việc thắp nhang ở mỗi nơi và mỗi nhà lại có lễ nghĩa khác. Nếu như ở quê chị, người phụ nữ không được trực tiếp cắm nhang lên bàn thờ tiên tổ nên mình cẩn thận một chút vẫn hơn. Khi đến thắp nhang lễ ông bà, ông vải điều đầu tiên là phải xin phép hoặc nhờ bố mẹ người yêu thắp giúp.
“Khi vái, em nên quỳ xuống và lạy kiểu khấu đầu. Đó là cách thể hiện sự tôn nghiêm, tri ân và cung kính nhất”, chị dặn. Lại toát mồ hôi hột, việc thắp hương mình vẫn làm hàng ngày mà đặt vào đây lại phức tạp đến thế nhỉ?
Thứ hai, trong việc nên mua hoa đến lễ ông hay không? Theo chị, việc mua hoa cúc cũng tùy từng nơi. Đa số khi người đến lễ trong đám giỗ không mua vì bàn thờ khi ấy cũng đã khá đầy đủ, mang hoa đến không biết đặt nơi nào và khó ứng xử cho gia chủ.
Thứ ba, khoản giờ giấc cũng là một trong những vấn đề đáng để tôi vò đầu, bứt tai và trăn trở. Ngày giỗ đầu của ông nên gia đình anh có chuẩn bị một vài mâm cơm mời họ hàng, làng xóm. Tất nhiên, tôi nên đến sớm để giúp đỡ mọi người. Dù không lớn lao nhưng điều đó với tôi bắt buộc cần thực hiện. Đến sớm là mấy giờ? 6 giờ, 7 giờ hay là 8? Tôi lẩm nhẩm như tính phép cộng trừ nhân chia hồi con nít suốt cả tuần mà không biết nên lựa giờ nào.
Chị tư vấn tỉ mỉ thêm:”Em nên đến 7 giờ là hợp lý. Vì khi ấy không quá muộn và không quá sớm. Nếu như ở quê chị, bình thường 4 giờ sáng mọi nhà sẽ thổi xôi, làm gà, nấu cỗ để chuẩn bị thì khoảng 7 giờ là xong. 9,10 giờ sắp mâm đón khách là hợp lý. Em có thể đến phụ giúp mọi người sắp mâm cơm cúng. Nhà chị, bên nội thì phụ nữ có thể sắp mâm nhưng bên ngoại thì tuyệt đối không. Em tuyệt đối nghe theo sự phân công của người lớn”
Cẩn thận hơn trong việc chuẩn bị kiến thức về lễ nghĩa, gia phong. Và ơn trời, ngày đó cũng đã đến…
Ra mắt – Vào ‘phòng thi’
Đêm hôm trước, 20 phút trước khi đi ngủ tôi dành thời gian là quần áo phẳng phiu chỉn chu bộ đồ lịch sự tôi vẫn thường đi làm. Chiếc quần âu dài, các bạn gọi là “cụ lớn” và áo phông đen đơn giản. Nhìn chững chạc và già như một mụ bổi, cơ mà nhìn cũng tàm tạm.
Sau 1 tháng trời vật vã trong cảm giác của người đi thi, tôi cũng bước vào “phòng thi” đầy tự tin và khác hoàn toàn với những suy nghĩ, hoạt cảnh và tưởng tượng trước đó.
Cũng phải nói thêm một chi tiết nữa, tôi và anh Kiên (chồng sắp cưới) chơi cùng trong nhóm. Tất nhiên, bạn bè sẽ là bạn bè chung. Ngày hôm đó, tôi qua đón anh bạn thân trong nhóm cũng gần nhà chồng tương lai và cả 2 anh em cùng đi. Vui quá, dù sao tôi là người may mắn vô cùng, mọi chuyện đều tìm được sự chia sẻ và giúp đỡ từ tất cả.
Mọi việc ngày đi ra mắt diễn ra khá suôn sẻ.
7h35 phút sáng, xách túi hoa quả đã chuẩn bị sẵn sàng từ trước tôi đến nhà anh. Mọi người đang tất bật làm cỗ. Bác gái từ dưới bếp bước lên mồ hôi nhễ nhại nhưng vẫn cười thật tươi và cầm đồ lễ giúp tôi dâng lên bàn thờ tiên tổ.
Hình ảnh này cho đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ như in. Nụ cười của một người phụ nữ sau đây tôi sẽ gọi là “mẹ chồng” rạng rỡ hơn nhiều so với những câu chuyện tôi từng đọc, những thước phim tôi từng xem trước đó. Mẹ anh cũng là mẹ tôi sau này. Các mẹ đều có những thiên chức như nhau và đều yêu con vô điều kiện. “Linh, đừng sợ!”. Và tôi nghĩ, mình quả thực may mắn.
Ngày ra mắt nhà chồng tương lai của tôi diễn ra khá suôn sẻ. Tôi giúp các bác, các cô, các chú chuẩn bị sắp mâm đón khách, bưng cơm, canh, sắp xếp bàn ghế… Mọi người trong gia đình anh khá thân thiện, hòa đồng và giản dị đến mộc mạc chân thành. Ngày ra mắt của tôi kết thúc khá tốt đẹp. 1 giờ trưa. Tôi đã “đi thi” về.
“Kì thi kết thúc”, có lẽ tôi tốt nghiệp được 1 trường. Những ngày chuẩn bị cho trường mới lại bắt đầu. Tôi sẽ học tất cả: từ cách yêu thương gia đình chồng, yêu chồng và làm những điều mà 25 năm qua tôi chưa từng có dịp. Yêu thương một gia đình mới, bắt đầu một cuộc sống mới… đều phải học và rèn rũa ngay bây giờ. Vậy đấy! Chẳng mấy chốc chúng tôi sẽ kết hôn, làm đám cưới. Một khóa ôn luyện nữa lại bắt đầu… Những ngày tháng sắp tới với cả anh và tôi đều thiêng liêng hạnh phúc!
Theo Afamily
7 dấu hiệu cho thấy chàng vẫn nhớ người yêu cũ
Chàng có những biểu hiện kỳ lạ khi vô tình nhắc đến người yêu cũ? Hay sự hoài nghi chàng chưa quên hẳn người cũ khiến tình yêu của hai bạn gặp nhiều sóng gió? Hãy kiểm tra lại tình cảm của chàng qua những dấu hiệu dưới đây để xác nhận nhé!
ảnh minh họa
1. Hay nhắc về người cũ, dù tốt hay xấu
Dù nhắc về người cũ bằng một hình ảnh đẹp, nỗi buồn hay sự bực tức, chàng vẫn chưa thể quên hoàn toàn hình ảnh mối tình xưa. Nói cách khác, chỉ khi nghĩ tới người cũ, chàng mới thấy cuộc sống nhiều màu sắc, bớt nhàm chán, từ đó lại càng thêm vấn vương.
2. Hay so sánh bạn với người cũ
Tương tự như hoàn cảnh trên, dù so sánh bạn tốt hơn, tuyệt vời hơn người cũ, thì cũng đừng để "mật ngọt" làm bạn mù quáng. Chàng đặt bạn lên bàn cân với bất kỳ ai cũng có thể châm chước, nhưng so sánh với tình cũ thì chứng tỏ chàng còn lưu luyến, nhớ tới người ấy rất nhiều. Bạn có thể chia sẻ thẳng thắn về thói quen khó chịu này của chàng để chàng hiểu và tôn trọng bạn hơn.
3. Theo dõi người cũ trên Facebook
Chia tay thì có thể là bạn. Đã là bạn bè, theo dõi Facebook của nhau là chuyện bình thường... Chàng có thể bao biện bằng những lý do này. Tuy nhiên, ngày nào cũng vào Facebook của tình cũ để âm thầm cập nhật cuộc sống của người đó, thì đích thị chàng có vấn đề rồi nhé!
4. Căng thẳng, hồi hộp khi gặp người cũ
Nếu họ vẫn coi nhau là bạn, thì việc gặp gỡ tình cờ trên phố chỉ là thoáng qua, không khiến con tim chàng phải xốn xang đến vậy. Chàng dễ biểu hiện sự lo lắng, hồi hộp khi sát mặt tình cũ, thậm chí còn lơ đễnh hỏi bạn rằng, "Sao dạo này cô ấy mập hơn".
5. Âm thần liên lạc với người cũ
Bằng đủ mọi hình thức, email, mạng xã hội, nhắn tin, chàng vẫn giữ sợi dây liên lạc với người cũ. Thậm chí, chàng đổi tên người ấy trong danh bạ để bạn không lo lắng, hiểu lầm. Tuy nhiên, hành động vô tình ấy càng khiến bạn có lý do để suy nghĩ về tình cảm vụng trộm của chàng.
6. Khó chịu khi người cũ có tình yêu mới
Trong suy nghĩ, chàng vẫn đặt tình cũ ở một vị trí nào đó, nên mới ghen khi họ tìm được tình yêu mới.
7. Vẫn giữ những món quà kỷ niệm
Quá khứ là những gì đáng trân trọng và bạn không có quyền yêu cầu chàng phải quên hết. Tuy nhiên, nó nên được xếp gọn lại một góc và trở thành hoài niệm hoàn toàn. Nếu chàng vẫn để món đồ kỷ niệm với tình cũ trước bàn học mỗi ngày, ngắm nghía chúng thường xuyên, thì bạn cần xem xét lại tình cảm của chàng nhé!
Theo blogtamsu
Đêm đầu tiên với vợ sau 3 tháng xa cách làm tôi sốc nặng Tôi cầm cái vật vợ tặng trên tay mà sốc thật sự. Tôi biết vợ mua nó thể hiện sự quan tâm rất lớn của cô ấy tới tôi nhưng mà thực sự chưa khi nào tôi nghĩ đến ngày mình sẽ sở hữu nó. Ai cũng bảo, tôi thật có phúc khi lấy được cô vợ như thế. (Ảnh minh hoạ) Vợ...