Tôi chỉ chờ nhận thưởng Tết xong là bỏ việc mà không hề áy náy
Với tôi, thưởng Tết không phải “ân huệ” công ty ban phát mà là quyền lợi mình xứng đáng được hưởng, do đó tôi không áy náy gì khi nhận thưởng Tết xong thì bỏ việc.
Tôi là cô gái 27 tuổ.i, đang làm việc tại một công ty truyền thông ở TP.HCM. Ba năm gắn bó với công ty vừa đủ để tôi học tập, trưởng thành và đạt được những dấu ấn trong nghề nghiệp.
Tôi không phủ nhận những lợi ích công ty đã đem lại cho mình, nhưng rõ ràng tôi cũng đã tạo ra nhiều giá trị cho nơi mình làm việc. Trong suốt 3 năm qua, tôi đã không ngừng nỗ lực, chủ động học hỏi và đóng góp cho sự phát triển của công ty. Nhiều dự án quan trọng nhất được giao vào tay tôi, và tôi tự hào đã hoàn thành xuất sắc.
Nhưng, những ngày gần đây, tôi nhận ra rằng mình đã chạm đến giới hạn trong nghề nghiệp tại công ty. Công việc dần trở nên nhàm chán, không còn mang lại cho tôi nhiều thử thách hay động lực như trước. Quan trọng hơn, định hướng của công ty và cá nhân tôi đã không còn phù hợp. Đó là thời điểm tôi biết rằng đã đến lúc mình tìm một hướng đi mới.
Hình minh họa.
Trong những ngày cuối năm này, khi đối mặt với những suy nghĩ về định hướng tương lai, tôi đã quyết định mình sẽ nghỉ việc sau khi nhận được khoản thưởng Tết.
Trong một buổi trò chuyện với vài đồng nghiệp thân thiết mới đây, tôi đã bày tỏ ý định này với họ. Hơn ai hết, tôi hiểu rằng nhận thưởng rồi nghỉ việc là một chủ đề nhạy cảm. Dù vậy, tôi vẫn mong rằng sự trung thực và rõ ràng sẽ giúp mọi người hiểu cho quyết định của mình.
Video đang HOT
Nhưng không ngờ, thông tin này nhanh chóng lan truyền khắp công ty. Một số đồng nghiệp bắt đầu xì xào bàn tán, cho rằng quyết định của tôi là ích kỷ, thiếu đạo đức. Thậm chí, có lần trong cuộc họp nhỏ, một đồng nghiệp mỉ.a ma.i: “Thưởng Tết năm nay chắc là lời chia tay của một số người”. Ánh mắt của họ như cố tình nhắm vào tôi, dù không trực tiếp gọi tên.
Những điều này không chỉ gây áp lực tâm lý, mà còn làm tôi tự hỏi tại sao quyết định của mình – vốn rất hợp lý và chính đáng – lại bị xem như một hành động phản bội.
Thưởng Tết, với tôi, không chỉ là một khoản tiề.n. Đó là sự ghi nhận và đán.h giá công bằng cho những đóng góp trong suốt một năm qua. Trong suốt quá trình làm việc, tôi đã dành rất nhiều tâm huyết và công sức để mang lại giá trị cho công ty. Khoản thưởng Tết chính là sự ghi nhận của công ty đối với những cống hiến đó, là một biểu hiện rõ rệt cho mối quan hệ công bằng giữa hai bên.
Thật không công bằng khi ai đó quy chụp hành động nhận thưởng rồi nghỉ việc là mưu đồ lợi dụng công ty. Trong thực tế, tôi đã hoàn thành trách nhiệm của mình và đóng góp xứng đáng cho thời gian làm việc. Khoản thưởng Tết không phải là “ân huệ” công ty ban phát, mà là quyền lợi chính đáng mà người lao động được hưởng. Đây là phầ.n thưởn.g được xây dựng trên hiệu quả làm việc, sự gắn bó và nỗ lực không ngừng nghỉ của cá nhân tôi.
Thưởng Tết cũng mang ý nghĩa động viên tinh thần, khích lệ người lao động tiếp tục cống hiến trong tương lai, nhưng điều đó không có nghĩa là người lao động buộc phải tiếp tục làm việc chỉ vì đã nhận khoản này. Mỗi cá nhân đều có quyền tự do lựa chọn con đường phù hợp nhất với mình, và việc ra đi sau Tết hoàn toàn không làm giảm giá trị hay ý nghĩa của khoản thưởng.
Tôi không hề cảm thấy hối tiếc hay áy náy với quyết định của mình, bởi tôi tin rằng mình đã cống hiến đủ và xứng đáng với phầ.n thưởn.g mà mình nhận được. Chưa kể, việc tôi ra đi cũng là cơ hội để công ty tìm kiếm nhân sự mới phù hợp hơn với định hướng phát triển của họ. Đây là một bước đi đôi bên cùng có lợi, thay vì cái nhìn phiến diện rằng chỉ có công ty “mất” khi nhân viên ra đi.
Lao động công bằng thì phầ.n thưởn.g cũng phải công bằng. Thay vì nhìn nhận vấn đề một cách tiêu cực, chúng ta nên học cách tôn trọng quyền tự do lựa chọn của mỗi cá nhân.
Nhận thông báo công ty không thưởng Tết, tôi lập tức nghỉ việc
Tết năm nay vừa không có thưởng vừa mất việc nhưng không hối hận về vì đã nghỉ, tôi không thể tiếp tục làm ở một công ty không ghi nhận đóng góp của nhân viên.
Tết Nguyên đán đã đến gần, trong khi mọi người trong công ty đang háo hức hóng xem sẽ được thưởng bao nhiêu và lên dự định về những gì sẽ mua sắm thì chúng tôi nhận được thông báo rằng năm nay không có thưởng Tết.
Thật sự, cảm giác không khác gì bị "tát vào mặt!". Sau 3 năm ra trường và đi làm ở 2 công ty, tôi không nghĩ mình gặp tình cảnh này. Tôi không tài nào hiểu nổi tại sao một công ty lớn lại có thể đối xử với nhân viên như vậy. Một năm vừa qua, chúng tôi đã làm việc rất vất vả, tình hình kinh doanh tuy khó khăn nhưng không kém những năm trước, so với mặt bằng chung các doanh nghiệp cùng ngành thì phải nói là khá.
Thưởng Tết đối với tôi không chỉ là tiề.n, mà còn là sự ghi nhận. Nó giống như một lời cảm ơn, sự tri ân từ công ty, cho thấy rằng những đóng góp của tôi đã được ghi nhận. Làm việc trong một năm dài, "cày cuốc" từ sáng đến tối, cái tôi mong đợi không chỉ là lương hàng tháng mà còn là hình thức công nhận khác cho những cố gắng ấy. Khó khăn thì thưởng ít, nhưng không thể không có.
Vậy mà công ty lại ra thông báo ráo hoảnh, nội dung vỏn vẹn 3 câu: "Năm nay công ty khó khăn, Tết Nguyên đán sẽ không có thưởng đối với những hợp đồng dưới 2 năm. Các hợp đồng dài hạn cũng buộc phải cắt giảm tiề.n thưởng. Công ty xin các bạn cùng chia sẻ khó khăn này!".
Điều này có nghĩa là tôi, nhân viên ký hợp đồng một năm - không có thưởng.
Làm việc trong một công ty mà chẳng có ai thèm để ý đến những nỗ lực của mình, thậm chí chút thưởng Tết tượng trưng cũng không có, thật sự tôi cảm thấy như mình chỉ là một con số trong bảng lương.
Tôi chua xót nhận ra: "À, hóa ra mình chỉ là một mắt xích nhỏ vô hồn, vô nghĩa trong cái guồng máy này thôi". Một mắt xích nhỏ nhoi cũng có vai trò của nó trong cả hệ thống, không có công lao cũng có khổ lao chứ! Vậy mà lãnh đạo chỉ đơn giản coi đó là công cụ để làm lợi cho công ty.
Tôi quyết định nghỉ việc. (Ảnh minh họa: Bernardmarr)
Và rồi, tôi quyết định nộp đơn xin nghỉ việc ngay ngày hôm sau. Tôi sẽ cân nhắc lại lời mời từng nhận được từ một công ty khác.
Thật ra tôi đã giành một đêm suy nghĩ rất nhiều trước khi đưa ra quyết định này. Việc không có khoản tiề.n được mong đợi ấy, không phải tôi không thể chấp nhận được, cái tôi chịu không nổi là cảm giác bị co.i thườn.g.
Tôi bỏ công sức và nhiệt huyết ra, cố gắng làm việc hết mình, nhưng lại nhận lại sự lạnh nhạt như vậy. Là một người trẻ, tôi hiểu rằng có những thời điểm công ty gặp khó khăn, mọi người nên cùng chia sẻ khó khăn. Nhưng công ty tôi lại thẳng tay đẩy nhiều nhân viên ra ngoài rìa, giống như những kẻ không xứng đáng được nhắc đến. Người ta nói đồng cam cộng khổ, nhưng đây là khổ thì cùng gánh, nhưng có chút mật ngọt thì chỉ một số người được hưởng.
Công ty không thể dành chút gì để tri ân nhân viên trong dịp cuối năm, tôi tự hỏi: "Liệu mình có đang làm việc ở một nơi mà công sức của mình chẳng được trân trọng hay không?".
Cảm giác bị bỏ quên, bị xem nhẹ sau tất cả những gì mình đã đóng góp thật sự rất khó chịu. Nếu công ty không thể dành một chút quan tâm dù là nhỏ nhất trong những ngày cuối năm thì tôi cũng không muốn tiếp tục cống hiến ở nơi đó nữa.
Chắc chắn sẽ có nhiều người bảo tôi "làm quá", "nóng vội", nhưng tôi không nghĩ vậy. Đây là một quyết định rất tỉnh táo của tôi. Tôi không cần công ty phải thưởng Tết bằng một khoản tiề.n lớn, nhưng vẫn mong muốn được công nhận bằng một khoản có thể rất nhỏ.
Tôi luôn tin rằng một môi trường làm việc tốt phải là nơi mà công sức của mỗi người được trân trọng. Một công ty không thể khiến nhân viên cảm thấy mình được đán.h giá đúng mức thì không thực sự đáng để gắn bó lâu dài? Chính vì vậy, tôi quyết định ra đi, tìm kiếm một nơi có thể phát triển và được công nhận đúng như những gì mình xứng đáng.
Chồng đột ngột đưa ra 500 triệu rồi đòi nghỉ việc Tôi khuyên chồng không nên nghỉ việc lúc này nhưng anh kiên quyết nộp đơn xin nghỉ việc. Ảnh minh họa Tôi mở quán bán thức ăn nhanh, trà sữa trước cổng trường tiểu học. Còn chồng làm kế toán trong bệnh viện tuyến huyện, mức lương cũng ổn định. Cuộc sống của vợ chồng tôi được xem là êm ấm, hạnh phúc...