Tôi cư xử không khéo nên bị con gái tuổi teen xa lánh
Con ngày càng co cụm lại, không nói năng gì với bố mẹ và cũng chẳng có dấu hiệu sẽ sửa đổi hành vi của mình.
Hình ảnh minh họa
Tôi có con gái đang học lớp 8. Trước đây con vô tư, lúc nào cũng líu lo kể cho mẹ nghe hết chuyện này đến chuyện khác. Tôi nghĩ có 2 việc dẫn tới sự thay đổi hoàn toàn ở con. Thứ nhất, cách đây một tháng, tôi và chồng gọi con vào phòng nói chuyện riêng về những việc chúng tôi không vừa lòng với con và mong muốn của chúng tôi về con. Khả năng là có những việc chúng tôi nhận định sai về con. Thứ hai, cách đây nửa tháng, con bị tôi trách mắng về việc làm vỡ màn hình điện thoại. Tôi cho rằng mình có phần sai khi mắng con. Sau 2 sự việc đó, lúc nào con cũng mang bộ mặt lầm lỳ, buồn rầu, thờ ơ với mọi việc diễn ra trong gia đình, chỉ nói với bố mẹ những câu giao tiếp tối thiểu, trả lời cộc lốc, trống không, hay nổi nóng và quát mắng các em.
Tôi đã hỏi có chuyện gì làm con buồn như vậy nhưng cháu không nói. Mỗi lần con ăn nói cộc lốc, trống không, dù rất tức nhưng tôi cố kìm nén và khuyên nhủ con nhẹ nhàng. Tuy nhiên, sau mỗi lần như vậy tình trạng lại càng tồi tệ hơn. Con ngày càng co cụm lại, không nói năng gì với bố mẹ và cũng chẳng có dấu hiệu sẽ sửa đổi hành vi của mình. Tôi cố tạo không khí vui vẻ, tìm hiểu mong muốn, đáp ứng một số nhu cầu của con, cố khơi chuyện nhưng con không hợp tác và ngày càng xa lánh mẹ. Tôi biết mình đã sai trong cách giao tiếp với con như không đặt mình vào vị trí của con, không hiểu tâm lý con. Nếu con cứ tiếp tục như vậy, tôi rất căng thẳng. Xin chuyên gia và mọi người cho tôi biết phải làm thế nào để lấy lại tình cảm của con như trước kia, để con không còn thái độ chống đối và ăn nói cộc lốc, trống không với bố mẹ? Tôi xin chân thành cảm ơn.
Hồng
Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Tâm gợi ý:
Chào bạn Hồng,
Video đang HOT
Bạn đã nhìn ra lỗi của mình với con: khiến con bị tổn thương khi mắng chửi nặng lời trong những lần con phạm lỗi như làm vỡ màn hình điện thoại…
Con bạn đang ở giai đoạn tuổi teen hay còn gọi là thời kỳ khủng hoảng tuổi dậy thì. Lúc này tâm lý của con chưa trưởng thành nhưng lại luôn muốn mình được công nhận là người lớn và cố gắng thể hiện bản thân đã lớn. Tuy nhiên, trong hành động, suy nghĩ, cảm xúc của con vẫn còn vụng về, chưa chín chắn. Đó là mâu thuẫn của một cô bé đang ở tuổi dậy thì. Bởi vậy, khi xảy ra vấn đề, con chưa đủ chín chắn để khiến cha mẹ tin tưởng và yên tâm nên cha mẹ mới thường xuyên nhắc nhở, dạy bảo. Trong khi đó, con cảm thấy rất bực bởi nghĩ mình đã lớn, không muốn cha mẹ nói nhiều. Mâu thuẫn ngày càng tăng.
Ở lứa tuổi này, có nhiều thay đổi về cảm xúc, nội tiết tố khiến con dễ bị căng thẳng, cáu gắt, bực mình. Bởi vậy chỉ cần cha mẹ không tế nhị, nói những lời oan ức hoặc đụng chạm, con sẽ cảm thấy như bị xúc phạm nhân cách. Tức là ở giai đoạn này, con hay tự thổi phồng cảm xúc theo hướng tiêu cực. Vì thế khi cha mẹ nặng lời là con có thể “xù lông nhím” lên hoặc cảm thấy tổn thương sâu sắc.
Trong trường hợp của bạn, con không muốn nói chuyện với bạn vì cảm thấy ba mẹ không hiểu, không chịu lắng nghe, nói oan ức, kết tội mình. Thực ra, nhiều cha mẹ thường áp đặt, hơi độc đoán trong cách dạy con, tức là luôn muốn con làm theo ý mình, sống theo mình, con mà làm trái ý là cha mẹ bấn loạn lên, cho rằng con không ngoan, không yên tâm hoặc lo sợ.
Muốn làm bạn với con nhưng cha mẹ luôn ra lệnh, áp đặt, không đủ công bằng và tôn trọng con thì con sẽ từ chối. Thực ra làm bạn với con rất khó. Không phải khi con đến tuổi dậy thì mới nghĩ đến chuyện này, mà cha mẹ cần thân thiết với con ngay từ khi bắt đầu học mẫu giáo, để tạo dựng niềm tin, sự thoải mái khi trò chuyện. Cho nên, muốn con bạn thay đổi trong ứng xử, trước hết vợ chồng bạn nên thay đổi cách tương tác với con. Bạn cần học cách lắng nghe, thấu hiểu và hạn chế tối đa sự độc tài, phán xét, chỉ trích, so sánh…
Hiện tại, bạn nên nói chuyện với con, nhận phần lỗi thuộc về mình, chia sẻ mong muốn được làm bạn với con, sẵn sàng lắng nghe ý kiến, tâm tình của con. Tuy nhiên, nói phải đi đôi với làm thì con mới tin phục bạn.
Chúc gia đình bạn thuận hòa, vui vẻ.
Theo vnexpress.net
Những yêu thương có thật
Nhiều người vẫn mải mê đi tìm giá trị của cuộc sống. Cuộc sống ở đâu trong bốn bề những danh vọng hư ảo? Ai sẽ trả lời được câu hỏi ấy...
1. Hôm nay, 3h32 phút có một con nhỏ đang ngồi khóc bù lu bù loa trước màn hình laptop vì mỗi buổi sáng đến công ty làm sẽ không còn ai gọi nó là "Người đẹp Châu Thành", không còn ai hỏi nó khoẻ không, không còn ai ghẹo nó cười thật tươi để có năng lượng cho 1 ngày mới làm việc nữa. Bạn có biết con nhỏ đang nói đến ai không?
Không phải 1 anh chàng đẹp trai 6 múi, không phải cô bạn đồng nghiệp xinh xắn càng không phải 1 người sếp nào ở công ty nó cả. Đó chỉ là 1 chú Bảo Vệ giữ xe cho nhân viên, tuổi đã cao và sức cũng không còn cường tráng.
Cuộc sống rộng lớn. Ngoài kia, bạn sẽ gặp rất nhiều người, đi qua rất nhiều giông bão để rồi khi trưởng thành, khi dừng chân tại một đỉnh điểm nào đó của "tuổi già", "cô đơn",... chúng ta sẽ trân trọng hơn những khoảnh khắc giản đơn trong cuộc đời. Với con nhỏ, khoảnh khắc giản đơn nhất trong suốt 1 năm qua làm tại cty chính là vẫn có 1 ai THẬT XA LẠ nhưng quan tâm nó chân thành như BA CỦA NÓ. Nó thường hay ôm bụng chú xoa xoa như cách mà nó nói: Con thương chú lắm!
Bạn có hiểu cảm giác ấy không? Cảm giác dành cho 1 người rất xa và rất lạ. Nó không phải là thứ truyện ngôn tình hay tiểu thuyết mà các bạn trẻ bây giờ hay đọc. Đó là cảm giác giữa người và người. Yêu thương chân thật đến mức bây giờ, khi chú không còn làm ở cty nữa, con nhỏ "sẵn sàng" ngồi hàng giờ đồng hồ khóc và nghĩ tới.
2. Mấy hôm trước, công ty cho dỡ mất cái lều mà chú hay ngả lưng mỗi giờ trưa hay tối ở bãi giữ xe. Đó cũng là nơi con nhỏ hay lui tới ngồi tâm sự với chú. Bầu trời trong xanh phía trên đỉnh đầu, vây quanh là những tấm lá che chắn tạm bợ đủ che được cái nắng hay cơn mưa ngang qua. Trong cái lều bé bé ấy, một chiếc bàn, 1 chiếc ghế đá, 1 cái radio và 1 ấm trà nóng luôn được đun sôi bên cạnh. Những thanh âm dịu dàng như thể không thuộc cuộc sống này. Ngoài kia không phải là tiếng còi xe chạy, không phải tiếng người hoạch hoẹ nhau, không phải nhạc sập xình hỗn loạn. Đó là tiếng cười, tiếng trò chuyện giữa 1 thế hệ đã từng là Quân nhân chinh chiến qua bao nẻo đường Tổ Quốc và 1 thế hệ 9X chưa hề biết đến súng đạn, mưa bom là gì. Vậy mà giữa họ dường như có 1 sự gắn kết vô hình. 1 tiếng đồng hồ mỗi ngày để đi qua khắp các địa danh của Việt Nam, biết thế nào là diễn tập quân sự, hiểu thế nào là tổn thương đã qua của những người làm cha làm mẹ có con đi trận. Mỗi lời kể như cuốn phim chậm. Ánh mắt ấy của chú hằn sâu những vệt sầu nhưng nụ cười vẫn toả trên môi. Chú cười tươi khi nhắc đến lũ nhân viên nghịch ngợm trong công ty. "Đi làm có mấy cháu chú vui hơn, ở nhà chú buồn lắm!".
Cái tiền, cái bạc nó không đáng là bao nhưng cái tình nó cao hơn thẩy. Sự hiền lành, chất phát của 1 chú Bảo Vệ khiến con nhỏ liên tưởng ba nó. Người đàn ông luôn được lòng mọi người xung quanh. Tất cả nhân viên công ty tôi, mỗi giờ về không ai quên dừng xe trước lều bé bé ấy gật đầu chào chú 1 cái rồi mới về. Những ngày trời mưa ngập cả bãi đỗ xe, chú bảo con nhỏ đứng yên đó rồi chú lặn lội dẫn bộ chiếc xe nó ra để nó không phải lội nước đi lấy xe. Thấy nó đi ăn cơm trưa, chú cũng lấy dù cho nó che Không riêng tôi mà hầu như nhiều bạn nhân viên cty đều buồn khi nghe tin chú nghĩ việc. Hôm qua chú gặp con nhỏ và thỏ thẻ:
- Chắc chú nghỉ quá con. Tối qua giờ không có chỗ ngủ, chú hút thuốc sáng đêm rồi ho rồi bệnh.
Con nhỏ bánh bèo ứ ứ nước mắt, xoa vai chú:
- Thôi ráng đi chú. Đừng nghỉ chú.
Dường như nhìn thấy được tâm can của con nhỏ. Chú lại là người trấn an ngược lại.
- Không sao, không sao con à.
Vậy đó mà sáng nay, đã không còn ai ghẹo con nhỏ cười khi đi làm. Một chút ấm áp giữa biển người bao la mà chú dành cho con nhỏ còn quý hơn gấp vạn lần những cuộc gặp mặt, tiệc tùng ngoài kia. Giữa người và người vẫn còn có thứ tình cảm này đấy chứ! Yêu thương vô điều kiện và sẵn sàng rơi nước mắt khi chia xa. Vậy mà có những người thân thiết bao năm, tình cảm ngọt ngào biết chừng nào vẫn có thể buông tay nhau, nói lời cay đắng với nhau.
Chậm lại đi.... Yêu thương nhau đi... Vì cuộc đời vẫn có những giá trị vô hình như thứ tình cảm mà con nhỏ dành cho chú Bảo Vệ của công ty mình. Như sự hoà huyện giữa chiếc Radio và ấm trà nóng đun sôi. Nghe câu chuyện hay, nhắm 1 ngụm trà và phiêu diêu trong những yêu thương có thật hơn là Thế giới công nghệ.
Tái bút: Mong chú khoẻ và luôn yêu đời!
Theo truyenngan.com.vn
Làm mẹ đơn thân: Nước mắt chảy ngược Từng câu chị nói như những nhát dao đâm vào tim tôi: "Chị không tốt đến mức mang tiền cho loại như em. Nếu là máu mủ của chồng chị, chị sẽ cho em tiền". Danh hài Thúy Nga hài lòng dù làm mẹ đơn thân 25 tuổi, là mẹ đơn thân của đứa con trai gần 2 tuổi, cuộc sống của chị...