Tội danh nào sẽ không còn án tử hình?
Với 9 tội danh được đề nghị “xóa” tử hình được đưa ra bởi một nhóm chuyên gia mới đây đã gây nhiều tranh cãi trong chính những người làm công tác pháp luật và cả sự quan tâm đặc biệt từ dư luận xã hội.
22 tội, vẫn còn nhiều
Tại hội thảo nghiên cứu hoàn thiện Bộ luật Hình sự (BLHS) do Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) và Bộ Tư pháp tổ chức mới đây, phần lớn các ý kiến đều đồng tình với chủ trương dần thu hẹp phạm vi áp dụng hình phạt tử hình. Trong lịch sử tố tụng, chủ trương này cũng có nhiều thay đổi theo thời gian.
Năm 1985 có 29 điều luật có quy định khung hình phạt cao nhất là tử hình (chiếm gần 15%). Qua 4 lần sửa đổi, bổ sung thì số lượng các điều luật có quy định khung hình phạt cao nhất là tử hình đã lên tới 44 điều (chiếm 20,5%), trong đó có 7 điều luật quy định các tội phạm về ma túy có khung hình phạt cao nhất là tử hình. Tuy nhiên đến BLHS 1999, sau khi sửa đổi, bổ sung cơ bản toàn diện BLHS 1985 thì số lượng này lại trở về con số ban đầu là 29 điều. Và trong lần sửa đổi gần đây nhất (2009), chỉ còn quy định 22/272 điều về các tội phạm có quy định khung hình phạt cao nhất là tử hình (khoảng 8%), giảm khoảng 3% so với BLHS năm 1999.
Thực tiễn thi hành BLHS cho thấy, mặc dù hình phạt tử hình được quy định áp dụng đối với 22 tội danh với 23 cấu thành tội phạm nhưng trên thực tế các tòa án chủ yếu áp dụng đối với một số trường hợp phạm tội giết người (như giết người chiếm đoạt tài sản; giết người có tính chất côn đồ, tái phạm nguy hiểm, thực hiện tội phạm đến cùng…) và tội tàng trữ, vận chuyên, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy (chủ yếu các đối tượng mua bán, tàng trữ với số lượng ma túy lớn, hoạt động có tổ chức).
Tuy vậy, theo đánh giá của Nhóm chuyên gia nghiên cứu hoàn thiện hệ thống chế tài hình sự hiện hành, tập trung vào thu hẹp phạm vi áp dụng hình phạt tử hình thì tỷ lệ trên 8% các điều luật của BLHS hiện hành có quy định hình phạt tử hình là vẫn còn khá cao. Thời gian tới cần tiếp tục thu hẹp phạm vi theo hướng chỉ áp dụng hình phạt tử hình đối với một số ít trường hợp phạm một số loại tội đặc biệt nghiêm trọng.
Theo Nhóm chuyên gia, hình phạt tử hình chỉ nên áp dụng đối với một số trường hợp phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc 3 nhóm tội: một là, các tội xâm hại hoặc đe dọa xâm hại sự tồn vong của Nhà nước, của chế độ; hai là, các tội xâm hại tính mạng con người, đe dọa nghiêm trọng sự phát triển của giống nòi; ba là, các tội xâm hại an ninh và hòa bình thế giới.
Theo đó, nhóm này đề xuất bỏ hình phạt tử hình đối với 9 tội, đó là: hiếp dâm trẻ em; cướp tài sản; sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh; tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma túy; phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia; tham ô tài sản; nhận hối lộ; chống mệnh lệnh và tội đầu hàng địch. Như vậy với đề xuất này thì BLHS chỉ còn lại 13 tội danh tiếp tục duy trì hình phạt tử hình.
Video đang HOT
Bỏ tử hình tội hiếp dâm trẻ em?
Theo lập luận của Nhóm chuyên gia, mục đích chính của kẻ phạm tội “hiếp dâm trẻ em” là thực hiện hành vi giao cấu, xâm hại tình dục trẻ em chứ không mong muốn làm nạn nhân chết. Việc nạn nhân chết nằm ngoài ý định của kẻ phạm tội.
Hơn nữa, nghiên cứu chính sách hình sự đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (là một trong những tội xâm phạm sức khỏe nghiêm trọng nhất) cũng chỉ quy định khung hình phạt cao nhất là tù chung thân, thậm chí trong cả trường hợp dẫn đến chết nhiều người, kể cả trẻ em.
Vì vậy, bỏ hình phạt tử hình với tội hiếp dâm trẻ em thể hiện sự nhất quán trong chính sách xử lý đối với các tội xâm phạm sức khỏe, danh dự, nhân phẩm con người, phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội mà vẫn đảm bảo yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm.
Còn trong trường hợp hiếp dâm mà cố ý làm nạn nhân chết hoặc vừa có hành vi hiếp dâm, vừa có hành vi giết người thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự đồng thời về 2 tội: giết người và hiếp dâm, trong đó có thể áp dụng hình phạt cao nhất là tử hình.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến chưa đồng thuận với đề xuất này. Ông Lê Trung Kiên (Khoa Luật, Học viện Cảnh sát) dứt khoát: “Không thể bỏ hình phạt tử hình đối với tội hiếp dâm trẻ em! Cứ hỏi bất kỳ bậc cha mẹ nào thì sẽ rõ, tuy không làm chết người nhưng hậu quả tổn thương thể chất, tinh thần cho trẻ em là rất lớn, nó ảnh hưởng đến trẻ trong suốt cuộc đời”.
Còn Thẩm phán Lê Xuân Sơn (TAND tỉnh Lạng Sơn) cũng cho rằng trong bối cảnh hiện nay thì đề xuất này không thuyết phục. Thực tế ở Lạng Sơn có nhiều vụ hiếp dâm tàn bạo, gây bức xúc trong dư luận, nên không thể bỏ hình phạt tử hình.
Dù bỏ tử hình là chủ trương nhân đạo, phù hợp với xu hướng thế giới và tiến trình cải cách tư pháp ở Việt Nam, tuy nhiên, các nhà làm luật lưu ý việc bỏ tử hình đối với loại tội phạm nào thì cần phải cân nhắc hết sức thận trọng trên cơ sở khoa học và thực tiễn, đảm bảo chính sách nhất quán trong pháp luật hình sự cũng như đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong giai đoạn hiện nay.
PGS.TS Trần Văn Độ: Đóng sập cánh cửa hoàn lương không có ý nghĩa phòng ngừa tích cực Có lẽ đã đến lúc cần xem lại quan điểm coi trừng trị là mục đích đầu tiên, cao nhất của hình phạt và từ đó là tác dụng răn đe của hình phạt. Quan điểm này cho rằng hình phạt càng nghiêm khắc (theo quy định hiện hành, nặng nhất là hình phạt tử hình) thì tính răn đe càng cao và hiệu quả phòng, chống tội phạm càng cao. Quan điểm này dẫn đến khốc liệt hóa hệ thống hình phạt cũng như áp dụng hình phạt trên thực tế. Thực tiễn nhiều năm qua cho thấy, hình phạt nghiêm khắc thái quá chưa bao giờ có tác dụng tích cực trong đấu tranh phòng, chống tội phạm. Không ngẫu nhiên mà Nghị quyết số 49-NQ/TW đã khẳng định tính hướng thiện của hình phạt; giảm hình phạt tù, tăng cường các hình phạt nhẹ hơn phạt tù; hạn chế áp dụng hình phạt tử hình… như là một định hướng quan trọng của đổi mới tư duy về chính sách hình sự trong cải cách tư pháp ở nước ta. Chúng tôi cho rằng, mục đích của hình phạt phải là giáo dục con người lầm lỗi trở thành người có ích cho xã hội. Giam hãm con người trong nỗi sợ hãi, thậm chí đóng sập cánh cửa cho việc hoàn lương đối với người phạm tội… đều không thể có ý nghĩa phòng ngừa tích cực.
Theo Nga Minh
Pháp luật Việt Nam
Đình chỉ siết nợ kho cà phê cầm cố cho 7 ngân hàng
Cho rằng quyết định của TAND Q.4 về việc công nhận cho Ngân hàng Phương Đông siết nợ kho cà phê của Công ty TNHH Trường Ngân đang cầm cố cho nhiều ngân hàng khác là vi phạm tố tụng nên Viện KSND TP.HCM đã kháng nghị giám đốc thẩm đối với quyết định này.
Việc cưỡng chế kho cà phê của công ty Trường Ngân cho ngân hàng Phương Đông tạm thời bị gián đoạn
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA: [VIDEO] 'Nhập nhằng' khối lượng tịnh hàng đông lạnhCon cá tra gian nan đường xuất ngoạiNgân hàng, trước khi lên sàn phải "sạch"Nhật Bản giữ nguyên chương trình bơm tiền kỷ lục cho nền kinh tế
Theo Viện KSND TP.HCM, quyết định của TAND Q.4 xác định số cà phê của Công ty TNHH Trường Ngân (Công ty Trường Ngân; trụ sở: Đường Nguyễn Thị Chạy, khu phố Chiêu Liêu, phường Tân Đông Hiệp, thị xã Dĩ An, Bình Dương) cầm cố vay vốn của OCB có vị trí từ trục số 5 đến số 11 (tương đương khoang số 2) trong kho này. Trong khi đó, trong hợp đồng tín dụng của một số ngân hàng còn lại (gồm Vietinbank, Techcombank, Maritimebank) cũng xác định số cà phê cầm cố của Trường Ngân với các ngân hàng này trùng lặp với khoang số 2.
Vì vậy, Viện KSND TP.HCM cho rằng việc TAND Q.4 công nhận thỏa thuận của OCB và Trường Ngân mà không triệu tập các ngân hàng trên với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, ảnh hưởng tới quyền lợi hợp pháp của các ngân hàng còn lại.
Bên cạnh đó, Viện KSND TP.HCM cũng tạm đình chỉ việc thi hành án liên quan đến quyết định trên, như vậy việc Chi cục Thi hành án dân sự thị xã Dĩ An tiến hành cưỡng chế kho hàng của Công ty Trường Ngân từ ngày 3/12 để thu hồi nợ cho OCB sẽ tạm thời dừng lại.
Đối với Công ty Trường Ngân, Viện KSND TP.HCM cho rằng từ ngày 29/5 (thời điểm các ngân hàng có cuộc họp chung - PV), cả Công ty Trường Ngân và OCB đã biết có sự tranh chấp giữa các ngân hàng về sự chồng lấn hàng hóa thế chấp nhưng Trường Ngân vẫn không có ý kiến phản đối khi TAND Q.4 tiến hành hòa giải là thể hiện có hành vi "Gian dối, trái đạo đức và vi phạm Bộ luật hình sự". Từ những lập luận trên, Viện KSND TP.HCM tuyên hủy quyết định của TAND Q.4 và trả hồ sơ cho đơn vị này để giải quyết lại vụ án.
Trước đó, Chi cục thi hành án thị xã Dĩ An đã tổ chức việc cưỡng chế đối với Công ty Trường Ngân, đây là việc cưỡng chế hơn 3.000 tấn cà phê hạt ở trong kho của Công ty Trường Ngân làm tài sản thế chấp cho ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB). Căn cứ quyết định của TAND Quận 4 (TPHCM) công nhận sự thỏa thuận giữa OCB và Công ty Trường Ngân: Các bên thống nhất xác định số tiền mà Trường Ngân còn nợ OCB là hơn 4,4 triệu USD. Trước đó, để đảm bảo khoản vay theo Hợp đồng tín dụng, Công ty Trường Ngân cầm cố cho OCB tài sản là khối lượng 3.360 tấn cà phê xô, đủ điều kiện xuất khẩu.
Một lượng lớn hàng trong kho của công ty Trường Ngân là vỏ cà phê, tạp chất
Đến hẹn trả nợ nhưng Công ty Trường Ngân vẫn không thực hiện đúng như hợp đồng đã ký kết và Công ty này không còn khả năng trả nợ nên Ngân hàng OCB đã làm đơn yêu cầu thi hành án, phát mãi số tài sản nêu trên để thu hồi nợ. Và ngày 3/12, Chi cục thi hành án thị xã Dĩ An đã tổ chức cưỡng chế để thu hồi số tài sản nêu trên.
Điều đáng nói, công tác kiểm kê của lực lượng chức năng cho thấy, trong kho cà phê của Công ty Trường Ngân chỉ có 1.500 tấn hàng. Trong đó, 700 tấn là cà phê, số còn lại chỉ la vỏ và rác, tạp chất không có giá trị về kinh tế. Như vậy khối lượng này không trùng khớp với 3.360 tấn mà Công ty Trường Ngân đã cầm cố cho các ngân hàng trong hợp đồng tín dụng để vay số tiền hơn 600 tỷ đồng.
Trung Kiên
Theo Dantri
Bắt 2 đối tượng lừa đảo người lao động sang Angola Sáng 19/12, Phòng PC46 (công an Hà Tĩnh) vừa tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 2 đối tượng về hành vi "lừa đảo, chiếm đoạt tài sản". Theo thông tin mới nhận từ Thượng tá Phạm Văn An - trưởng phòng Cảnh sát Kinh tế (PC 46- CA Hà Tĩnh) cho biết: khoảng...