“Tôi đâu phải ô sin!”
“Từ nay, không có cơm nước gì nữa; ai đói thì tự nấu mà ăn, có đồ sẵn trong tủ lạnh”… “Có gì ăn không em?”. 10 giờ đêm, tôi hì hụi vác về nhà túi to, túi nhỏ vừa tha ở siêu thị. Thế mà mới ló mặt vô nhà, vừa mệt, vừa đói, chẳng ai chạy ra xách đồ phụ mà cha con mỗi người một máy tính, hỏi vọng ra: “Có gì ăn không em?”, “Có gì ăn không mẹ?”. Như thế này thì có điên không chứ!
Công việc cuối năm nhiều nên chủ nhật vẫn phải làm, buổi chiều tôi đã gọi điện dặn anh ăn cơm trước, cơm canh có sẵn, cha con cứ hâm nóng lại mà ăn, đừng chờ vì xong việc mẹ còn phải đi siêu thị mua đồ ăn cho cả tuần. Vậy mà cha nạnh con, con chờ cha, cuối cùng thà nhịn đói chứ không đi dọn cơm.
Nếu như mọi ngày thì có lẽ tôi cũng lụi cụi đi hâm đồ ăn, dọn cơm rồi kêu cha con xuống ăn, nhưng lần này, tôi nhất quyết không làm. Tôi bới chén cơm ăn tạm rồi lo sắp xếp đồ đạc vô tủ lạnh. “ Xong chưa em? Sao lâu vậy?”. Có tiếng anh vọng xuống. Tôi làm thinh.
20 năm chồng vợ, anh đã quen với việc vợ nấu cơm, dọn sẵn lên bàn rồi gọi: “ Anh ơi, xuống ăn cơm“. Con trai anh học theo cha, cứ dán mắt vào máy tính, chờ mẹ gọi. Nhiều hôm có việc, dặn ăn trước nhưng về tới nhà, mạnh cha cha nhăn, mạnh con con càu nhàu “đói muốn chết!”.
Những năm đầu mới cưới, tôi thất nghiệp, anh bảo cứ ở nhà đẻ con cho anh, mọi việc có anh lo. Thấy mình rảnh rỗi, tôi vui vẻ làm mọi thứ và xem đấy cũng là một công việc như đi ra ngoài kiếm tiền. Nhưng dần dần, tôi chợt nhận ra, nếu chỉ suốt ngày giam mình trong 4 bức tường, rồi cơm nước, chợ búa, giặt đồ, lau nhà, thông cống… thì cuộc đời mình cũng tù mù như vậy. Thế là sinh xong đứa thứ hai, tôi nhất quyết đi làm.
Bỏ việc gần 5 năm, đến khi đi làm lại thì bị lục nghề, tôi lại phải bắt đầu từ con số không. Với người khác thì có lẽ không vất vả như vậy, nhưng với tôi thì “trần ai lai khổ” bởi cái chuyện đi làm là ngoài ý anh nên chẳng bao giờ anh phụ giúp bất cứ chuyện gì. Buổi tối anh đi chơi thì tôi phải gởi con về nhà nội ngoại để đi học thêm; buổi trưa chiều, anh cứ về tới nhà là có cơm canh chờ sẵn, không cần biết vợ có mấy tay, mấy chân mới có thể làm hết từng ấy việc.
Khi nghe tôi than mệt, anh hay bảo: “ Em cứ ở nhà, anh sẽ trả lương cho em gấp đôi”. Nhưng tôi nhất quyết rồi, có trả gấp năm, gấp mười tôi cũng không chịu bởi tôi muốn hòa nhập với xã hội chứ không muốn thu mình như con cuốn chiếu. Anh nghe vậy thì bực bội: “ Mặc xác em“.
Video đang HOT
Tôi thật sự thấy rất khỏe trong người vì không bị quấy rầy… (Ảnh minh họa)
Sự khinh miệt của chồng khiến tôi càng quyết tâm. Tôi chẳng nề hà chuyện lớn, chuyện nhỏ ở công ty; sếp giao việc gì tôi cũng cố hết sức để làm. Lại thêm tôi rất yêu thích công việc kế toán của mình nên làm rất chu đáo, cẩn thận… Đó chính là nguyên nhân khiến tôi cứ liên tục được đề bạt. Nhưng điều đó tôi chẳng thể chia sẻ với ai bởi anh đâu có quan tâm?
Một hôm, có người bạn cũ tới chơi, trong lúc nói chuyện, anh bạn hỏi tôi làm gì, tôi bảo làm giám đốc tài chính của công ty. Chồng tôi trợn tròn mắt khi nghe như vậy. Có thể mọi người không tin nhưng từ khi tôi đi làm, anh chưa bao giờ hỏi han công việc, tiền lương của tôi. Có lẽ, anh nghĩ, mọi thứ trong nhà đã có anh lo, tôi đi làm chỉ là để thỏa mãn ý thích “được ra ngoài xã hội” của mình.
Sau bữa đó, anh vờ như tiện thể hỏi thăm: “ Bên công ty anh khó khăn nên giảm lương nhân viên quá trời; bên em có vậy không?”. Tôi lắc đầu: “Bên em không cắt mà còn tăng thêm vì công ty đẩy mạnh bộ phận kinh doanh, mở rộng thị trường trong nước…”. Anh nghe tôi nói một cách chăm chú rồi đột ngột hỏi: “ Vậy chớ lương em giờ được mấy triệu?”. Tôi thật thà: “Tổng cộng mọi thứ, chắc được chừng 40 triệu“. Anh trố mắt: “ 40 triệu một năm hả?”. Tôi lắc đầu: “ Không, 40 triệu một tháng”.
Tôi cứ tưởng khi biết như vậy thì anh sẽ “nể nang” vợ hơn; không ngờ từ bữa đó, tôi làm cái gì anh cũng cạnh khóe, mát mẻ: “ Biết em giỏi rồi, biết em làm nhiều tiền mà…”. Tôi nghĩ, chắc là anh tự ái vì lương mình bây giờ không bằng một phần tư của vợ nên hết sức giữ ý. Việc ở công ty bù đầu bù cổ nhưng nhà cửa, cơm nước tôi không dám lơ là vì sợ anh bảo mình làm ra tiền rồi lên mặt làm phách. Tôi chỉ dám thuê người giúp việc lau nhà và ủi quần áo mỗi tối, còn tất cả chuyện khác từ đi chợ, nấu cơm, giặt quần áo và những thứ công việc không tên khác tôi đều phải tự tay làm lấy.
Anh không chia sẻ mà đương nhiên xem đấy là “thiên chức” của đàn bà. Chính vì cái “thiên chức” ấy mà mới ngoài bốn mươi, tôi đã không còn chút cảm hứng nào trong chuyện vợ chồng. Đặt lưng xuống giường, tôi chỉ muốn ngủ… ngủ…
… “ Ủa, sao em không làm cơm?”- chờ mãi không thấy vợ gọi, anh mò xuống bếp. Tôi trừng mắt: “ Có tay, có chân thì tự làm lấy mà ăn; không ai rảnh đâu mà hầu hạ“. Anh cũng trợn tròn mắt: “ Em sao vậy?”. Tôi quát lên: “Trăng sao gì! Tôi đâu phải ô sin! Từ nay, không có cơm nước gì nữa; ai đói thì tự nấu mà ăn, có đồ sẵn trong tủ lạnh”…
Anh lẳng lặng lấy thức ăn hâm lại rồi gọi con xuống ăn. Lúc đó đồng hồ đã chỉ 11 giờ đêm…
Chẳng biết anh nghĩ gì mà tối đó ôm gối ra phòng khách ngủ. Tôi thật sự thấy rất khỏe trong người vì không bị quấy rầy…
Nhưng mà cứ như vầy hoài thì liệu có ổn không?
Theo 24h
Nếu như mình gặp lại
Liệu rằng khoảnh khắc chúng ta bất ngờ gặp lại có khiến anh âu lo về sự bền vững của tình cảm hiện tại không anh?Rồi cuối cùng ngày cũng nối ngày đi qua, mùa cũng gối lên nhau mà thêu dệt ra cái gọi là nỗi nhớ. Em đứng chênh vênh ngay đoạn ngã tư ngập nắng cuối mùa, không dưng chợt nghĩ sẽ ra sao nếu mình gặp lại. Chẳng rõ những tháng ngày dắt nhau đi qua có khiến anh gợn chút nỗi niềm về em, một người xưa cũ.
Thảng hoặc, em vẫn nghĩ về anh. Trong những cơn mơ thổn thức không ngăn nổi nước mắt của chính mình. Thành ra cứ đầm đìa, ướt gối. Khổ sở vô chừng tưởng không vực dậy được. Thế mà cũng đi qua. Một sáng tỉnh giấc em hiểu rằng tất cả chỉ là chuyện cũ. Mà đã cũ, thì không lấy lại được, không cầm lại được và cũng chẳng yêu lại được nữa phải không anh?
Thảng hoặc, giữa những nụ cười và sự an ủi, khuyên nhủ của bạn bè, em vẫn nghĩ mình nợ anh một lời cảm ơn. Không phải bởi anh đã bao bọc em trong những ngày tháng ấy, mà bởi anh đã dũng cảm để rời xa em, cho em đủ dũng cảm để đối diện với nỗi đau chưa một lần nghĩ mình có thể. Đau đến thảng thốt và không nói lên lời. Chỉ nhớ có bàn tay ai đó nắm lấy, vội vàng mà ấm lắm. Chẳng phải một người, mà bởi nhiều người, bởi những người thương yêu em đó. Em nhìn họ, rưng rưng cảm động. Họ nghĩ em buồn lại nức nở thương yêu.
Đôi lúc em vẫn nhớ về anh rất nhiều (Ảnh minh họa)
Thảng hoặc, em vẫn tự cho phép mình tưởng tượng ra khung cảnh mình gặp lại nhau. Một cuộc hẹn được lên lịch từ những tính toán của riêng em, hay một cuộc hẹn ngày mình chạm trán tình cờ trên phố. Em sẽ nhìn anh trân trân, buồn phiền không giấu được, lưu luyến ngỡ đã quên hiện hình đến rõ. Thương lắm phải không anh? Nhưng có thể em cũng sẽ nhìn anh, trong một nụ cười đủ vẹn tròn để anh biết em đang vui, và hạnh phúc. Ngày chia tay, anh cũng chúc em như thế còn gì...
Thảng hoặc, em nhớ cách anh ôm xiết em từ phía sau. Nhưng lạ là chẳng thấy ấm nữa chỉ thấy tim mình đau nhói. Thành phố cả chục triệu dân mà sao chẳng có lấy một người nắm tay em bảo, có anh ở đây rồi, em đừng buồn nữa, được không? Cứ như thế, em cứ mải miết trên đại lộ cô đơn, tưởng tưởng ra cả trăm nghìn cảnh mình gặp lại, rồi mình đi bên nhau, như ngày xưa ấy.
Nhưng sự thật vẫn là sự thật. Và rằng dẫu em có muốn cảm ơn anh ngàn lần đi chăng nữa thì em vẫn phải thừa nhận rằng em ghét anh, hận anh, nhiều như cách em đã yêu anh, mà không hề được đáp trả. Liệu cái ấm ức và ích kỉ đó trong em có khiến những giấc mơ bên tình cảm mới của anh trở nên méo mó? Liệu rằng khoảnh khắc chúng ta bất ngờ gặp lại có khiến anh âu lo về sự bền vững của tình cảm hiện tại không anh?
Xin hãy cứ chôn lo âu vào trong lồng ngực mà yêu đi anh nhé. Vì cuộc đời này chẳng mấy dả dư cho những cuộc gặp tình cờ. Và thực lòng rằng cũng chỉ đôi khi em mới nghĩ, sẽ thế nào nếu mình gặp lại nhau.
Cuộc sống này dài và vui quá, người thương yêu em nhiều, và em biết mình ác quá! Đã đến lúc nghĩ đến chuyện thương yêu, đã đến lúc tỉnh một giấc mộng dài, phải không anh?
Theo Tiin
Mẹ chồng khuyên con dâu "lả lơi" với sếp Có mẹ chồng nào khuyên con dâu lả lơi với sếp không? Đã thế bà còn tỏ ra ý nhị khôn khéo bảo đảm rằng "Mẹ sẽ giúp con giữ kín với chồng. Chuyện này chỉ có 2 mẹ con mình biết". Chào Huyền, người đang khổ sở với nỗi niềm "Cả nhà chồng tai quái khiến tôi thành đứa con bất hiếu"!...