58 t.uổi, lương hưu 8 triệu/tháng, có nửa tỷ tiết kiệm nhưng tôi vẫn đi làm, đến khi biết nguyên nhân hàng xóm đột ngột qua đời, tôi hốt hoảng xin nghỉ việc
Sau khi đi đám tang người hàng xóm, tôi quyết định gọi điện cho trung tâm, xin nghỉ việc ngay trong tháng này.
Tôi năm nay 58 t.uổi, là giáo viên, đã về hưu được gần 3 năm với mức lương hưu hơn 8 triệu đồng/tháng. Vợ chồng tôi sinh được 2 đứa con nhưng chúng đều lập nghiệp và có gia đình ở xa. Con trai đầu thì đang làm công ty nước ngoài, lương cũng cao lắm, tháng nào cũng gửi về cho tôi 5 triệu. Con gái thứ hai thì làm nhân viên ngân hàng, công việc cũng bận rộn, con còn nhỏ nên không có thời gian về nhà chơi nhiều. Mà khi nào về, con gái lại mua rất nhiều đồ ăn ngon, thịt cá chất đầy trong tủ lạnh cho cha mẹ ăn dần. Mọi người trong xóm đều bảo vợ chồng tôi sướng, có con cái thành đạt, hiếu thảo; t.iền bạc dư dả thoải mái, nhà cửa khang trang, giàu có. Có người còn ngầm ý m.ỉa m.ai tôi tham t.iền mà phá sức, đã về hưu rồi thì cứ nghỉ ngơi, tận hưởng cuộc sống t.uổi già, sao cứ phải đi dạy trung tâm này, trung tâm nọ cho khổ. Tôi chỉ cười cho qua chuyện.
Là giáo viên giỏi đã về hưu nên tôi được mời về dạy ở 2 trung tâm trong thị trấn. Với tôi, đi dạy là đam mê, được đứng trên bục giảng là hạnh phúc. Tôi đi dạy không hoàn toàn là vì t.iền mà còn vì muốn được tiếp tục đứng trên bục giảng để truyền lửa cho học trò.
Chồng tôi cũng thường bảo tôi nghỉ việc bớt đi, cứ làm mãi thì sức khỏe nhanh xuống dốc lắm. Nhất là những khi thấy tôi ôm cả đống tài liệu, bài tập của học sinh về chấm; hay khi tôi thức đêm soạn giáo án trình chiếu để hôm sau đi dạy; rồi những lúc tôi ho khan, uống thuốc mãi vẫn không bớt vì nói nhiều thì ông xã càng khó chịu hơn. Các con cũng khuyên răn, con cả còn bảo sẽ gửi thêm t.iền về cho tôi, chỉ cần tôi chịu nghỉ việc thôi. Nhưng tôi vẫn kiên quyết không nghỉ. Tôi còn sức khỏe, còn minh mẫn thì tôi cứ đi làm, chẳng ai cấm cản được tôi cả.
Dạo gần đây, tôi thấy mắt mình mờ dần, thường xuyên đau đầu, chân tay run rẩy mà uống thuốc giảm đau cũng không đỡ mấy. Tôi tự đi khám thì biết mình bị tiểu đường tuýp 2, phải nhập viện để điều trị 5 ngày. Sau khi xuất viện, các con càng ép tôi nghỉ việc hơn nhưng tôi vẫn không chịu.
Ảnh minh họa (Nguồn AI)
Thứ 2 tuần trước, hàng xóm cạnh nhà tôi, 61 t.uổi qua đời vì đột quỵ. Lúc biết tin, tôi không thể nào tin nổi. Tại sao một người đàn ông khỏe mạnh, sung sức như thế, có thể khiêng vác đồ nặng, trồng cây và thường tập thể dục buổi sáng lại ra đi nhanh đến thế?
Video đang HOT
Tôi sang nhà hàng xóm đi phúng viếng thì nghe vợ anh ấy kể chuyện. Anh ấy nói bị đau đầu rồi bữa tối đó ăn ít hơn thường lệ. Ăn qua loa một bát cơm, anh ấy đã vào phòng nằm nghỉ. Vợ anh xoa bóp đầu, thoa dầu rồi để anh nghỉ ngơi. 2 người ngủ 2 phòng khác nhau, đến sáng hôm sau, vợ anh ấy sang gọi chồng dậy đi tập thể dục thì phát hiện anh ấy đã mất từ lúc nào rồi. Chị hàng xóm nói trong nước mắt, bảo chồng mình số khổ quá, mới nghỉ hưu được vài tháng nay, còn chưa kịp tận hưởng gì thì đã ra đi đột ngột. Cái c.hết của anh hàng xóm đã khiến tôi tỉnh ngộ về lẽ vô thường trong cuộc sống.
Ngay tối đó, tôi gọi điện cho 2 trung tâm mà mình đang giảng dạy, bảo họ thu xếp cho tôi nghỉ việc. Các con thấy tôi làm thế thì mừng lắm, còn bảo tôi suy nghĩ đúng đắn. Nhưng không hiểu sao, nghỉ việc ở nhà gần một tuần, tôi lại thấy nhớ phấn trắng bục giảng, thấy ở nhà buồn chán quá, cứ đi ra đi vào. Không làm thì mệt mỏi, cuộc sống đơn điệu. Đi làm thì cũng lo lắng và sợ. Tôi chẳng biết mình nên làm gì để thời gian nghỉ hưu được vui vẻ nữa?
Mỗi lần lĩnh lương hưu, bố 86 t.uổi lại chia t.iền khắp xóm
Bố tôi có thói quen rất lạ là thích chia t.iền cho hàng xóm. Điều này khiến anh em tôi không hài lòng cho tới khi nghe được lời giải thích của bố.
Bố mẹ tôi sinh được 5 người con. Mẹ tôi là nông dân chính hiệu, còn bố là bộ đội, sau có khoảng thời gian đi vùng kinh tế mới.
Nhiều năm về trước, hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng bố mẹ vẫn cố gắng xoay xở lo cho 5 anh em tôi ăn học, thoát khỏi cảnh ruộng đồng.
Bây giờ, chúng tôi đã trưởng thành. Bốn người làm trong cơ quan nhà nước, vài người có chức sắc. Một người mở công ty kinh doanh thành công, thu nhập tốt. Các con của chúng tôi cũng ngoan ngoãn, giỏi giang, nhiều cháu có công ăn việc làm ổn định. Vì thế, bố mẹ tôi rất hài lòng.
8 năm trước, mẹ tôi qua đời, để lại mình bố sống trong căn nhà cũ. Chúng tôi nhiều lần mời bố đến sống cùng mình nhưng bố không chịu, kiên quyết sống ở quê.
Bố bảo, cuộc sống ở thành phố ồn ào không hợp với bố. Bố muốn sống ở căn nhà cũ, nơi đây có anh em, làng xóm, có những kỷ niệm với mẹ, với ông bà...
Chúng tôi không thuyết phục được bố nên cũng không còn cách nào khác, chỉ đành bảo nhau thường xuyên về quê thăm nom, nhờ vả hàng xóm láng giềng quan tâm đến bố.
Ảnh minh hoạ: Hoàng Minh
Được cái bố tôi tính xởi lởi, hài hước nên hàng xóm ai cũng quý. Mỗi khi chúng tôi về quê có quà, bố chỉ dùng rất ít, còn lại mang chia hết cho mọi người.
Những việc ấy, chúng tôi thấy không vấn đề gì. Thế nhưng, có một việc 5 anh em không hài lòng là từ khi mẹ mất, mỗi tháng lĩnh lương người bố hiện 86 t.uổi đều đi từ đầu ngõ đến cuối ngõ để chia t.iền.
Lương của bố được hơn 8 triệu đồng, bố chia cho mỗi nhà 300.000 đồng. Hai em ruột thì bố cho 500.000 đồng/người.
Có lần bức xúc quá, tôi nói thẳng với bố: "Nhà mình không nghèo, nhưng con cháu cũng chưa giàu. Lương của bố, nếu không tiêu hết, bố cất đi phòng lúc ốm đau. Việc gì bố phải cho người ngoài nhiều như thế?".
Bố tôi cười, bảo: "Bố già rồi, t.iền cầm cũng không làm gì. Bố chỉ giữ lại một phần để lúc ốm đau, về già thêm vào với các con. Còn lại bố chia cho các em, các cháu và hàng xóm - những người tối lửa tắt đèn với bố mấy chục năm qua. Họ khó khăn con ạ.
Xóm mình có 10 nhà, 2 nhà khá giả thì không cần giúp nữa. Còn lại, 5 nhà có cụ già không lương hưu mà con cháu lại ít quan tâm, 1 nhà có 2 đứa con khuyết tật, 2 nhà còn lại thì lũ trẻ học giỏi mà bố mẹ chúng khó khăn. Với mình, 300.000 đồng không quá quý nhưng với họ là một khoản to.
Ngày xưa, bố đi bộ đội, rồi lại đi làm kinh tế, một mình mẹ ở nhà nuôi các con, nếu không nhờ anh em họ hàng, làng xóm hỗ trợ, chưa chắc mẹ con đã kham nổi để lo cho các con.
Giờ các con khôn lớn, thành đạt cũng là lúc bố trả ơn người ta. Việc này cũng khiến bố có thêm niềm vui lúc t.uổi già. Thời gian của bố không còn nhiều nữa, bố muốn các con hiểu và ủng hộ bố".
Nghe những lời bố nói, sống mũi tôi cay cay. Tôi nhớ lại những ngày thơ ấu, bố đi vắng, mẹ phải đổi công với hàng xóm láng giềng để lo gặt hái. Trong xóm, nhà tôi là khó khăn nhất nên bà Đa, bà Tiễn, bà Hảo... vẫn thường mang cho chúng tôi mớ rau, con tép, khi thì quả khế, quả đào tiên.
Nhiều hôm mẹ đi làm công ở xa, còn gửi chúng tôi sang nhà bác Thống. Trưa đến, bác lại tất tả sang nấu hộ nồi cơm độn khoai để mẹ đi làm về, cả nhà có cái ăn ngay.
Tình cảm làng quê ngày đó ấm áp là thế. Vậy mà, trong guồng quay của cuộc sống hiện đại, đã có lúc chúng tôi quên đi, giận hờn khi thấy bố giúp đỡ người khác.
Sau cuộc nói chuyện với bố hôm đó, tôi cũng phân tích lại với các anh, em của mình về chuyện bố chia t.iền cho hàng xóm mỗi khi có lương. Cả 5 anh em đều hiểu ra và tôn trọng quyết định của bố.
Thậm chí, chúng tôi còn góp thêm t.iền để bố tặng cho những hoàn cảnh đặc biệt trong làng. Số t.iền tuy nhỏ nhưng mang đến niềm vui cho vài người. Quan trọng hơn, chúng tôi muốn cùng bố lan toả những điều tốt đẹp, để con cháu nhìn vào và noi gương, để mỗi ngày thức dậy là một ngày thấy cuộc đời này còn rất nhiều điều đẹp đẽ.
Lương hưu của vợ chồng tôi là 30 triệu/tháng, có 2 tỷ tiết kiệm nhưng t.uổi già không được bình yên, lúc nào cũng nơm nớp lo sợ một người đi trước Nhiều t.iền nhưng lúc nào chúng tôi cũng có nỗi lo sợ đeo bám. Sau khi sinh đứa con đầu lòng, tôi bị băng huyết, nếu không có bác sĩ cấp cứu kịp thời thì tôi không còn trên đời này nữa. Những năm sau đó, bố mẹ 2 bên động viên tôi sinh thêm đứa nữa cho có anh có em, con...