Tôi đã phải giả điên 8 tháng để thoát khỏi người chồng tệ bạc
Vài tháng sau, tôi giả như bệnh tình càng ngày càng nặng. Có đêm, tôi bấm bụng tè bậy ra giường khiến chồng tôi gào ầm lên.
Lấy chồng năm 25 tuổi, tôi nào ngờ cuộc hôn nhân của mình chỉ ngắn ngủi trong 3 năm. Mà trong 3 năm đó, tôi đã trải qua một cuộc sống khủng hoảng về cả tinh thần và thể xác đến mức hàng đêm tôi vẫn gặp ác mộng.
Khi tôi 24 tuổi, có một người đàn ông hơn tôi 9 tuổi, theo đuổi tán tỉnh tôi. Anh là con nhà khá giả, có công việc đàng hoàng, ăn mặc lúc nào cũng bảnh bao, nói chuyện đầy chữ nghĩa nên bố mẹ tôi đều ưng. Dưới sự thúc giục của hai bên gia đình, chúng tôi kết hôn khi tìm hiểu và yêu nhau được một năm.
Ảnh minh họa
Thế nhưng, lấy nhau về tôi mới biết bản chất thực sự của chồng. Ở bên ngoài anh đạo mạo bao nhiêu thì về nhà anh tệ bạc bấy nhiên. Anh thích đi nhậu với một đám bạn xăm mình, ăn mặc hầm hố. Mỗi lần đi nhậu là một lần anh say. Say về, anh sẽ hạch họe đủ thứ, chê tôi chậm chạp, bảo tôi không biết chăm sóc đàn ông say rượu, và sẵn sàng cho tôi bạt tai đau điếng. Những khi đó, tôi vừa khóc, vừa dọn dẹp những gì anh bày ra. Có lần anh nôn hết xuống chăn chiếu, khi tôi đang lúi húi dọn dẹp chưa xong, anh tức giận đạp tôi ngã chúi mặt vào đống bừa bãi đó. Tôi khóc, anh sẽ chửi bới, bắt tôi nín khóc.
Những hôm anh đi uống rượu về mà không có tôi ở nhà, anh sẽ đập vỡ tất cả những gì anh nhìn thấy trong nhà. Có lần anh ném chiếc ghế làm ti vi vỡ tan tành. Để đến khi tôi trở về thì vừa dọn dẹp, vừa nghe tiếng chửi bới mắng mỏ của chồng.
Khi không say, anh rất sĩ diện. Bạn bè có gì là anh cũng phải có. Vì thế mà bao lần tôi phải muối mặt đến gặp mẹ chồng để xin tiền cho anh mua này mua nọ. Mỗi lần như vậy, mẹ chồng sẽ mắng tôi, có lần thì bà cho, có lần bà không cho. Lần nào mang tiền về thì tôi không bị anh hành hạ, còn nếu mẹ chồng không cho thì anh bắt tôi nhịn cơm hôm đó…
Ở với anh được 2 năm, sức chịu đựng của tôi đã đi quá giới hạn. Vì thế, tôi đưa đơn ly hôn. Không ngờ chồng tôi xé ngay lá đơn và ném vào mặt tôi. Anh nói anh không ly hôn, ly hôn làm tổn hại tới danh tiếng của anh. Giờ anh đang thành đạt, bao nhiêu người ngưỡng mộ, anh sẽ không để tôi làm hỏng phần tốt đẹp anh đang xây dựng.
Video đang HOT
Chính vì thế, có lần nghĩ quẩn, tôi đã gọi điện chào tạm biệt mẹ và định tìm đến cái chết cho giải thoát. Nhưng giọng mẹ tôi rất ân cần hỏi han khiến tôi không nỡ làm mẹ thêm buồn. Thế rồi có một lần tình cờ tôi nghe được chuyện có người hóa điên vì chồng ngoại tình. Thế nên tôi nảy ra cách khiến anh chán ghét tôi, buộc phải bỏ tôi. Từ đó, tôi quyết định giả điên.
Mới đầu, tôi giả vờ lảm nhảm suốt ngày, không đi làm, nấu ăn thì cho thật mặn để trừng phạt chồng. Khi bị chồng đánh, tôi cứ cười khanh khách mà không ôm mặt khóc như trước. Mới đầu, chồng tôi giật mình sợ hãi. Sau đó một tuần, anh bắt đầu lo lắng. Anh không đánh đập chửi mắng tôi nữa, thay vào đó anh chăm sóc tôi bằng cách trở về nấu cơm, giặt quần áo, không cho tôi đụng vào cái gì nữa.
Tôi thấy anh có vẻ cũng quan tâm tới tôi hơn, bằng chứng là trong nhà, những vật sắc nhọn như dao, kéo… được anh cất kỹ trên cao. Ổ điện đều dán băng dính. Lò vi sóng, bàn là và các dụng cụ điện khác đều cất vào phòng chứa đồ rồi khóa kỹ cửa. Bếp gas cũng được anh vặn chặt khiến tôi muốn nấu ăn cũng không mở được. Tôi hiểu anh có lẽ sợ tôi gây ra thương tích cho mình hoặc vô ý làm cháy nhà.
Tôi vẫn giả điên mọi lúc mọi nơi dù khi anh đã đi làm, vì tôi sợ anh đặt camera hoặc về nhà đột xuất. Tôi không tắm rửa và không dùng thìa đũa ăn cơm như mọi khi mà dùng tay bốc. Anh nói gì thì giả vờ nói lảm nhảm lại, thỉnh thoảng thì hát vớ vẩn hoặc đi lại nhảy nhót trong nhà. Thậm chí vì để anh tin, tôi còn lục lọi lấy mấy cây son môi vẽ khắp nơi, chỗ nào cũng là cái môi đỏ chót để giễu cợt anh.
Vài tháng sau, tôi giả điên như bệnh tình càng ngày càng nặng. Có đêm, tôi bấm bụng tè bậy ra giường khiến chồng tôi gào lên. Anh chuyển tôi sang phòng khác ngủ. Được gần một tháng thì anh nói với mẹ chồng, bà lập tức tới xem. Vừa nhìn thấy bà, tôi đã lao đến lục túi áo và hét lên: “Mẹ không cho tiền là anh ấy đánh con, mẹ mau lấy tiền ra, mau lên mau lên…”. Mẹ chồng tôi hoảng sợ, bà chạy vội ra xa, để anh giữ chặt tay tôi. Rồi bố chồng tôi cũng biết chuyện. Ông chỉ mặt chồng tôi mắng anh: “Mày gây họa rồi con ơi, ăn ở thất đức quá con ơi…”. Rồi ông bảo anh đưa tôi tới bệnh viện điều trị.
Chồng tôi vì sĩ diện, anh không muốn đưa tôi đi viện sợ bị người khác biết. Anh nói sẽ điều trị cho tôi tại nhà. Anh bắt đầu dành nhiều thời gian cho tôi hơn, thậm chí tắm rửa cho tôi. Mỗi lần tắm, tôi sẽ bôi đầy bọt xà phòng lên người, lên mặt, vào miệng anh. Mấy lần đầu anh còn nhẫn nhịn, có lần bực quá, anh phát đét vào lưng tôi khiến tôi bỏng rát. Tôi khóc toáng lên, vừa khóc vừa chửi anh. Từ lúc xác định giả điên, tôi đã không còn sợ anh đánh tôi nữa. Sau lần đó, anh không đánh tôi nữa, nhưng cũng mặc kệ không tắm cho tôi nữa mà chỉ đẩy tôi vào nhà tắm, bảo tôi tắm. Những lúc đó, tôi chỉ vệ sinh qua loa rồi đập cửa la hét đòi ra ngoài.
Giả điên quá lâu, chính tôi cũng không biết mình điên thật hay đang giả điên nữa. Tôi thích gì làm nấy, mặc kệ ánh mắt anh. Có hôm đang ăn cơm, tôi hất tung cả bát canh trên bàn vào người anh. Anh đánh tôi, tôi đánh lại. Từ đó, anh chỉ cho tôi một bát cơm và bắt tôi ngồi xa anh để ăn. Ăn không đủ no thì tôi lục tủ lạnh, có cái gì ăn được, tôi ăn hết. Ăn xong, tôi vứt lung tung cho anh dọn.
Được 7 tháng, tôi thấy anh bắt đầu uể oải. Trông anh già hẳn đi. Có lần anh ôm tôi và khóc. Tôi biết có lẽ anh đã hối hận, nhưng tôi vẫn quyết tâm thoát khỏi anh. Đến tháng thứ 8, anh gọi điện cho mẹ đẻ tôi và kể hết mọi chuyện. (Vì quê tôi xa nên bình thường tôi cũng ít khi về quê).
Mẹ tôi vội vã đến, vừa nhìn thấy bà, tôi đã lao đến ôm chầm và khóc lóc: “Mẹ ơi, con đau đầu, đau mặt, mẹ cho con về với…”. Mẹ tôi cũng ôm tôi và khóc, rồi bà mắng anh là đồ vũ phu, tàn nhẫn, tồi tệ. Mẹ tôi trách anh vô tình, vô trách nhiệm, để tôi bệnh nặng mà không đưa đi viện… Sau đó, bà đòi nằng nặc đưa tôi về quê.
Chồng tôi cũng đồng ý, anh đưa mẹ tôi 50 triệu tiền viện phí cho tôi. Anh nói anh sẽ về thăm tôi khi sắp xếp được công việc, nhờ mẹ tôi chăm sóc tôi dùm anh. Lúc này thái độ của chồng tôi hoàn toàn khác so với khi anh vung tay đánh tôi. Và điều đó khiến tôi có phần chùn lòng.
Tôi đã ra khỏi căn nhà đó với tấm thân sụt 6kg vì không ăn uống đầy đủ, cùng với vài bộ quần áo cũ kỹ, mấy món của hồi môn và 50 triệu tiền viện phí chồng cho. Ngoài ra, chẳng còn gì khác. Tôi nghĩ mình đã được giải thoát khỏi cuộc sống đó. Có lẽ đơn ly hôn rồi sớm muộn cũng sẽ được chuyển đến nhà tôi nhưng lúc này sao bỗng dưng tôi thấy mình tàn nhẫn? Tôi có nên thẳng thắn nói chuyện với chồng 1 lần và đơn phương đưa đơn ra tòa với lý do vợ chồng không hòa hợp. Nếu anh không đồng ý, tôi có thể dùng bằng chứng bạo hành tôi để lấy làm lý do kiên quyết?
Xin cảm ơn mọi người đã đọc tâm sự và chia sẻ cùng tôi!
Theo Trí Thức Trẻ
EVN mua điện 1.087 đồng/kwh, bán 1.622 đồng/kwh
Theo Cục Điều tiết điện lực, giá mua điện bình quân từ các đơn vị phát điện trực tiếp tham gia thị trường điện trong 3 năm là 1087,3 đ/kWh. Hiện mức giá điện mà EVN bán ra thị trường ở mức bình quân là 1.622,05 đồng/kW/h, được áp dụng từ 16/3.
Hiện mức giá điện mà EVN bán ra thị trường ở mức bình quân là 1.622,05 đồng/kW/h, được áp dụng từ 16/3.
Thông tin tại Hội nghị tổng kết công tác vận hành thị trường phát điện cạnh tranh, Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) cho biết, trước năm 2012, cả nước có 31 nhà máy điện với tổng công suất lắp đặt là 9.300 MW. Từ khi vận hành thị trường phát điện cạnh tranh, có 59 nhà máy điện tham gia thị trường với tổng công suất 14.796 MW, chiếm 41,63% tổng công suất lắp đặt toàn hệ thống. Hiện vẫn còn 50 nhà máy điện chưa tham gia chào giá trực tiếp, trong đó có nhiều nhà máy điện đa mục tiêu và nhà máy điện BOT.
Điều đáng chú ý là tất cả nhà máy điện tham gia thị trường điện cạnh tranh hiện nay đều bán điện cho Tổng Công ty Mua bán điện thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Theo Cục Điều tiết điện lực, giá mua điện bình quân từ các đơn vị phát điện trực tiếp tham gia thị trường điện trong 3 năm là 1.087,3 đ/kWh. Trong đó, giá mua điện bình quân của thủy điện là 847,5 đ/kWh; nhiệt điện than là 1286,0 đ/kWh; tuabin khí là 1065,2 đ/kWh.
Hiện mức giá điện mà EVN bán ra thị trường ở mức bình quân là 1.622,05 đồng/kW/h, được áp dụng từ 16/3. EVN đang năm đên 70% nguôn phát điên, còn lai các nhà máy ngoài EVN do các Tâp đoàn như Than Khoáng san; Dâu khí...
Theo phản ánh của nhiều nhà máy điện tham gia thị trường phát điện cạnh tranh, nhiều đơn vị gặp khó khăn do không thu hồi đủ chi phí khiến doanh thu hàng năm bị ảnh hưởng.
Theo ông Lê Trung Dũng, Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power), nhà máy chỉ thu hồi được 90% chi phí cố định qua giá hợp đồng, 10% chi phí cố định còn lại qua phần sản lượng bán trên thị trường. Tuy nhiên, giá thị trường thường thấp hơn giá hợp đồng nên nhà máy không thu hồi đủ chi phí cố định.
Bà Trần Kim Oanh, Tổng Giám đốc CTCP thuỷ điện Geruco Sông Công cũng cho biết, do những ràng buộc của thị trường và chịu nhiều ảnh hưởng từ những yếu tố như thuỷ văn, thời tiết nên những đơn vị thuỷ điện thường gặp bất lợi khi tham gia phát điện cạnh tranh. Khi hạn hán, giá thị trường cao thì nhà máy không đủ sản lượng. Ngược lại vào mùa lũ, hệ thống thừa điện thì giá thị trường bằng 0 nên doanh thu cũng rất thấp.
Mặt khác, các nhà máy điện hầu hết đều vay vốn bằng ngoại tệ, nhập khẩu công nghệ từ nước ngoài nên chịu ảnh hưởng lớn khi tỷ giá tăng. Trong giai đoạn 2009-2015, tỷ giá VNĐ/USD đã tăng tới 27% khiến nhiều nhà máy điện phải bù thêm chi phí chênh lệch tỷ giá.
Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cho rằng, tuy còn nhiều tồn tại, nhưng sau 3 năm vận hành thị trường phát điện cạnh trạnh đã bước đầu mang lại lợi ích cho các bên và thị trường bước đầu được hoàn thiện. Trong 109 nhà máy điện công suất trên 30MW thì đã có 59 nhà máy điện tham gia vào thị trường phát điện cạnh tranh với công suất đặt 14.796 MW đạt gần 42%.
"Việc vận hành thị trường trong bối cảnh cạnh tranh, vẫn duy trì an toàn tin cậy và đáp ứng điều kiện kinh tế xã hội. Trước 2012, điện của ta hết sức khó khăn, phải cắt điện luân phiên ảnh hưởng sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế của đất nước. Nhưng từ năm 2012 vận hành thị trường thì mặc dù mới đi vào hoạt động nhưng đảm bảo an toàn tin cậy", Thứ trưởng nói.
Phương Dung
Theo Dantri
Kiểm tra việc khắc phục sai phạm của EVN Thanh tra Chính phủ vừa công bố Quyết định kiểm tra việc thực hiện Kết luận thanh tra và ý kiến chỉ đạo thực hiện Kết luận thanh tra của Thủ tướng Chính phủ tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Thông tin từ Thanh tra Chính phủ cho biết, Tổ kiểm tra sẽ kiểm tra EVN trong việc thực hiện Kết...