Tới bữa ăn, vợ xách nồi cơm còn nguyên gạo sống ra khiến chồng tức tối mắng “ăn hại” nhưng ngay lập tức nghệt mặt vì lời chỉnh đốn của mẹ mình
“Em nghệt mặt vừa tủi thân, vừa xấu hổ với mẹ chồng. Anh vẫn đỏ mặt tía tai trách mắng vợ…”, cô vợ than thở.
Người đời có câu “Lấy chồng như đánh bạc”, hạnh phúc của người vợ phụ thuộc vào người đàn ông họ chọn làm chồng. May mắn lấy được người tâm lý, biết yêu thương, che chở cho vợ thì cuộc sống được bình yên. Ngược lại nếu chọn nhầm chồng, lấy phải người vô tâm, người vợ sẽ chẳng có gì ngoài nước mắt tủi hờn.
Cám cảnh lấy nhầm chồng như thế, mới đây một người vợ trẻ đã vào mạng xã hội than thở: “ Lấy phải chồng vô tâm, cuộc sống hôn nhân mệt mỏi lắm các chị ạ. Chồng em kiếm ra tiền nên luôn cho mình cái quyền áp đặt người khác phải tuân thủ theo ý mình. Cưới xong em muốn sinh con ngay mà anh không chịu, anh nói muốn lo cho sự nghiệp, không vướng víu vào con cái sớm. Vậy là em phải kế hoạch hơn 2 năm.
Bài chia sẻ của người vợ đang thu hút sự chú ý của cư dân mạng
Sự nghiệp như ý rồi anh mới để vợ đẻ. Trộm vía, cũng may ‘thả’ cái em dính bầu ngay. Biết tin sắp làm bố, anh cũng tỏ ra vui mừng song với vợ anh chẳng ân cần hơn được chút nào. Em bầu bí anh không quan tâm, hỏi han nửa lời. Cứ cuối tháng nhận lương anh chuyển vào tài khoản vợ 10 triệu, với anh như thế là hết nhiệm vụ. Thi thoảng em kêu mệt, đau lưng, đau bại, anh chỉ chép miệng: ‘Đau thì đi vào viện khám. Anh có phải bác sỹ đâu mà kêu với anh’.
Thậm chí ngày em nhập viện sinh anh cũng không có mặt đón con. Hôm đó, anh nói bận đi ký hợp đồng với khách hàng. Con em là mẹ chồng đón tay. Gần 10 tiếng sau khi con chào đời, anh mới xuất hiện.
Khổ nhất những ngày ở cữ, con em khóc hết 3 tháng, ngày ngủ đêm quấy khóc mà chỉ 2 mẹ con đánh vật với nhau. Chồng đi tối ngày, đêm về mệt anh ngủ một mạch tới sáng chẳng quan tâm vợ con thế nào. Mẹ đẻ em ở xa không lên chăm được, mẹ chồng thì vẫn đang phải đi làm. Bà chỉ đỡ em được 1 tuần là phải về.
Tháng đầu con ti ít, em bị tắc sữa sốt 40 độ vẫn phải ôm con thức cả đêm. Nhiều lúc mệt mỏi, em cằn nhằn với chồng nhưng anh dửng dưng lắm, không 1 lời động viên, chỉ lạnh lùng buông câu: ‘Anh lo kiếm tiền nuôi gia đình chưa đủ mệt hay sao mà về em còn hành’.
Không chỉ thế, mỗi lần đi làm về, thấy việc nhà cửa vợ làm không đúng theo ý mình là anh không tiếc lời trách móc. Những lúc ấy em tủi thân, chỉ biết ôm con khóc.
Cuối tuần trước mẹ chồng em lên thăm cháu. Có bà lên, em nhờ bà bế con cho để dọn nhà cơm nước. Tối anh về, em mau mải dọn cơm. Chẳng hiểu thế nào mở nồi cơm ra lại còn nguyên gạo ngâm nước. Chồng em nhìn vậy, quát thượng: ‘Cô làm ăn cái kiểu gì thế, ở nhà có mỗi bữa cơm nấu không lên hồn là sao? Đúng là vô tích sự’.
Em nghệt mặt vừa tủi thân, vừa xấu hổ với mẹ chồng. Anh vẫn đỏ mặt tía tai trách mắng vợ. Song mẹ chồng em nhẹ nhàng đặt cháu vào nôi, kéo con trai ra phòng bên đanh giọng: ‘Con bỏ ngay cách ăn nói như vậy với vợ đi. Là chồng mà sao con không tâm lý, hiểu vợ 1 chút. Phụ nữ chửa đẻ là quãng thời gian vất vả, cực nhọc vô cùng nên rất cần sự quan tâm, chia sẻ của chồng. Con nghĩ lại xem, từ ngày vợ con sinh tới giờ, con đỡ đần được nó được ngày nào chưa? Hay con chỉ đi sớm về muộn mặc vợ một mình chăm con, lo mọi việc.
Mẹ mới lên từ sáng, để ý thấy vợ con có biểu hiện mệt mỏi, căng thẳng sau sinh lắm rồi đó. Ngay như việc nấu cơm quên không cắm điện kia cũng là 1 biểu hiện. Con là chồng nó nhưng con có quan tâm để ý gì vợ đâu. Lẽ nào con không biết phụ nữ sau sinh bị căng thẳng, mệt mỏi quá sẽ dẫn tới trầm cảm, vô cùng nguy hiểm? Nếu con biết quan tâm, đỡ đần vợ thì nó đã không như vậy’.
Video đang HOT
Nghe mẹ chồng nói bên kia phòng mà nước mắt em lã chã rơi. Nói thật, đúng là em mệt mỏi nhưng cũng không nghĩ tới việc mình bị trầm cảm. Có điều sau khi đẻ xong đầu óc em cứ nhớ nhớ quên quên, giặt quần áo thì quên không cho xà phòng, nấu cơm quên không cắm điện, hay đi chợ quên ví, nấu canh không cho mắm muối. Nhiều lúc thấy tủi thân cứ ngồi khóc một mình. Buồn là chồng em chưa bao giờ hiểu điều ấy. Em nói, anh lại bảo em sinh sự này kia. May có mẹ chồng em nói giúp nỗi lòng của em cho anh hiểu.
Chồng em lúc ấy mới ngây người, nín lặng không nói gì. Lúc sau anh mang nồi cơm ra cắm lại. Đến đêm đợi vợ cho con ngủ xong, tự nhiên chồng ôm em vào lòng thủ thỉ nhận sai, hứa về sau sẽ thay đổi”.
Nếu nói “hôn nhân như canh bạc” thì phụ nữ đã lấy tất cả thanh sắc tình yêu, sự hi sinh của mình chỉ là mong đổi lại được sự quan tâm, chia sẻ của chồng. Bởi vậy nếu không may lấy phải người chồng vô tâm thì coi như họ đã “trắng tay” thua cuộc.
Nhất là trong lúc chửa đẻ, ở cữ, người phụ nữ không mong gì hơn sự thấu hiểu, chia sẻ của chồng. Được người đàn ông mình yêu biết trân trọng, ở bên nâng đỡ, họ sẽ vượt qua hết mọi khó khăn. Ngược lại, sự thờ ơ, lạnh nhạt của chồng sẽ đẩy họ xuống đáy của nỗi cô đơn, cùng cực. Mong rằng các đấng mày râu hãy hiểu suy nghĩ, mong muốn ấy của người phụ nữ bên cạnh mình mà không phụ lòng họ.
Nếu không muốn hôn nhân tan vỡ, các cặp vợ chồng hãy tránh xa những điều sau
Sau hôn nhân, nhiều cặp đôi dần bộc lộ những "nhược điểm" mà trước đây khi yêu họ cố tình giấu kín. Nói nhiều, hay cằn nhằn, kiểm soát quá mức... chính là nguyên nhân khiến tình yêu tan vỡ.
Nói quá nhiều
Theo chuyên gia tâm lý Trịnh Hòa Bình, đây là sai lầm phần lớn của các chị em khi giao tiếp với chồng. Nói nhiều là dại nhất của phụ nữ. Đôi khi người vợ cần biết lúc nào không nên nói với chồng, đặc biệt là khi định nói gì đó tiêu cực. Mình cần phải biết mình đang trò chuyện về điều gì và cần phải bớt nói quá nhiều đi.
Có những người vợ sáng càu nhàu, trưa nhắc lại lần một đến tối lại bóng gió xa xôi. Đến hôm sau vẫn những lời nói kiểu đó... nhắc đi nhắc lại, nói quá nhiều khiến chồng mệt mỏi. Không hiếm cuộc hôn nhân lạnh nhạt, thậm chí tan vỡ chỉ vì điều này.
Quá kiệm lời
Việc nói quá nhiều như trên hẳn đã không tốt nhưng ngược lại việc vợ chồng kiệm lời với nhau quá cũng chẳng nên. Nhiều người cho rằng cách giải quyết tranh cãi hiệu quả nhất là im lặng, nhưng họ không biết rằng điều đó sẽ khiến nửa kia của mình cực kì khó chịu mỗi khi đối tác "im hơi lặng tiếng" suốt một thời gian dài.
Im lặng không giải quyết được tranh cãi vì cả hai không hiểu được suy nghĩ của nhau. Khi đang nổi nóng cãi nhau thì chọn cách im lặng để bình tĩnh lại, song cần phải nói chuyện nghiêm túc sau đó.
Hơn nữa, khi một người muốn nói chuyện mà người kia lại chẳng hào hứng, quá kiệm lời khiến họ chẳng còn hứng thú gì để tiếp tục giao tiếp. Lâu dần hai vợ chồng sẽ trở nên xa cách, không kết nối được với bạn đời, cuộc sống sẽ tẻ nhạt.
Ít thời gian dành cho nhau
Giành nhiều thời gian cho gia đình là chìa khóa giúp hôn nhân bền vững. Ảnh minh họa
Thời gian là điều khan hiếm nhất trong thời buổi xã hội công nghiệp hóa hiện đại hóa ngày nay. Cả hai vợ chồng đều luôn bận rộn và hầu như không thể tìm ra thời gian rảnh rỗi dành cho nhau. Họ quan tâm tới công việc và việc làm thế nào để kiếm tiền hơn là quan tâm tới gia đình và hạnh phúc của chính họ.
Tuy nhiên, thực tế thì các cặp vợ chồng cần dành thời gian cho hôn nhân của mình. Đừng để công việc sai khiến và kiểm soát cuộc sống của bạn. Chỉ có như thế thì bạn mới tránh được tình trạng nhà vắng, bếp lạnh sau giờ làm việc.
Luôn so sánh và phê bình
Phê bình là công việc của những người cầm bút để kiếm sống. Đó không phải là một phần cần có trong quan hệ vợ chồng. Việc bạn giúp bạn đời sửa chữa sai lầm và hoàn thiện bản thân là điều hoàn toàn cần thiết.
Tuy nhiên, đừng liên tục lôi những điểm chưa hoàn hảo của anh ấy/cô ấy ra để phê bình và so sánh với bất kì ai. Điều đó sẽ chọc tức và khiến "đối tác" thấy mình bị xúc phạm quá mức. Một lần, hai lần có thể là bình thường những tới lần thứ mười mấy thì sẽ có chuyện xảy ra.
Bỏ qua lời khen
Sau khi cưới nhau, các cặp vợ chồng về nhà phải lo tài chính, sinh con, chăm sóc con cái, có bố mẹ sống chung... nên sẽ chẳng còn hỏi người kia là muốn cái gì nữa mà khi đó sẽ là "Tôi muốn cái gì", "em muốn thế này", "anh muốn thế kia"... Việc trắng ra như vậy đôi khi sẽ mang lại tác dụng phản nghịch.
Đáng sợ hơn là sự cằn nhằn, chỉ trích lẫn nhau. Quá nhiều mối lo từ tài chính, chăm sóc con cái... thường khiến hai vợ chồng dễ rơi vào kiểu "dạy dỗ" lẫn nhau, trong khi cuộc sống hôn nhân rất cần chút lời khen của bạn đời. Thay vì khen ngợi, cả hai thường chỉ than vãn về nhau mà quên đi nhiều khi mình cần phải nhìn lại chính bản thân mình. Điều này rất dễ làm người kia cảm bất mãn, mệt mỏi.
Đôi khi chỉ một lời khen ngợi, "nịnh nọt" cũng khiến mối quan hệ vợ chồng hạnh phúc hơn, chuyển từ tiêu cực sang tích cực. Hãy dành tặng lời khen cho bạn đời khi có dịp.
Ít tranh luận
Có mâu thuẫn mà không giả quyết triệt để thì quan hệ vợ chồng sẽ dần trở nên xa cách. Ảnh minh họa
Thoạt nghe, nó có vẻ mâu thuẫn nhưng việc tranh luận một cách lành mạnh có thể khiến cho cuộc hôn nhân của bạn giải quyết được nhiều khúc mắc hơn. Tranh luận là một cách để giao tiếp, giải quyết vấn đề và bày tỏ ý kiến của mình.
Miễn là khi tranh luận, cả hai dành cho nhau sự tôn trọng và sự bình tĩnh. Vợ chồng nên tránh những cảm xúc tiêu cực, oán giận. Sau một cuộc tranh luận, cả hai sẽ thấy nhẹ lòng khi giải quyết được mọi khúc mắc và hiểu nhau hơn.
Trong mọi thứ vẫn giành phần thắng về mình
Thường thì do bản năng, cái tôi quá lớn nên khi giao tiếp với nhau, nhiều cặp vợ chồng vẫn phạm phải lỗi sơ đẳng nhưng rất quan trọng này.
Theo chuyên gia tâm lý, cách nói khẳng định mình luôn đúng còn cái sai là ở vợ/chồng này là cách nhiều người đang vô thức đóng dần cánh cửa giao tiếp với bạn đời của mình. Lâu dần, việc giao tiếp giữa hai vợ chồng trở nên khó khăn, bế tắc. Và một khi vợ chồng không thể nói chuyện với hay hay mở miệng ra là cãi vã sẽ khó có hôn nhân hạnh phúc.
Không sẵn sàng quan hệ tình dục
Quan hệ vợ chồng là liều giúp giảm đau cho mọi mâu thuẫn trong hôn nhân. Ảnh minh họa
Sự lệch pha trong đời sống gối chăn lâu dần không được cải thiện sẽ trở thành hiểm họa đe dọa sự bền vững hôn nhân của bạn. Thực tế có nhiều cặp đôi duy trì một cuôn hôn nhân "không tình dục" nhưng đó là khi họ cùng đồng lòng cho quyết định này vì nhiều nguyên nhân. Các cặp đôi còn lại, tình dục đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bởi vậy hãy cùng nhau nỗ lực cải thiện thay vì buông xuôi nếu chẳng may ở một giai đoạn nào trong hành trình hạnh phúc, hai bạn không may lệch pha.
Vợ chồng đối xử với nhau 'nhạt như nước ốc' và cái kết Đã lâu rồi hai người không đi chơi với nhau, về nhà vợ có cằn nhằn anh ấy cũng chỉ ừ cho qua chuyện rồi cắm mặt vào điện thoại. Đó là những dấu hiệu đáng lưu tâm về cuộc hôn nhân của bạn. Với các cặp vợ chồng sự kết nối là điều cực kì quan trọng. Vậy nhưng, trải qua thời...