Tỏi đen được ví như ‘thần dược’ trị bệnh, nhưng ít ai biết tác dụng phụ của nó
Tỏi đen được ví như ‘thần dược’ trị nhiều bệnh, nhưng những tác dụng phụ đáng sợ của nó không phải ai cũng biết.
Tỏi đen đã được chứng minh là có tác dụng rất lớn đối với sức khỏe. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới, tỏi đen không có tác hại nếu biết sử dụng đúng cách. Nhưng không biết cách sử dụng có thể gây một số tác dụng phụ không mong muốn
Tỏi đen (Black garlic)
Tỏi đen là loại tỏi trắng thường được chọn lọc cẩn thận rồi trải qua một quá trình lên men khoảng 45 ngày, dưới sự kiểm soát chặt chẽ nhiệt độ và độ ẩm.
Tỏi đen có màu đen, vị ngọt, không có mùi cay hăng như tỏi thường và có tác dụng tốt gấp nhiều lần loại tỏi thường. Bởi sau quá trình lên men tỏi sẽ sản sinh ra nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe mà tỏi trắng thường không có như flavonoid, thiosulfite, polyphenol, carboline.
Quan trọng nhất hợp chất S-Allyl cysteine có trong tỏi đen giúp chống oxy hóa, tăng cường hệ miễn dịch cho sức khỏe chúng ta. Theo các nghiên cứu về tác dụng sinh học tỏi đen có khả năng ngăn chặn ung thư hình thành, làm chậm sự tăng trưởng và giảm kích thước khối u đang tồn tại.
Bên cạnh đó hợp chất S-Allyl cysteine trong tỏi đen có tác dụng làm giảm cholesterol trong máu ngăn chặn cơ hội hình thành mảng bám trong động mạch, điều hòa huyết áp, bảo vệ tim mạch, tăng cường khả năng miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể, hỗ trợ hệ tiêu hóa….
Tác dụng của tỏi đen
Tỏi đen là một loại thuốc quý được ứng dụng rộng rãi. Ăn tỏi đen hằng ngày có tác dụng:
Tỏi đen có tác dụng phục hồi tổn thương cơ bắp cho tập luyện, cải thiện chức năng tiêu hóa, giúp cơ thể chống mệt mỏi, nhuận gan, nhuận táo, thúc đẩy giấc ngủ, cải thiện chức năng của tuyến tiền liệt và các chức năng khác trong cơ thể.
Tỏi đen giúp thu dọn gốc tự do rất mạnh, hiện nay đã biết trên 80 bệnh lý khác nhau có nguyên nhân liên quan đến gốc tự do. Có thể nói, tỏi đen là dược liệu dùng để phòng bệnh rất tốt.
Tỏi đen có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ tế bào gan, do đó được dùng trong trường hợp viêm gan, xơ gan, hàng ngày tiếp xúc với các chất độc hại, phơi nhiễm với chất phóng xạ.
Tỏi đen có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch, do đó được dùng cho người bị suy giảm miễn dịch do dùng hóa chất hoặc chiếu xạ, người ốm lâu ngày sức khỏe bị suy kiệt. Đặc biệt, với trường hợp bệnh nhân bị cúm, tỏi đen giúp người bệnh hồi phục nhanh chóng, khỏe mạnh trở lại.
Video đang HOT
Tỏi đen có tác dụng ức chế một số dòng tế bào ung thư như ung thư vú, ung thư gan, ung thư dạ dày, ung thư đại tràng.
Ngoài ra, tỏi đen còn được chứng minh có tác dụng hạ cholesterol máu, giảm mỡ máu, tăng HDL-Cholesterol, điều hòa đường huyết, do đó, rất tốt cho hệ tim mạch, đặc biệt là đối tượng có nguy cơ cao như người béo, mỡ máu.
Tác dụng phụ của tỏi đen
Gây nóng trong người, táo bón
Với những người bị nóng trong, có vấn đề sức khỏe liên quan đến dạ dày, tá tràng thì nên hạn chế sử dụng tỏi đen. Người phục hồi sức khỏe sau bệnh ăn nhiều tỏi đen có thể gây nóng trong người, khó chịu. Liều lượng sử dụng với các trường hợp này chỉ nên khoảng 10 gram mỗi ngày, sử dụng nhiều có thể dẫn đến hiện tượng táo bón.
Rối loạn tiêu hóa
Nếu bạn ăn tỏi đen quá nhiều trong ngày, chúng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa và dạ dày của bạn. Một số trường hợp gây rối loạn tiêu hóa, xuất hiện các dấu hiệu như đầy hơi, dạ dày khó chịu, ợ nóng, hoặc tiêu chảy.
Gây dị ứng
Tỏi đen cũng như các loại thực phẩm khác, có thể gây dị ứng cho một số đối tượng. Tỏi đen có hàm lượng Allicin cao, nếu không được chuyển hóa hết có thể bị gây dị ứng cho da. Không phải ai cũng thích hợp sử dụng tỏi đen, nhất là những người có tiền sử dị ứng phải sử dụng thử và chú ý.
Gây ngộ độc
Đây là tác dụng phụ của tỏi đen nghiêm trọng nhất nếu sử dụng sai cách. Người bị ngộ độc sẽ xuất hiện những triệu chứng khó chịu trong dạ dày trước khi bị ngộ độc. Trường hợp ngộ độc do ăn tỏi đen rất hiếm xảy ra. Nhưng các bạn cũng nên chú ý nếu sử dụng tỏi đen mà gặp triệu chứng này.
Ảnh hưởng tới công dụng thuốc đang dùng
Tỏi đen có thể làm giảm tác dụng của một số loại thuốc trong một vài trường hợp. Sử dụng tỏi đen không tốt cho người đang dùng thuốc chống đông máu, hay người đang điều trị HIV/AIDS. Vì vậy, khi đang sử dụng thuốc chữa bệnh, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng tỏi đen.
Những người không nên ăn tỏi
Người bị bệnh về mắt
Theo y học, ăn nhiều tỏi trong thời gian dài là tác nhân làm tổn thương mắt. Vì vậy những người bị bệnh về mắt, khí sắc kém, thiếu máu, giảm thị lực, ù tai, hoa mắt, mất trí nhớ… không nên ăn quá nhiều tỏi.
Bệnh nhân viêm gan
Một số thành phần của tỏi khi vào dạ dày, ruột gây kích thích mạnh, có thể ức chế tiết dịch vị ảnh hưởng đến việc tiêu hóa thức ăn, khiến các bệnh nhân mắc bệnh gan dễ buồn nôn.
Ngoài ra, các thành phần dễ bay hơi của tỏi làm giảm hemoglobin có thể dẫn đến thiếu máu, không có lợi cho việc điều trị bệnh gan.
Người bị bệnh tiêu chảy
Vì khi bị tiêu chảy, vi khuẩn xâm nhập vào đường ruột. Do đó, không nên ăn tỏi sống vì dễ làm tổn thương niêm mạc đường ruột, xung huyết, quá trình tiêu hóa và phân giải các chất tắc nghẽn, bạn càng đau bụng và đi tiêu nhiều hơn.
Người bị bệnh thận
Ăn các thực phẩm hăng cay như tỏi, ớt cay, đối với người có bệnh nặng hoặc người đang uống thuốc, có khả năng xuất hiện tác dụng phụ rất rõ rệt, không những có thể làm cho bệnh cũ tái phát, mà còn làm cho thuốc uống vào mất hiệu quả, hoặc thuốc sản sinh ra phản ứng liên tục, ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể.
Tác dụng phụ phiền phức của cà phê đối với một số người
Đó là bạn có thể đi vào nhà vệ sinh nhiều hơn.
Cà phê là một trong những thức uống phổ biến nhất trên thế giới.
Rất nhiều người sử dụng cà phê làm nhiên liệu cho buổi sáng hoặc giữa buổi chiều uể oải. Họ thích nhâm nhi cà phê và trò chuyện với một nhóm bạn tại một quán cà phê, và thậm chí họ có thể thưởng thức một tách nữa sau bữa tối.
Và mặc dù cà phê rất ngon và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng đôi khi nó có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác nhau của cơ thể một số người một cách phiền phức.
Ví dụ, cà phê có chứa caffein đã được biết là có tác động đến bàng quang của một số người.
Một trong những tác dụng phụ của cà phê đối với bàng quang của bạn là nó có thể làm tăng tần suất đi tiểu. Ảnh SHUTTERSTOCK
Trên thực tế, một trong những tác dụng phụ của cà phê đối với bàng quang của bạn là nó có thể làm tăng tần suất đi tiểu của bạn.
Điều này là do caffeine có thể làm thay đổi hoạt động của bàng quang, có thể ảnh hưởng đến tần suất bạn đi tiểu và cả lượng nước tiểu của bạn.
Mức độ caffeine cao hơn đã được biết là làm tăng hoạt động của bàng quang, vì vậy bạn nên theo dõi lượng cà phê bạn uống hằng ngày, đặc biệt nếu bạn là người đã trải qua bất kỳ loại khó chịu nào ở bàng quang hoặc các vấn đề liên quan, theo Eat This, Not That!
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí The Journal of Urology Annals, chỉ cần uống 4,5 gram caffein có thể thúc đẩy "tình trạng tiểu gấp" sớm, cũng như tăng tần suất bạn phải đi tiểu.
Nghiên cứu kiểm tra những người tham gia trong độ tuổi từ 18 đến 40 đã báo cáo các triệu chứng của Hội chứng bàng quang hoạt động quá mức.
Những người tham gia cũng báo cáo rằng họ tiêu thụ cà phê thường xuyên, nhiều hơn 3 tách mỗi tuần.
Cà phê đen. Ảnh SHUTTERSTOCK
Một nghiên cứu khác, được công bố trên tạp chí International Urogynecology, cho thấy có mối liên quan giữa việc uống hơn 204 miligram caffein mỗi ngày và chứng tiểu không tự chủ.
Những kết quả nghiên cứu này cho thấy rằng caffeine thực tế có thể làm tăng hoạt động của bàng quang và ảnh hưởng đến tần suất bạn đi tiểu, đó là lý do tại sao nó được gọi là thuốc lợi tiểu, theo Eat This, Not That!
Các ví dụ khác về thuốc lợi tiểu phổ biến là trà xanh, trà đen và rượu.
Nếu bạn là người đang "chiến đấu" với các vấn đề về bàng quang hoặc thấy mình đi tiểu thường xuyên hơn những gì bạn nghĩ là bình thường, bạn nên nói chuyện với bác sĩ về các nguyên nhân tiềm ẩn.
Giảm lượng caffein tiêu thụ, đặc biệt là cà phê có chứa caffein, có thể giúp bạn kiểm soát việc đi tiểu của mình.
Lạm dụng 5 loại thực phẩm lành mạnh này, điều gì sẽ xảy ra? 5 loại thực phẩm dưới đây rất tốt cho sức khỏe nhưng khi lạm dụng chúng quá nhiều thì sẽ trở thành mối đe dọa. Các bạn cần phải nhớ những điều này để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho bản thân. Bơ tinh chế Bơ là một dạng chất béo tốt nhất mà nhiều người sử dụng trong chế độ ăn...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Thuốc điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu

Ai không nên uống nghệ với mật ong?

Cần bao nhiêu protein để tăng cơ?

Chế độ dinh dưỡng hỗ trợ điều trị trong hội chứng Felty

Uống sữa kiểu này cực tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng biết

Quầng thâm mắt bật mí điều gì về sức khỏe của bạn?

Chạy online: Lợi ích và nguy cơ

Bác sĩ dinh dưỡng: Nhiều người "ngây thơ" khi chọn sữa cho con

5 điều nên làm mỗi sáng, cơ thể khỏe như uống thuốc bổ

Mắc hội chứng lạ, người phụ nữ đau đớn mỗi khi chạm tay vào nước

Chế độ dinh dưỡng tham khảo đối với người bệnh hạch nền

Hai cách chế biến trứng gây hại cho nhiều người
Có thể bạn quan tâm

Lý Hải xây nguyên một căn nhà để quay "Lật mặt 8" chân thực nhất
Hậu trường phim
10:38:01 23/04/2025
"Cha tôi, người ở lại" tập 30: Việt tức giận khi bị hạ nhục
Phim việt
10:31:49 23/04/2025
Đang đánh golf, người đàn ông bỗng hét lớn, nhân viên chạy ra chứng kiến cảnh tượng "suýt chết đứng"
Lạ vui
10:27:17 23/04/2025
7 thói quen chi tiêu tối giản sẽ giúp gia đình bạn tiết kiệm hàng triệu đồng mỗi tháng!
Sáng tạo
10:23:44 23/04/2025
Núi Chứa Chan sẽ là điểm du lịch đẳng cấp quốc tế
Du lịch
10:14:15 23/04/2025
Bạn trai có thói xấu khó bỏ, tôi sốc nặng khi bố mẹ mình đều bênh vực
Góc tâm tình
10:04:58 23/04/2025
Từ vụ Trương Mỹ Lan, trường hợp nào không kháng cáo vẫn được giảm án?
Pháp luật
10:02:26 23/04/2025
Động thái bất thường của Ukraine ở Kursk
Thế giới
10:00:29 23/04/2025
Chiếc xe điện Porsche mất giá một nửa chỉ sau hai năm
Ôtô
09:54:54 23/04/2025
Có một 'viên ngọc quý' trong gia tài phim hành động của Ben Affleck: Hành động đã mắt, hack não đỉnh cao
Phim âu mỹ
09:47:51 23/04/2025