Chồng tôi cặp gái “sồn sồn”
Tôi đau đớn khi hay tin anh cặp bồ và chung sống với một bà “ sồn sồn” ở tỉnh.
Em viết cho chị lá thư này giữa lúc viết lá đơn ly hôn dang dở. Đang miên man với bao nỗi niềm, em chợt khựng lại và nghĩ, không lẽ không còn cách nào cữu vãn sao? Bởi em đã từng có một gia đình rất hạnh phúc, có một người chồng rất mực yêu thương vợ con.
Khi sinh đứa con thứ hai, chồng em nói em đừng đi làm vội, ở nhà chăm con thêm một thời gian nữa. Vì thế, em đã xin nghỉ làm. Không lâu sau đó, chồng em gặp khó khăn trong công việc. Anh vốn là trưởng phòng kinh doanh của một công ty kinh doanh hàng điện tử. Anh đã bị sa thải vì buôn bán giảm sút với một khoản nợ phải gánh không nhỏ. Vừa thất nghiệp vừa xoay xở để trả nợ khiến anh khốn đốn, anh thường xuyên đi nhậu để giải tỏa bức xúc. Những cáu gắt bực bội không biết trút vào đâu nên đổ vào vợ con.
Sau cùng anh bảo, ở Sài Gòn khó làm ăn quá nên đi các tỉnh vậy. Thế là anh đi rảo hết tỉnh này tỉnh nọ để tìm kiếm cơ hội nhưng do mới thâm nhập thị trường, việc kinh doanh cũng không thuận lợi mấy. Em nói với chồng, chi phí gia đình tăng lên mà anh đưa tiền cho em ít đi, không đủ trang trải. Anh ấy cáu lên, không lẽ anh phải lo hết toàn bộ chi phí gia đình hay sao? Em đành phải vay mượn của cha mẹ, anh chị em. Vay mãi cũng không ổn, em bèn gửi con đi nhà trẻ để đi làm. Thế nhưng tìm mãi không được một chỗ làm. Em đành làm việc thu ngân bán thời gian với mức lương ít ỏi. Sự xa cách và sự túng thiếu, sự mệt mỏi trong việc chăm sóc con khiến em luôn căng thẳng. Em quay cuồng trong mớ suy nghĩ hỗn độn…
Chồng em đi làm xa nhà ngày càng nhiều hơn. Rồi em tìm được một việc làm khác, thu nhập khá hơn. Nhưng em chưa kịp vui mừng thì hay tin anh cặp kè với một bà “sồn sồn” giàu có ở tỉnh. Với tiếng “ chị chị em em“, lại cùng làm ăn nên họ rất thoải mái đi lại với nhau.
Video đang HOT
Liệu em có cứu vãn được cuộc hôn nhân này không? (Ảnh minh họa)
Thế nhưng một hôm, đứa em họ của anh mới đi làm chung với anh nói, nó nhìn thấy họ ôm hôn nhau trong quán karaoke, rất ngứa mắt. Em khăn gói đến tận nơi, anh nói anh không muốn sống ở Sài Gòn nữa, anh thích sống ở đây hơn. Hỏi về quan hệ của anh với bà ta, anh nói, anh lỡ mang ơn người ta rồi, hay là em cho người ta làm “bé”? Em thật sự sụp đổ, không ngờ anh lại trơ trẽn như vậy.
Em đã bỏ về Sài Gòn trong uất ức với ý định ly hôn. Thế nhưng giờ đây viết lá thứ cho chị, em lại cầu mong có cách nào đó để cứu vãn. Em có thể cứu vãn được không chị?
Thanh Mai (Hóc Môn, TP.HCM)
Thanh Mai thân mến!
Có một điều mà rất nhiều người thừa nhận đó là kinh tế khó khăn rất dễ khiến gia đình mất hạnh phúc.
Những cơn sóng lớn ập đến chính là những thử thách để đo được bản lĩnh của con người và sự vững chắc của gia đình đến đâu. Trong lúc này, nếu cả hai để cho áp lực tài chính nhấn chìm thì sẽ rất dễ bị chia rẽ. Chúng ta nên thông cảm cho người bạn đời của mình, cảm thông nỗi vất vả của người ấy trong cuộc mưu sinh và động viên tinh thần để tiếp thêm sức mạnh cho nhau. Nếu biết thu xếp, hạn chế những chi tiêu không cần thiết, tranh thủ kiếm thêm thu nhập từ nhiều nguồn, chúng ta có thể vượt qua giai đoạn khủng hoảng, từ từ ổn định cuộc sống trở lại.
Là người đàn ông trong gia đình, chồng của em đã vất vả đi làm ăn xa, chứng tỏ anh ấy cũng cố gắng kiếm tiền lo cho vợ con. Có lẽ anh ấy đã không đủ kiên nhẫn kiếm tiền một cách đàng hoàng, phải nhờ một người đàn bà giàu có để nhanh chóng trả nợ. Một bước sa chân, bây giờ lại vướng vào lưới tình với bà ta mà phản bội vợ.
Ngay lúc này, em hãy thật bình tĩnh để tìm hiểu rõ được bản chất của sự việc. Có phải anh ta chỉ lợi dụng bà ta vì tiền? Nếu thế, em hãy lựa lời mà nói với anh ấy rằng, anh đừng vì tiền mà đánh đổi hạnh phúc của mình. Giàu sang đó rồi nghèo khó đó. Liệu khi nghèo khó, anh có giữ được quan hệ với bà ta? Giống như anh đã muốn từ bỏ vợ con chỉ vì nghèo khó?
Hãy cho anh ấy hiểu rằng, nếu anh ấy có sai lầm, anh ấy vẫn có cơ hội để quay về, bởi gia đình là nơi yêu thương vô bờ bến, vẫn mong đón anh ấy quay về.
Anh ấy đã bỏ quên trách nhiệm mà em lại bỏ mặc, thì tan vỡ là điều không thể tránh khỏi.
Giông bão đến, rồi giông bão tan. Sau giông bão, là khoảng lặng mênh mông, bởi có thể chúng ta có thể bị thương và mất mát. Nhưng còn tình yêu, chúng ta có thể làm lại từ đầu. Chúc em có thể vượt qua được giai đoạn khó khăn này!
Theo Bưu Điện Việt Nam
Nỗi niềm cho chồng đi "gieo giống"
- Đẻ thuê mới nghe như chuyện lạ lùng khó tin nhưng khoảng chục năm gần đây đã không còn là chuyện lạ.
Số những cặp vợ chồng hiếm muộn muốn có một đứa con mang dòng máu của mình đã tìm đến giải pháp này ngày một nhiều và có "cầu" tất có "cung", những phụ nữ trẻ chấp nhận đẻ thuê cho người khác cũng ngày càng nhiều. Có người đẻ thuê nhiều lần, coi đó như một nghề kiếm sống.
Chỉ cần bỏ ra khoảng 15 - 20 triệu đồng, người có nhu cầu sẽ có một đứa con mang dòng máu của mình.
Theo cô Nguyễn Thị Mười, một cô gái khoảng 26 tuổi, đã 2 lần đẻ thuê, thì khách hàng "nhờ" cô là những người đàn ông quá lứa, không có ý định lấy vợ nhưng muốn có một đứa con thật sự là của mình.
Họ chỉ cần chọn lấy một phụ nữ vừa mắt và thỏa thuận giá cả. Trước tiên, khách sẽ đưa người đó đi khám sức khỏe, đặt trước khoảng 8 triệu đồng rồi chọn thời điểm có khả năng thụ thai cao để "thực hiện hợp đồng".
Số tiền còn lại sẽ trả nốt khi đứa trẻ ra đời. Thứ hai là những cặp vợ chồng hiếm muộn không muốn xin con người khác về nuôi mà muốn thuê người đẻ hộ chính con mình.
Như trường hợp vợ chồng anh Kha ở đường Láng là một ví dụ. Khi người chồng đi xét nghiệm tinh trùng, bác sĩ cho biết là bình thường, có khả năng sinh đẻ. Nhưng người vợ vô sinh mà không xác định được nguyên nhân để tìm cách chữa chạy.
Chỉ cần bỏ ra khoảng 15 - 20 triệu đồng, người có nhu cầu sẽ có một đứa con mang dòng máu của mình. (ảnh minh họa)
Do 2 người đã chung sống với nhau đến hơn chục năm, tính tình hòa hợp, gắn bó nghĩa tình, không muốn chỉ vì không có con mà phải chia lìa nên bàn nhau tìm đến dịch vụ đẻ thuê.
Họ cùng đưa nhau đi tìm người đẻ mướn. Qua một người môi giới, họ tiếp xúc được một cô gái trẻ chấp nhận đẻ thuê với giá 19 triệu đồng. Họ đưa cô gái về sống ở tầng trệt ngôi nhà 3 tầng của mình giống như thuê một người giúp việc.
Sau một số lần gần gũi, cô gái mang thai và một năm sau, vợ chồng anh Kha đã mừng rỡ đón nhận đứa con gái ra đời. Chỉ nửa tháng sau khi sinh con, hợp đồng coi như đã hoàn thành, cô gái đẻ thuê lại lên đường và có thể lại tiếp tục một hợp đồng khác.
Kể lại quá trình từ lúc thuê người đẻ hộ đến lúc đứa con ra đời và người mẹ khăn gói đi, tưởng như một việc làm đơn giản, tiền trao cháo múc nhưng thực ra trong quá trình ấy diễn ra bao nhiêu nỗi lòng thổn thức, xót xa mà người ngoài cuộc khó lòng hiểu hết.
Trước hết là nỗi đau của người vợ phải nhắm mắt gật đầu cho người chồng ăn nằm với người khác.
Vợ chồng càng yêu thương, gắn bó với nhau bao nhiêu thì nỗi đau càng day dứt bấy nhiêu. Cảnh chồng ôm ấp truy hoan với người con gái xa lạ, trẻ đẹp hơn mình dù có cố quên đi cũng không thể nào quên được. Những đêm cho chồng đi "gieo giống", chị Kha không sao chợp mắt được.
Hết nằm xuống lại ngồi dậy, đi ra đi vào. Còn anh Kha cố giữ nét mặt bình thản cứ như vừa làm xong một việc chẳng có gì thích thú nhưng không dám nhìn thẳng vào mặt vợ.
Những ngày chờ đợi cô gái kia báo đã có thai là những ngày đau đớn nhất trong đời người đàn bà hiếm muộn. Hạnh phúc chưa thấy đâu chỉ thấy như có ai chia sẻ mất chồng mình, người phụ nữ ngậm ngùi nuốt nước mắt vào trong.
Nhân vật thứ 3 đau đớn nữa là người đẻ thuê, vì khi cái thai, khúc ruột của mình cứ dần lớn lên trong bụng nhưng lại nghĩ đó không phải con mình. Cho dẫu gia chủ cố tình bồi dưỡng cơm dẻo canh ngọt, lại thêm các thức ăn bổ béo để đứa trẻ sinh ra khỏe mạnh mà người đẻ thuê vẫn nghẹn ngào không sao nuốt nổi miếng cơm.
Vợ chồng anh Phong, ở quận Hai Bà Trưng (Hà Nội), bán đồ điện tử. Vợ anh Phong không thể sinh con nên anh chị vừa kết thúc "hợp đồng" với một cô gái đẻ thuê. Cô gái này sinh cho anh Phong một đứa con trai bụ bẫm.
Anh Phong cho biết: " Để có được một đứa con, vợ chồng tôi phải tin tưởng nhau, bởi việc tìm con thông qua đẻ thuê với người khác chỉ là chuyện chẳng đừng. Vì thế, không được dính dáng, lằng nhằng với người đẻ thuê. Nếu không sẽ trở thành tai họa".
Có người vợ tiết lộ nỗi lo lắng của mình, vì nghe người ta kể có trường hợp sau khi thực hiện hợp đồng xong, thay vì ôm con về và cắt đứt mọi mối quan hệ, người thuê lại quay ra "nghiện" cô gái đẻ thuê.
Vậy là hạnh phúc gia đình bỗng nhiên tan vỡ, vợ chồng mỗi người một ngả, chả khác gì dại dột đem chồng "nộp" cho người khác.
Việc tìm được người đẻ thuê cho phù hợp và thực sự "sòng phẳng" là rất khó. Đó phải là một phụ nữ sạch sẽ, không mắc bệnh truyền nhiễm, có chút nhan sắc thì con mới xinh nhưng liệu cô ta có phá "hợp đồng", đeo bám, kiếm cớ gặp con hay không, thì không ai dám chắc.
Có khi đứa trẻ sinh ra không đúng con trai nên bị "đối tác" hủy "hợp đồng", cao chạy xa bay, khiến cô gái đó phải đi giải quyết hậu quả ngoài mong muốn ở bệnh viện.
(ảnh minh họa)
Một trường hợp, vì quá thương đứa trẻ do mình đứt ruột đẻ ra, người đẻ thuê đã tìm bằng được địa chỉ của khách để hoàn trả lại tiền và đòi lại con, khiến vợ chồng nọ khốn đốn, phải bí mật bán nhà, dọn đi chỗ khác ở mới tránh được sự săn đuổi.
Trong khi đó, về phía những "cỗ máy đẻ" chuyên nghiệp lại than thở: " Kiếm được đồng tiền từ việc đẻ thuê không phải dễ".
Có khi đứa trẻ sinh ra không đúng con trai nên bị "đối tác" hủy "hợp đồng", cao chạy xa bay, khiến cô gái đó phải đi giải quyết hậu quả ngoài mong muốn ở bệnh viện.
Chị Phương, một "cỗ máy" từng đẻ thuê đến 4 đứa con trong vòng 7 năm, tâm sự: " Đứa con mình đẻ đầu tiên, khi trao nó cho người ta mình thương lắm. Nhưng khi đã thật sự sống bằng nghề này, thì tình mẫu tử dường như đã thui chột".
Một vị luật sư trong Đoàn Luật sư Hà Nội nói:
" Chẳng có luật pháp nào thừa nhận việc mua bán tội lỗi này là một nghề. Luật pháp chúng ta hiện nay chưa quy định cụ thể nhưng theo tôi, đây là điều vi phạm nghiêm trọng đạo đức xã hội.
Và điều này là rất nguy hiểm, bởi một người đẻ thuê sẽ sản sinh ra nhiều đứa con khác nhau, sau đó mẹ chúng lại biệt tích, những đứa con cùng mẹ này lớn lên, lỡ chúng lấy nhau thì sao?
Chưa kể việc làm giấy khai sinh cho những đứa con đẻ thuê này, thực tế hiện nay đều khai không đúng sự thực".
Quả là còn nhiều vấn đề xung quanh việc đẻ thuê mà xã hội không thể quan tâm giải quyết.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Nỗi niềm phụ nữ nuôi con một mình 24 tuổi, cầm trên tay tờ giấy ly hôn, tôi thấy cuộc sống của mình cay đắng quá! Sau những dòng tâm sự qua bài viết "Được thăng chức, chồng bỏ vợ theo bồ" tôi đã nhận được rất nhiều những lời động viên, những sự chia sẻ từ độc giả. Những người mà có thể ở rất gần hay cách xa tôi...