Tôi đã từ bỏ việc dùng kem dưỡng da sau khi làn da “biểu tình” thấy rõ
Thay vì kem dưỡng ẩm thì gel dưỡng ẩm là sự lựa chọn hoàn hảo với người có làn da dầu, dễ nổi mụn như tôi.
Tôi vốn có làn da dầu, vì vậy việc chăm sóc da của tôi cần ưu tiên cho mục tiêu cấp ẩm vừa phải, dưỡng ẩm mà không gây bí da. Trước đây, tôi vẫn thường dùng các loại kem dưỡng da để dưỡng ẩm cho da. Tuy nhiên, sau một thời gian, da của tôi đã bắt đầu “biểu tình” và gặp phải một số vấn đề.
Thứ nhất, khi dùng kem dưỡng da, kem thường lâu thấm và để lại một lớp nhờn dính trên da. Điều này khiến tôi cảm thấy khó chịu, không thoải mái. Tôi cảm giác như da mình bí bách, không được thông thoáng. Ngoài ra, kem dưỡng để lại lớp nhờn dính cũng ảnh hưởng không tốt đến việc trang điểm sau đó. Lớp kem dưỡng khiến lớp nền trang điểm khó bám vào da tự nhiên.
Bên cạnh đó, da của tôi cũng bắt đầu nổi mụn nhiều hơn khi dùng kem dưỡng. Tôi nghĩ có thể do thành phần trong kem dưỡng không phù hợp với làn da dầu và dễ nổi mụn của mình. Các loại kem dưỡng thường chứa nhiều thành phần dưỡng ẩm như dầu, kem lại khiến lỗ chân lông bị tắc nghẽn, từ đó dẫn đến tình trạng nổi mụn.
Ngoài ra, tình trạng đổ dầu trên da của tôi cũng trở nên nghiêm trọng hơn khi dùng kem dưỡng. Tôi phải thường xuyên thấm dầu, tái trang điểm để che giấu tình trạng này. Rõ ràng kem dưỡng đang gây ra những vấn đề không mong muốn cho làn da của tôi.
Không phải tất cả các loại kem dưỡng da đều gây ra những tình trạng trên. Tuy nhiên, với làn da dầu và dễ nổi mụn của bản thân, tôi thấy gel dưỡng sẽ là một sự lựa chọn phù hợp hơn. Gel dưỡng có ưu điểm là thấm nhanh, không gây nhờn dính. Chất gel cũng mỏng hơn so với kem dưỡng, do đó ít gây ra tình trạng nổi mụn.
Khi dùng gel dưỡng, da của tôi được cấp đủ ẩm, mà không bị quá dư thừa dẫn đến tình trạng đổ dầu. Gel dưỡng giúp da được dưỡng ẩm một cách hiệu quả mà không gây bí bách hay bóng nhờn khó chịu. Tôi cũng thấy da mình sáng hơn, săn chắc hơn sau khi dùng gel dưỡng.
Video đang HOT
Từ khi chuyển sang dùng gel dưỡng da, tôi cảm thấy làn da của mình cải thiện khá tốt. Da không còn “biểu tình” như trước nữa. Mụn ít hơn và tình trạng đổ dầu được kiểm soát tốt hơn. Tôi rất hài lòng với quyết định này và khuyên các bạn có làn da dầu và dễ nổi mụn cũng nên thử chuyển sang dùng gel dưỡng da xem sao.
5 cách đơn giản giúp nách sáng thơm
Tiến sĩ chăm sóc da của Mỹ đề xuất 5 biện pháp có thể thực hiện tại nhà để giải quyết mùi cơ thể của vùng da dưới cánh tay.
Mồ hôi có tác dụng giữ ẩm và là tín hiệu cho thấy cơ thể đang hoạt động bình thường, theo TS Alicia Zalka, bác sĩ da liễu tại Mỹ. Dù vậy, mùi hôi của nó lại không mấy dễ chịu.
TS Zalka cho biết mồ hôi vốn dĩ không có mùi. "Thứ làm nách có mùi khó chịu là một loại vi khuẩn tên corynebacterium. Khi mồ hôi tiết ra, loại vi khuẩn này sẽ tiếp xúc với da nách, mồ hôi và dầu để tạo ra thứ mà chúng ta gọi là 'mùi cơ thể'", bà nói.
Theo bà, có đến 5 biện pháp mà mọi người có thể thực hiện tại nhà nếu muốn khử mùi hôi của vùng da dưới cánh tay.
Vệ sinh hàng ngày
Vùng dưới cánh tay là khu vực ẩm ướt, thiếu không khí do thường xuyên bị gấp lại. Đây cũng là nơi mà các loại vi khuẩn, nấm men phát triển mạnh mẽ.
TS Zalka khuyến nghị mọi người vệ sinh vùng da này mỗi ngày để hệ vi sinh vật trên da luôn giữ cân bằng. "Bạn có thể sử dụng sữa rửa mặt có độ pH phù hợp cho cơ thể và nách để vệ sinh vùng da này mỗi ngày một lần", TS chia sẻ.
Tương tự như da mặt và cơ thể, da nách cũng cần được chăm sóc đúng cách và thường xuyên. Ảnh: BeBeautiful.in.
Tẩy tế bào chết thường xuyên
Tương tự da mặt, nách cũng là một vùng da dễ bị kích ứng, nhạy cảm. TS Zalka nhận xét đây là khu vực có nhiều dầu, tế bào chết và lỗ chân lông dễ bị tắc. Do vậy mà tế bào chết ở vùng da này cần được tẩy thường xuyên.
Bà khuyến khích những ai muốn tẩy tế bào chết ở nách sử dụng các chất như AHA, BHA hoặc PHA. Đây là những loại hóa chất phù hợp và ít làm da bị kích ứng. "Bạn cũng có thể dùng phương pháp thủ công như mặt nạ tẩy tế bào chết", bà nói thêm.
Ở vùng nách, TS Zalka khuyên mọi người sử dụng toner có nồng độ axit glycolic dưới 5% hoặc các sản phẩm chứa lợi khuẩn. Chúng có tác dụng ức chế vi khuẩn gây mùi và đảm bảo cân bằng cho hệ vi sinh vật trên da.
Cẩn thận khi cạo lông nách
Việc cạo lông nách có thể trở thành một trải nghiệm khó quên nếu người thực hiện không chuẩn bị kỹ lưỡng, TS Zalka lưu ý. Ảnh: BeBeautiful.in.
Cạo lông nách đúng cách cũng là một kiến thức cần được ghi nhớ nếu bạn không muốn có một "trải nghiệm khó quên". "Hãy tắm trước khi cạo lông để làm mềm mọi thứ. Sau đó bạn có thể sử dụng gel cạo râu hoặc sữa rửa mặt dưỡng ẩm để tránh tổn thương da", TS Zalka nói thêm.
Nếu được, bà khuyên mọi người chuẩn bị để cạo lông nách từ một ngày trước đó bằng cách đi ngủ với một lớp kem dưỡng ẩm ở vùng dưới cánh tay. "Điều này sẽ giúp mọi nhát dao của bạn trở nên ngọt lịm", bà nói.
Dưỡng ẩm liên tục
Sử dụng kem dưỡng da một hoặc hai lần/tuần sẽ giúp mọi người có một vùng da nách mịn màng và dịu nhẹ. Ảnh: BeBeautiful.in.
Nách là một trong những vùng da cần nhiều độ ẩm nhất cơ thể. Để giữ độ ẩm, mọi người có thể sử dụng kem dưỡng da một hoặc hai lần mỗi tuần. Điều này sẽ giúp vùng da này trở nên mịn màng và dịu nhẹ trông thấy. "Nếu bị kích ứng khi dưỡng ẩm nách, hãy ngừng cạo râu và lăn nách", TS Zalka lưu ý.
Đừng lạm dụng lăn nách
"Không phải lăn khử mùi nào cũng tốt và an toàn", TS Zalka nói. Bà cảnh báo những người sử dụng lăn nách tránh xa các sản phẩm có chứa chất dễ gây kích ứng như phthalate, paraben, sunfat hoặc thuốc nhuộm.
Dù là chiếc "phao cứu sinh" cho những người thường bị tiết mồ hôi, các sản phẩm chứa nhôm cũng là một trong những chất cần phải tránh xa. "Chất hóa học này có thể để lại nhiều di chứng cho da", nữ TS nhấn mạnh.
Miu Lê dưỡng trắng da không tỳ vết nhờ món đồ rẻ tiền, ai cũng mua được Dưỡng da bằng dầu dừa, mật ong và cám gạo là những bí quyết làm đẹp da đặc biệt của nữ diễn viên phim "Em là bà nội của anh". Miu Lê, sinh năm 1991, là một ca sĩ và diễn viên được nhiều người yêu mến. Sau khi bộ phim Em là bà nội của anh ra mắt, cái tên Miu Lê...