Tôi chọn sai chồng
Tôi 35 tuổi, có một bé 3 tuổi và đang mang thai bé thứ hai. 5 năm kết hôn thì đến 4 năm tôi khổ sở vì nợ nần do chứng cá độ đá bóng của chồng.
Công việc của tôi ổn định, thu nhập trung bình khá, chồng tôi thu nhập cao nhưng không ổn định, năm nào anh cũng nhảy việc một tới hai lần. Tôi nghi ngờ và phát hiện chồng cá độ bóng đá ngay sau khi cưới. Anh thường thức khuya, ngủ riêng ngoài phòng khách, điện thoại cài mật khẩu và luôn kè kè bên mình ngay cả khi đi vệ sinh. Do có thai ngay khi cưới nên tôi đành “ngậm đắng nuốt cay” chấp nhận anh để con sinh ra được có cha. Vì bỏ qua và giữ thể diện cho anh nên khi con vừa lọt lòng, còn trong tháng ở cữ, tôi phải bán hết vàng cưới, lo liệu thêm tiền để đưa cho anh trả nợ.
Những tưởng anh “quay đầu là bờ” nhưng chứng nào tật nấy, ngoài nợ nần và cá độ anh còn là người gia trưởng, lười biếng, hiếm khi làm việc nhà. Có những đêm con ốm sốt tôi vừa bế con vừa thức làm việc để kịp tiến độ, anh vẫn ngon giấc trên giường. Chỉ một việc đơn giản là tôi nhờ anh đưa con đi học buổi sáng mà anh không chịu, trong khi thời gian làm việc của anh linh động, bình thường 8h sáng mới làm và chỗ làm cách nhà chưa tới 3 km, tôi đi làm xa nhà hơn 7 km, hay bị tắc đường vào làm sớm. Mọi việc trong nhà từ trả nợ mua nhà, tiền ăn học của con, sinh hoạt phí, đối nội đối ngoại một tay tôi lo. Anh có đóng góp nhưng không đồng đều, tháng có tháng không, không quan tâm thừa đủ ra sao.
Gia đình nhà chồng ở xa, lại không dư thừa gì nên không giúp đỡ được về vật chất lẫn việc trông cháu. Mọi việc tôi đều nín nhịn cho qua chuyện nhưng vừa rồi lại phát hiện chồng đang vướng vào nợ nần do vay nặng lãi để trả tiền cá độ 500 triệu. Tôi như phát điên và rơi vào trạng thái trầm cảm. Tôi phải làm gì cho qua giai đoạn này?
Theo vnexpress.net
Từ những vụ con trẻ tự sát: Bố mẹ ơi, đừng châm ngòi những "quả bom nổ chậm" trong nhà (!)
Cổ nhân có câu: "Dao sắc cắt thịt mau liền vết, lời ác hại người hận không tiêu". Một người xa lạ chửi ta một câu vẫn khiến trong lòng ta khó chịu thật lâu, huống chi là người thân yêu nhất của chúng ta?
Gia đình là bến đậu an toàn nhất khi gặp sóng gió khổ đau, là nơi bình yên, ấm áp nhất để nghỉ ngơi, chứ không phải là nơi nổi sóng giật gió, bắt đầu những khổ đau.
Video đang HOT
Thời gian qua, liên tiếp xảy ra những vụ việc trẻ em tuổi vị thành niên có hành vi tự sát được cho là có liên quan đến cách ứng xử của bố mẹ trong gia đình. Vì sao trẻ vị thành niên lại thường có những hành động dại dột như vậy? Phải chăng những bậc cha mẹ cần phải giữ gìn và cẩn trọng hơn trong lời ăn tiếng nói của mình khi trong nhà có con đang tuổi dậy thì?
Theo TS tâm lý Nguyễn Thị Kim Quý, Hội tâm lý giáo dục Việt Nam, bà đã từng nhiều năm làm cố vấn cho Đường dây tư vấn, can thiệp và hỗ trợ trẻ em Việt Nam (Vụ trẻ em - Ủy ban Dân số- Gia đình và Trẻ em cũ, nay là Cục bảo trợ trẻ em, Bộ Lao động-Thương binh và Xã Hội) thì thấy rằng, một trong những vấn đề tâm lý hàng đầu mà trẻ dậy thì gặp phải chính là quan hệ bố mẹ và con cái.
TS Quý cho biết, nhiều bậc cha mẹ nói rằng, khi con họ bước vào tuổi vị thành niên, trong nhà họ như có quả bom nổ chậm trong nhà. Chỉ cần một vài giây nói năng không cẩn trọng, phụ huynh có thể chuốc lấy sự phức tạp cho mình trong vấn đề nuôi dạy con.
Mặc dù biết có con trong tuổi dậy thì là một vấn đề lớn nhưng không phải bậc làm cha làm mẹ nào cũng biết cách giải quyết và có lối ứng xử thích hợp.
Thực tế số liệu từ đường dây tư vấn cho trẻ em cho thấy, có không ít em bị khủng hoảng, chán nản, có hành vi hủy hoại bản thân khi bố mẹ thường xuyên chửi mắng và chỉ trích mình. Một số em học hành sa sút, lao vào yêu đương khi thường xuyên chứng kiến cảnh bố mẹ xung đột, cãi vã. Thậm chí có những nghiên cứu còn cho thấy mối liên hệ giữa việc trẻ vị thành niên phạm tội có liên quan đến những lời đả kích, chửi mắng từ bố mẹ của các em.
Cụ thể, mới đây Viện nghiên cứu tâm lý học ở Thẩm Dương (Trung Quốc) đã làm một cuộc nghiên cứu và so sánh về các thanh thiếu niên phạm tội. Và đã phát hiện rằng, một trong những nhân tố quan trọng để đẩy những thanh thiếu niên này vào con đường phạm tội chính là bị ngược đãi tinh thần từ bé.
Có con bước vào lứa tuổi thanh thiếu niên được xem như là có bom nổ chậm trong nhà. Ảnh minh họa
Nhóm đối tượng được nghiên cứu gồm có 6 thiếu niên, đều trải qua thời thơ ấu trong sự đả kích của cha mẹ. Các bậc cha mẹ không hề ý thức được rằng, những câu như "ngu như heo", "đồ vô dụng", "sống thật uổng", "sao không chết đi", "chỉ biết ăn là giỏi", "con người ta sao mà giỏi vậy", .... là những câu mắng chửi thuận miệng sẽ biến thành những mũi dao sắc nhọn, đâm thật sâu vào trong lòng con cái, làm tổn thương sâu sắc tâm hồn của con.
Một người trong số đó đã nói: "Chưa từng được mẹ khen một câu". Còn có một người khác nói: "Đến năm 12 tuổi, cha mẹ ly hôn, mỗi ngày tôi đều nghe mẹ mắng chửi".
Chính sự phủ nhận của cha mẹ đã khiến những thiếu niên này trở nên tự ti, cảm thấy chán ghét bản thân, phủ nhận bản thân. Khi những cảm xúc tiêu cực được tích lũy ngày càng nhiều mà không có cách nào giải tỏa, chúng biến những lời nói tổn thương kia trở thành các dạng vũ khí.
Có một tổ chức nghiên cứu đối với hơn 1.000 trẻ vị thành niên đã phân tích rằng: Những đứa trẻ ở nhà luôn bị mắng chửi có đặc điểm tính cách tiêu cực chiếm đa số:
- Khoảng 25,7% trẻ có tính cách tự ti
- Khoảng 22,1% trẻ có tính cách lạnh nhạt
- Khoảng 56,5% trẻ có tính cách nóng nảy hung dữ
Những đặc điểm tính cách này một khi hình thành sẽ ảnh hưởng đến cả đời của đứa trẻ: những đứa trẻ tự ti luôn sợ hãi không dám thể hiện bản thân; những đứa trẻ lạnh nhạt, thường hay co mình, đơn độc; những đứa trẻ nóng nảy hung dữ sẽ dễ dàng bước vào con đường phạm tội.
Những câu nói mà tưởng chừng như thuận miệng lại từng chút, từng chút phá hủy đi cuộc sống từng ngày của con trẻ.
Khi bị cha mẹ đả kích, những đứa trẻ sẽ dễ dàng sinh ra mặc cảm, tự ti, hơn nữa sẽ rơi vào trạng thái hoài nghi, chối bỏ bản thân, và mất kiểm soát các cảm xúc. Hoặc nghiêm trọng hơn là rối loạn tâm lý, có cái nhìn lệch lạc về cuộc sống, dễ dẫn đến những hành vi cực đoan.
Có rất nhiều thanh thiếu niên, chỉ vì cha mẹ thường xuyên mắng chửi mà đi vào đường cùng, tự hủy hoại bản thân.
Năm 2016, ở Thâm Quyến, một thiếu nữ 16 tuổi không chịu đựng được sự trách mắng của cha mẹ, đã uống thuốc độc tự tử. Được biết trước đó, cô gái này đã có nhiều lần nảy sinh ý nghĩ tự sát, đã tìm tòi những bản nhạc chết ở trên mạng và còn mua sẵn dao.
Cũng năm 2016, có một nam thiếu niên lưu lại thư tuyệt mệnh ở trên mạng xã hội rồi tự sát. Trong lá thư để lại, cậu ta đau đớn lên án cha mẹ: "kỳ thi cuối năm được 73 điểm, mẹ sẽ nói: 'chỉ được 73 điểm'. Toàn bài thi có 100 điểm, nếu thi được 98 điểm cũng sẽ bị cha mắng chửi". Sau khi nghe tin con trai tự tử, cha mẹ cậu bé đã rất đau khổ, khóc lóc thảm thiết, nhưng đã vô ích vì cậu bé ấy vĩnh viễn không thể sống lại được nữa.
Gia đình không phải là nơi để nhận những sóng gió, đau khổ. Cổ nhân có câu: "Dao sắc cắt thịt mau liền vết, lời ác hại người hận không tiêu". Một người xa lạ chửi ta một câu vẫn khiến trong lòng ta khó chịu thật lâu, huống chi là người thân yêu nhất của chúng ta? Gia đình là bến đậu an toàn nhất khi gặp sóng gió khổ đau, là nơi bình yên, ấm áp nhất để nghỉ ngơi, chứ không phải là nơi nổi sóng giật gió, bắt đầu những khổ đau.
Ngân Khánh (t/h)
Theo giadinh.net.vn
Biết buông bỏ để hạnh phúc! Chúng ta thường nói muốn "buông bỏ", nhưng rốt cuộc là "buông bỏ" điều gì. Chỉ có buông bỏ, không bị chi phối bởi điều gì bạn mới nắm bắt được niềm vui, niềm hạnh phúc thực sự của bản thân mình! Ảnh minh họa. Buông bỏ tranh luận Có rất nhiều người không nhận thức được rằng mình cũng có sai phạm,...