Tôi ‘bó tay’ với rận mu
Sau chuyến công tác xa 2 tuần lễ, khi về nhà tự nhiên tôi thấy vùng quanh “chú nhỏ” ngứa kinh khủng, lại có những lấm tấm màu trắng nhỏ xíu.
Lúc đầu, tôi thấy vùng xung quanh chú nhỏ bị ngứa và nghĩ rằng chắc mình bị nấm hoặc do nhiễm trùng nhưng tôi bôi thuốc không thấy đỡ.
Sau này, tôi để ý trên quần lót có những đốm vàng nhỏ li ti và mật độ ngày càng nhiều. Khi đó tôi mới phát hiện ra có nhiều những sinh vật ký sinh nhiều chân, thân trắng, bám rất chắc vào da và lông.
Tôi dùng xà bông chà thật kỹ nhưng vẫn không trị được lũ rận – Ảnh: internet
Tôi đã đi khám và bác sĩ nói đã bị lây nhiễm một loại ký sinh trùng gọi là rận mu. Quả thực tôi bó tay với lũ này, vì mặc dù tôi rửa ráy sạch sẽ, bôi thuốc như bác sĩ căn dặn nhưng một thời gian sau nó lại tái phát.
Video đang HOT
Tôi phải làm gì bây giờ? Nó thực sự làm tôi mất tự tin. (Nam Hùng – Cần Thơ)
BS Vũ Quốc Trung – Phòng khám đông y Từ Tâm (Hà Nội):
Rận mu (Phtiriasis pubis) còn được gọi là rận cua vì hình thù giống con cua, là một loại rận (côn trùng hút máu không cánh) có thể sống và sinh sản ở vùng lông mu. Nhiễm rận thường gây ngứa, nhưng có khi lại không kèm triệu chứng nào cả.
Rận mu là ký sinh trùng sống ở lỗ chân lông vùng sinh dục, gây ngứa ngáy và lây qua quan hệ tình dục – Ảnh: internet
Theo tôi, bạn nên làm sạch violon để loại bỏ rận, dùng thuốc DEP. Ngoài ra bạn có thể diệt rận mu bằng cách dùng bông gòn, thấm dầu hoả (dầu hôi) chà lên toàn bộ khu vực có rận mu và để 30 phút sau, rận mu sẽ bị tiêu diệt.
Rận mu cũng dễ dàng bị tiêu diệt bởi thuốc trừ sâu hữu cơ Cypermethyl hoặc Pyrethrin (cúc trừ trùng) trong các bình xịt muỗi. Vì vậy dùng bình xịt muỗi có các hoạt chất trên xịt vào vùng nhiều rận mu, sau 5 – 10 phút rửa sạch bằng xà phòng thơm để tránh da bị rộp do các dung môi trong bình xịt muỗi.
Khi chẳng may lây nhiễm rận mu nên đến khám ở chuyên khoa da liễu và nhanh chóng xử lý, cần sinh hoạt tình dục lành mạnh và an toàn để tránh lây nhiễm căn bệnh đáng ghê này.
Bạn cũng lưu ý là rận có thể trú trong áo quần, giường chiếu mùng mền, khăn bông nhiễm mầm bệnh. Do đó, để đảm bảo không bị lây nhiễm tiếp, bạn nên vệ sinh những thứ có liên quan, thay mới… để cắt đứt nguồn lây truyền bệnh.
Theo Alo
Bọ xít hút máu người xuất hiện ở Quy Nhơn
Nghiên cứu 3 con bọ xít bắt được tại nhà bà Nguyễn Thị Kim Liên ở Quy Nhơn, Bình Định, Viện Sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng Quy Nhơn kết luận đây là loài ký sinh hút máu gây vết thương ngứa, sưng tấy và thâm tím.
Sáng 4/9, ông Nguyễn Xuân Quang, Trưởng khoa Côn trùng thuộc Viện sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng Quy Nhơn (Bình Định) cho biết, 3 con bọ xít hút máu người phát hiện tại Quy Nhơn đều thuộc giống Triatoma Laporte 1832, có nguồn gốc Nam Mỹ.
Theo khảo sát và nghiên cứu sơ bộ của Viện, đây là loài ký sinh trùng hút máu. Vết thương do loại này gây nên sẽ bị ngứa, sưng tấy và thâm tím. Hiện chưa thể xác định bọ xít hút máu người loại này có thể gây sốt và buồn ngủ hay không.
Ba con bọ xít bắt được ở Quy Nhơn. Ảnh: Minh Minh.
Trước đó, bà Nguyễn Thị Kim Liên ở tổ 42, khu vực 8, phường Hải Cảng, TP Quy Nhơn, trong lúc xem tivi đã bắt được 3 con bọ xít hút máu người. Bà Liên giao con vật cho Khoa Côn trùng, Viện Sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng Quy Nhơn nghiên cứu.
3 con bọ xít này đều thuộc một loài, có hình dáng giống nhau, màu nâu đen và có nhiều vằn màu vàng trên cơ thể.
Đây là loài bọ xít lần đầu tiên xuất hiện tại Quy Nhơn. Trước đó tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM đã xuất hiện loại bọ xít hút máu người thuộc giống này
Theo VNE
Cảnh giác với giun móc chó, mèo dưới da Vừa qua, một phụ nữ cư ngụ tại Khương Đình, Hà Nội đã phải vào bệnh viện vì trên nhiều vùng da cơ thể, nổi lên những đám ngoằn ngoèo nhìn giống như những mạch máu nhỏ, nhưng lại gây ngứa ngáy dữ dội. Kết quả xét nghiệm cho thấy chị đã bị nhiễm một loại giun móc, vốn chỉ sống ký sinh...