Nỗi niềm của nàng dâu trí thức
Có một “chân lý” được đúc kết (ngầm?) từ bấy lâu nay, ấy là: cho dù phụ nữ có là ai bên ngoài xã hội, dù họ có tài ba lỗi lạc, uy quyền mạnh mẽ đến đâu, giỏi kiếm tiền thế nào thì khi về nhà (chồng), họ vẫn chỉ là một cô con dâu, không hơn không kém!
“Chân lý” ấy đưa đến kết quả “mặc định” là: để phát triển bản thân, khẳng định vị trí của mình trong cuộc sống, phụ nữ ắt hẳn gặp không ít trở ngại từ phía gia đình chồng, cụ thể là những bà mẹ chồng vẫn còn nặng tư tưởng phong kiến.
Ngày chị tôi về ra mắt mẹ chồng tương lai, mẹ chồng chị không nói thẳng mà ngụ ý rằng bà không muốn có con dâu hơn hẳn con trai mình. Ý bà là chị tôi đã có bằng thạc sĩ trong khi con trai bà chỉ mới tốt nghiệp đại học. Để rồi sau đó bà ra “tối hậu thư” là sẽ từ con nếu anh cứ khăng khăng lấy chị.
Là những trí thức trẻ tự tin với kiến thức và năng lực của mình, anh chị quyết định lấy nhau dù bà mẹ chồng từ chối tổ chức lễ cưới. Sau này, cũng nhờ một tay chị thành lập và quản lý hai công ty riêng mà các con lẫn cháu của bà đều được đưa vào giữ những chức vụ quan trọng trong hai công ty ấy, trong khi anh rể tôi chỉ đóng vai trò “trợ lý” cho vợ còn ông bà đi du lịch hết nước này đến nước khác dưới sự “tài trợ” của cô con dâu hiếu để. Bà đã thay đổi hẳn cách cư xử với chị tôi, đi đâu cũng tự hào khoe con dâu tài giỏi. Có lẽ bà chẳng còn nhớ mình đã khiến cô con dâu ấy khốn khổ, lao đao đến thế nào khi ngăn cản con trai mình lấy chị.
Ảnh minh họa.
Video đang HOT
Chị Hà – hàng xóm của tôi lại gặp “khó” với mẹ chồng theo kiểu khác. Ngày đi sinh con ở bệnh viện về, chị tá hỏa khi thấy mẹ chồng (vừa ở quê lên để giúp chị trong thời gian ở cữ) chuẩn bị sẵn nào bếp than để chị hơ mình, nghệ tươi để chị thoa vừa… đẹp da vừa chống lạnh. Là một du học sinh từng sống khá lâu ở nước ngoài về, dĩ nhiên chị Hà không đồng ý nằm than, xức nghệ hay uống rượu nếp than theo ý mẹ chồng. Bà không vui khi cho rằng trước kia bà cũng làm vậy nên bây giờ đã ngoài 60 mà vẫn khỏe mạnh, không như chị chỉ cần trái gió trở trời là đau nhức mình mẩy dù mới 30. Tự tin với vốn kiến thức tích lũy từ trời Tây của mình cũng như viện dẫn ra lời khuyên của các bác sĩ về việc nằm than có hại cho trẻ sơ sinh, chị nhất quyết không làm theo ý mẹ chồng. Thế là bà giận dỗi bỏ về, bỏ mặc chị xoay sở với đứa con mới sinh trong lúc tìm người giúp việc, sau khi nhắn lại với con trai rằng tại chị học cao nên thích… cãi, khó bảo, cứng đầu…
Thanh, em tôi lại “trục trặc” với mẹ chồng trong việc dạy con. Do ở chung với bố mẹ chồng nên Thanh để con ở nhà trong lúc đi làm. Nhiều hôm thấy thằng bé mới vài tháng tuổi bò lăn lóc dưới sàn nhà, áo quần phong phanh, Thanh nhắc mẹ chồng giữ gìn vệ sinh cho cháu, ăn mặc kín đáo để tránh gió, tránh muỗi mòng. Chẳng những không nghe mà bà còn xách mé rằng Thanh “học cao, biết rộng” nên hay bắt bẻ này nọ chứ 7 đứa con bà ngày xưa đâu được chăm bẵm kỹ càng như vậy mà có đứa nào đau ốm gì đâu? Tháng nào con Thanh cũng bị ho, sổ mũi, viêm họng, toàn những bệnh liên quan đến việc giữ ấm hoặc vệ sinh cho bé mà bà cho rằng chả có gì nghiêm trọng, “con nít nào chả thế”… Thuê người giúp việc để trông cháu thì bà không chịu, không thể đưa con đi nhà trẻ vì thằng bé còn quá nhỏ, ra riêng cũng không được vì chồng Thanh là con một. Những mâu thuẫn như thế ngấm ngầm làm khổ Thanh, khiến cả hai người phụ nữ trong nhà cứ bằng mặt mà không bằng lòng.
Với chức vụ trưởng phòng kinh doanh, Mỹ – bạn học cũ của tôi phải thường xuyên vắng nhà cho những chuyến công tác lẫn gặp gỡ khách hàng, chưa kể những khóa huấn luyện để nâng cao nghiệp vụ. Thời buổi khó khăn, để đạt được doanh thu của công ty đặt ra chẳng dễ nên Mỹ phải nỗ lực để củng cố vị trí mà cô đã cố gắng bấy lâu mới đạt được. Thế nên kế hoạch có con của Mỹ cứ trì hoãn mãi dù Mỹ đã cưới được ba năm. Sốt ruột với cô con dâu suốt ngày quần áo đẹp, đi sớm về trễ, có hôm còn để con trai bà ăn cơm một mình rồi tự rửa chén hay ủi đồ, mẹ chồng Mỹ không ít lần bóng gió với con trai rằng bà cần cô con dâu chứ không cần một phụ nữ làm “sếp” trong nhà, rằng bà cưới dâu về là để lo cho gia đình chứ không phải để phục vụ thiên hạ rồi bắt con bà phải “hầu”.
Dù luôn ủng hộ chuyện thăng tiến cũng như nghề nghiệp của vợ và sẵn sàng chia sẻ gánh nặng việc nhà nhưng đôi lúc chồng Mỹ cũng bị ngả nghiêng bởi những câu nói của mẹ. Anh càng khó xử khi hiểu rằng nếu bắt vợ có con lúc này đồng nghĩa với công việc của Mỹ sẽ gặp khó khăn, yêu cầu vợ đổi việc hay nghỉ ở nhà sinh con càng là điều không thể vì Mỹ vốn năng động, cầu tiến và rất độc lập. Mỹ cứ biện hộ rằng con cái muốn có lúc nào chẳng được, còn công việc thì đâu dễ dàng gì, thôi thì cứ cố gắng tích lũy cho ổn định một thời gian rồi có con cũng chưa muộn, nhưng sự thôi thúc của mẹ chồng nhiều lúc khiến Mỹ thấy gò bó, bực bội và cuộc sống riêng tư bị can thiệp quá nhiều. Vợ chồng nhiều phen lục đục chỉ vì bà mẹ chồng cứ càm ràm khi lỡ có cô con dâu là sếp!
Thực ra, những bà mẹ chồng trí thức, có lối sống thoáng, tư tưởng hiện đại vẫn tồn tại đây đó trong xã hội nhưng số này không nhiều bởi dù họ có tiến bộ đến đâu thì tâm lý của phần đông các bà mẹ chồng đều không muốn con dâu mình là người “thống trị” trong gia đình bởi điều ấy đồng nghĩa với việc con trai họ dễ bị vợ… xỏ mũi hay phải “hầu” vợ. Nên ngay từ khâu “tuyển… dâu”, các bà mẹ chồng tuy không nói ra (để khỏi mang tiếng khó khăn, lạc hậu) nhưng họ vẫn thích những cô con dâu giản dị, bình dân hơn để họ dễ bề bảo ban, dạy dỗ từ thuở các cô “bơ vơ mới về”.
Thiết nghĩ những nữ trí thức càng nhún nhường, khiêm tốn và khép mình bao nhiêu thì càng dễ sống (trong nhà chồng) bấy nhiêu. Xã hội đã hiện đại, tiến bộ hơn rất nhiều nhưng bài học ấy ắt hẳn chẳng bao giờ xưa cũ! Vả lại, một phụ nữ trí thức, thông minh hẳn sẽ có và biết cách để hoá giải những trở ngại trong cuộc sống gia đình nói chung, với nhà chồng nói riêng một cách khéo léo, thông minh.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Nỗi niềm gái xấu nơi công sở
Nhìn cô gái vừa thấp vừa mập, răng hô, mặc bộ quần áo tuềnh toàng, đi giày thể thao, An và cậu trợ lý không khỏi thất vọng. Sếp của cô vẫn thường bảo: "Không thông minh thì có thể đào tạo, nhưng chân ngắn thì khó kéo dài lắm."
Không may mắn sở hữu một gương mặt đẹp mà lỡ mang tiếng "cá sấu", nhiều chị em không khỏi tự ti về dung nhan kém sắc của mình. Ở chốn công sở, cánh đàn ông thường xuyên diễn trò thiên vị gái đẹp, "vùi dập" gái xấu, khiến các cô gái có nhan sắc bình thường đôi lúc càng tủi thân hơn.
Giáng My là nhân viên phòng kinh doanh, công ty quảng cáo trên đường Láng. Dù mới làm được một thời gian nhưng cô đã tỏ ra khá thành thạo và được việc. Tuy nhiên, với nhan sắc chỉ xếp hạng tầm tầm, nếu không phải nói là hơi thô, cô luôn thấy tự ti trong công ty vốn lắm chân dài.
Đáng lý là nhân viên kinh doanh, cô thường xuyên phải tiếp xúc với các đối tượng làm ăn. Song vì không xinh xắn, chân lại không dài nên cô bị sếp "giật " mất quyền ấy, giao cho một đồng nghiệp khác có lợi thế vẻ bề ngoài hơn. Cô chỉ đóng vai trò một người hỗ trợ, phụ họa giật giây, lo phần hậu cho "cô búp bê" đó thao thao bất tuyệt về "đứa con tinh thần" mà cô vắt óc làm ra trước mặt khách hàng. Mấy lần đi ăn cùng cô bạn đồng nghiệp, trong khi bạn thì được "dọn chỗ sẵn", còn mình may lắm chỉ nhận được cái gật đầu chiếu lệ từ các anh ở cơ quan mà My không khỏi tủi thân. Thành ra, chẳng được bao lâu cô nộp xin nghỉ việc vì "sợ cái môi trường toàn trai xinh, gái đẹp này quá".
Cùng chung cảnh ngộ "hẩm hiu" như Giáng My còn có Hải Linh (kế toán của công ty xây dựng ở Long Biên). Lần ấy, Linh vào phòng, trên tay khệ nệ đống tài liệu cao quá đầu, thế mà cả phòng gần chục người, phần lớn là mày râu vẫn tỉnh bơ ngồi tán gẫu với nhau. Theo sau Linh là cô thư kí, chỉ cầm có túi đồ nhẹ bẫng song vừa bước vào cửa đã được các cậu chàng lao ra "để anh đỡ hộ". Trong một lần nói chuyện với đám đồng nghiệp, cô nhắc lại chuyện đó thì một anh nửa đùa nửa thật luôn: "Vốn không xinh thì đừng mong được các anh ga lăng. Cứ bằng được em ý đi đã!", khiến cô vừa tức giận lại vừa tủi thân. Sau hôm ấy, Linh quyết tâm giảm béo, đi niềng răng và đầu tư sắm sửa mấy bộ cánh cho hợp mốt. Nửa năm sau, ai gặp Linh cũng bảo "vịt sắp hoá thiên nga", chỉ có Linh biết rõ lý do cay đắng nào khiến cô quyết tâm thay đổi như vậy.
Khi đọc tâm sự của một thành viên cũng bị gắn mác "cá sấu" trên một diễn đàn phụ nữ, nhiều người đã vừa buồn cười, vừa không khỏi thương cảm cho số phận "hẩm hiu" này:"Hai đứa, mình và Y là bạn cùng phòng, cùng là lính mới vừa "nhập khẩu" vào công ty. Y cao ráo, khá xinh xắn lại ăn nói có duyên nên các anh cùng cơ quan hôm đầu cứ gọi là "say như điếu đổ.
Ngay ngày đi làm đầu tiên, trời bất ngờ đổ mưa tầm tã, hai đứa cứ loay hoay ở bãi đỗ xe. Nhà thì xa, lại là "ma mới" chưa quen đường, lo lắng không biết kiếm đâu ra áo mưa đi về, còn cứ thế mà về thì kiểu gì cũng lên cơn sốt. Đứng được một tí thì đã thấy có "anh hùng rơm" xuất hiện mang cho Y chiếc áo mưa mới tinh. Còn mình đứng cách đó có một hàng xe nhưng chẳng ai thèm đoái hoài tới. Đã thế, mấy ông còn ngoái cổ lại hỏi em giọng tỉnh bơ: H vẫn chưa về hả em?. Không biết hôm đó các anh ấy tiếc gì một chiếc áo mưa cho một nữ đồng nghiệp chẳng xinh như mình? Mãi sau này làm việc cùng nhau, quen thân nhắc lại mấy ông ấy mới xuề xòa xin lỗi bảo "đứa nào lúc đầu chả dại gái như thế"."
Phải công nhận rằng với một số công ty tuyển nhân viên, ngoài trình độ và kinh nghiệm thì việc "soi" mặt mũi, dáng người là khá quan trọng. Điển hình như các công ty du lịch, quảng cáo, bộ phận gặp khách hàng hay marketing..., là những mảng cần phải thể hiện bộ mặt của công ty nên gái xấu thường ít có cơ hội chen chân. Như An (Phó giám đốc công ty du lịch H.K) vẫn còn thấy tiếc khi kể lại trường hợp một bạn ứng viên đến dự tuyển vào công ty bị đánh trượt vì... xấu. Nhìn cô gái vừa thấp vừa mập, răng hô, mặc bộ quần áo tuềnh toàng, đi giày thể thao, An và cậu trợ lý không khỏi thất vọng. Sếp của cô vẫn thường bảo: "Không thông minh thì có thể đào tạo, nhưng chân ngắn thì khó kéo dài lắm."
Cho nên, dù tiếc bộ hồ sơ "đẹp long lanh" với tấm bằng loại giỏi nhưng do đặc thù công việc của công ty cô vẫn phải từ chối với cô gái kém may mắn này. Đến giờ nhắc lại cô vẫn ao ước: "Giá như bạn ấy xinh hơn một tý."
Người ta vẫn thường nói rằng sắc đẹp chỉ là bề nổi, vẻ đẹp tâm hồn mới là vĩnh cửu. Nhưng áp dụng vào trường hợp của Linh, của Giáng My hay bạn gái đến xin việc ở công ty của Như An nói trên thì xem ra câu nói đó hình như chưa "linh nghiệm". Và nhiều chị em lỡ mang tiếng xấu ở công sở, vẫn không khỏi chạnh lòng khi vô tình bị ai đó đặt nhan sắc lên bàn cân để so sánh.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Chồng tôi cặp gái "sồn sồn" Tôi đau đớn khi hay tin anh cặp bồ và chung sống với một bà "sồn sồn" ở tỉnh. Em viết cho chị lá thư này giữa lúc viết lá đơn ly hôn dang dở. Đang miên man với bao nỗi niềm, em chợt khựng lại và nghĩ, không lẽ không còn cách nào cữu vãn sao? Bởi em đã từng có một...