Tôi đến tìm chồng cũ vì con nằm viện, anh đưa đúng 100 nghìn và hành động sau đó làm tôi “giật mình”
Sau khi nghe tôi trình bày vấn đề, anh rút ví đưa cho tôi 100 nghìn rồi bảo tôi cầm tạm lo ăn uống 1,2 ngày, chứ anh cũng đang hết tiền.
Tôi và chồng cũ đã ly hôn gần 1 năm nay. Con gái do tôi nuôi, anh đúng hạn thì chu cấp. Ngoài ra chúng tôi ít gặp gỡ và không mấy liên lạc.
Tuần trước con gái tôi bị ốm nhập viện. Trong người tôi chẳng còn mấy tiền do dạo này thu nhập giảm sút nghiêm trọng. Tôi phải vay thêm tiền của cô bạn thân làm thủ tục nhập viện cho con và chi tiêu mấy ngày vừa. Chiều qua, sờ trong túi còn chưa đầy 20 nghìn tiền lẻ, chẳng biết vay tiếp ở đâu, tôi đành gọi điện cho chồng cũ.
Điện thoại anh báo “thuê bao”, cũng chẳng thấy anh lên mạng. Tiền chu cấp cho con tháng này anh gửi rồi, giờ lại hỏi tiền, tôi thực sự rất ngại. Nhưng hai ba hôm nữa con ra viện phải thanh toán viện phí rồi. Nghĩ đi nghĩ lại tôi đánh liều tới tận nhà anh.
Mở cửa cho tôi là mẹ chồng cũ. Bà không cho tôi vào, chỉ gọi với anh ở trong nhà ra. Anh và tôi đứng ngoài sân nói chuyện mà mẹ chồng vẫn nhìn chằm chằm không rời mắt. Anh bảo điện thoại bị hỏng, đang sửa ngoài cửa hàng. Sau khi nghe tôi trình bày vấn đề, anh rút ví đưa cho tôi 100 nghìn rồi bảo tôi cầm tạm lo ăn uống 1,2 ngày, chứ anh cũng đang hết tiền.
Tôi biết anh vẫn còn thương tôi. (Ảnh minh họa
Tôi cầm tờ 100 nghìn, nghẹn đắng muốn khóc ngay tại chỗ, lập tức quay người đi vội. Dù gì anh cũng là bố của con gái, sao anh nỡ lòng làm thế? 100 nghìn thì tiêu được cái gì? Anh cứ như đang cho tiền “tống cổ ăn mày” không hơn!
Nhưng đi đến nửa đường, điện thoại của tôi bỗng có tin nhắn. Tôi mở ra xem thì thẫn thờ thấy là tin báo chuyển khoản. Anh chuyển vào thẻ ATM cho tôi 5 triệu với lời nhắn kèm là: “Hết bảo anh”.
Tôi dựng xe ở lề đường bật khóc ngon lành. Giờ tôi mới hiểu hành động quá đáng vừa nãy của anh. Hóa ra anh sợ mẹ tức giận nên đành diễn kịch với tôi như vậy.
Video đang HOT
Khi chúng tôi còn sống với nhau, mẹ anh ghét tôi lắm. Tôi thật sự không thể hiểu nổi tại sao. Tôi càng cố gắng lấy lòng thì bà càng “ngứa mắt” với tôi. Cũng do mẹ chồng ở giữa chia rẽ và gây áp lực cho anh, cuối cùng chúng tôi quyết định ly hôn. Chứ thật ra chúng tôi vẫn dành tình cảm cho nhau, tôi và anh không có mâu thuẫn gì lớn cả.
Sau ly hôn anh ít qua lại với tôi và con hẳn vì mẹ anh cấm đoán. Song tôi biết anh vẫn còn thương tôi. Lúc trước cuộc sống ngột ngạt không chịu nổi đành ly hôn. Giờ xa nhau rồi tôi mới tiếc, giá như ngày xưa mình có thể cứng rắn đấu tranh để giữ gìn hạnh phúc hơn.
Đêm qua tôi mãi không ngủ được, sâu trong lòng rất muốn được đoàn tụ cùng anh. Chỉ cần nghĩ tới việc anh lấy vợ mới là tôi đau không thở được rồi. Nhưng tôi lại không biết phải làm thế nào khi tình cảnh mà chúng tôi rơi vào tréo ngoe đến mức này! Xin chị em cho tôi một lời khuyên.
(dienvi…@gmail.com)
P.G.G
Nguyên tắc 3 không để gìn giữ hạnh phúc gia đình ai cũng nên biết
Không phải ngẫu nhiên mà hôn nhân thường được gọi là 'nấm mồ của tình yêu. Giữ gìn cuộc sống hôn nhân luôn hạnh phúc là một nghệ thuật sống mà các cặp vợ chồng cần phải học.
Xây dựng hôn nhân đã khó, giữ được hôn nhân bền lâu càng khó hơn. Một cuộc hôn nhân hạnh phúc không chỉ cần sự thành thật, tôn trọng, khéo léo mà cần có cả những kỹ năng và nghệ thuật cho cả vợ chồng. Cùng tham khảo một số nguyên tắc giúp hôn nhân của bạn luôn hạnh phúc.
Nguyên tắc "3 không" khi giận nhau
- Khi giận nhau, cãi nhau không bao giờ được gọi nhau là "mày tao mi tớ" mà vẫn phải xưng là anh - em.
- Không được lôi dòng họ, bà con của nhau ra chửi.
- Không được bỏ nhà đi quá 3 giờ và tuyệt đối không bỏ nhà đi qua đêm.
Ảnh minh họa.
Thực tế và tự giác
Có rất nhiều người có nhu cầu tìm một người chồng làm chỗ dựa tốt cho gia đình hay một người vợ biết lo toan việc nhà. Nhưng hầu hết không ai có tư tưởng về lối sống thực tế và tự giác. Đừng bao giờ áp đặt tư tưởng của mình lên người bạn đời, vì đó là hành động rất không khôn ngoan.
Khi bạn không vừa ý với hành động nào đó của vợ hoặc chồng mình, hãy xem xét và phân tích tính đúng sai của hành động đó trước khi góp ý hay khiển trách, vì đôi khi sự thật không giống như những gì bạn thấy.
Tự giác cũng là một đức tính quan trọng trong hôn nhân. Khi bạn đã có gia đình, sẽ có rất nhiều vấn đề đòi hỏi cả hai phải giải quyết. Nhỏ nhất chính là việc nhà. Đừng bao giờ nghĩ rằng việc nhà là việc của phụ nữ, đó phải là việc của cả vợ và chồng.
Rất nhiều cặp đôi tan vỡ chỉ vì vấn đề người làm việc, người không. Nhà là của chung và việc chia sẻ việc nhà hay việc gia đình, con cái là một trong những cách duy trì hạnh phúc gia đình tốt nhất.
Không nhắc lại quá khứ
Quá khứ mỗi người đều có những mối quan hệ riêng. Nếu bạn đã chấp nhận chồng/ vợ bạn, thì hãy chấp nhận con người hiện tại của cô/anh ấy. Việc nhắc lại quá khứ không chỉ khiến cho bạn trở nên thấp kém, mà còn khiến vợ/chồng bạn khó xử, thậm chí còn có thể "tình cũ không rủ cũng tới", gây sóng gió cho gia đình.
Giải quyết xung đột một cách khéo léo
"Trong cuộc xung đột, cần sự công bằng và rộng lượng" là câu châm ngôn nổi tiếng của The Tao. Khi hai người sống với nhau dưới một mái nhà chắc chắn sẽ có sự khác biệt và bất đồng về quan điểm. Những cặp vợ chồng hạnh phúc luôn đấu tranh cho quan điểm của mình, nhưng đấu tranh một cách khéo léo nhằm giúp cho mối quan hệ của họ bền chặt hơn. Họ đặc biệt tế nhị trong cách sử dụng ngôn từ để tránh làm tổn thương nhau.
Trong một khảo sát, nhà nghiên cứu Benjamin Seider, thuộc trường Đại học California (Berkeley) đã theo dõi mối tương quan giữa các cặp vợ chồng hạnh phúc. Ông thấy rằng, khi trò chuyện hoặc tranh luận, họ thường có xu hướng sử dụng đại từ số nhiều như "chúng tôi", "chúng ta" hơn là những đại từ số ít như "tôi" hay "của tôi". Những cặp này thường không cảm thấy căng thẳng sau những cuộc tranh luận như các cặp vợ chồng khác.
Cùng nhau phấn đấu
Vợ chồng cùng đặt ra mục tiêu chung và cùng nhau phấn đấu sẽ làm cho quan hệ vợ chồng trở nên gắn bó hơn và khăng khít hơn. Ví dụ cùng nhau làm giàu, cùng nhau tiết kiệm...
Kể cả trong giáo dục con, vợ chồng cũng phải thống nhất mục tiêu. Nếu vợ chồng không thống nhất được, đứa trẻ sẽ khó phát triển trong tương lai.
Lily (th)
Mong tìm thấy em giữa Melbourne Anh sinh ra ở miền Bắc, lớn lên ở miền Nam, theo gia đình đi định cư ở Australia. Đã ba năm từ ngày anh bắt đầu hành trình mới trên đất Australia - một hành trình không ngắn nhưng đủ dài để trưởng thành và có cuộc sống ổn định. Anh nghĩ đã đến lúc anh đi tìm em - người bạn...