Tôi bị ghét vì không gọi chị họ dậy đi học
Tôi thấy mình không sai vì chị đã 22 tuổi, việc tự thức dậy đi học là việc cỏn con.
Hình ảnh minh họa
Tôi 27 tuổi, đi làm được vài năm, có một chuyện nhỏ làm tôi rất bối rối dù đã ở tuổi trưởng thành. Trước kia tôi ở trọ một mình. Một dịp, tôi về quê gặp được người chị họ đã nhiều năm không gặp, chị đi làm công nhân và giờ muốn lên học lại để chuyển việc. Tôi biết việc đã rất ủng hộ, nói rằng lên thành phố thì ở với tôi. Gọi là chị nhưng thật ra chị mới 22 tuổi.
Chúng tôi ở cùng phòng, ban đầu khá hợp, sau đó chị thường chơi điện thoại đến 2 giờ sáng rồi hôm sau ngủ quên, lại bỏ học. Tôi nhắc nhở và gọi dậy mấy buổi đầu nhưng gọi mãi chị không dậy, sau tôi góp ý thì chị bảo nhờ tôi gọi. Tôi có nói: ” Em không gọi đâu, chị tự giác đi, có gọi em chỉ gọi chị một lần thôi”. Chị rất giận, cho rằng tôi ích kỷ, rồi đi kể với mấy em họ ở quê. Tôi thấy mình không sai vì chị đã 22 tuổi, việc tự thức dậy đi học là việc cỏn con. Sau đó mấy đứa em họ cũng đâm ra ghét tôi. Chuyện chỉ có thế, rất mong mọi người cho góp ý. Tôi không thấy mình sai ở đâu, hay do quan điểm của tôi khác với mọi người? Mong được các bạn cho ý kiến. Xin cảm ơn nhiều.
Lan
Theo vnexpress.net
Video đang HOT
Nghẹn ngào những cái "TẾT KHÔNG CHỒNG"
Tết là để sum vầy, nhưng có những cuộc đoàn viên chẳng bao giờ đầy đủ khi khiếm khuyết một người. Dẫu đã được quyền lựa chọn hạnh phúc cho bản thân, nhưng quyết định một cuộc sống bình yên thì không đơn thuần đến từ một phía.
Có những người đàn bà chẳng mong chờ tết. Tết với họ là những kí ức, nỗi nhớ và những khoảng lặng không gì bù đắp được. Tết không phải để sum vầy mà càng khoét sâu vào sự trống trải, cô đơn.
Tết về cảm thấy chông chênh. Ảnh minh họa
Năm nay với mẹ con Hiền thật khác. Cô không còn háo hức về ngoại như xưa vì nếu đi, ai sẽ nhang khói cho chồng cô trong ba ngày tết. Sự ra đi đột ngột của Trung - chồng cô vào giữa những ngày hè chói chang khiến cô vẫn chưa hết ngỡ ngàng. Anh mất vì tai nạn giao thông. Ngày anh đi cũng là ngày đứa con thứ hai cất tiếng khóc chào đời. Đau đớn hơn, mẹ anh lại mê tín và cho rằng "con anh sát bố". Bỏ đi không nỡ, về ngoại thì vời vợi tàu xe, Hiền cắn răng chấp nhận cảnh góa phụ nuôi con. Mục tiêu của cô giờ chỉ là kiếm tiền để nuôi con khôn lớn. Công việc cuốn cô theo những sấp ngửa ngược xuôi, chỉ có đêm về, khi con đã ngủ, Hiền cắn chặt gối cho nước mắt khỏi trào ra.
Không góa phụ như Hiền nhưng Minh cũng vắng chồng hơn bốn năm qua. Chồng cô đang ở gần nhưng cũng rất xa khi thụ án 15 năm cho tội tham ô, gây thất thoát tiền của nhà nước. Ngôi nhà vắng hơi ấm của đàn ông đã đành mà những lời đàm tếu, dị nghị của người đời như bức tường ngăn cách mẹ con cô với thế giới xung quanh.
Thương nhất là hai đứa con đã bước vào tuổi trưởng thành, sự tự ti in hằn trên gương mặt chúng. Giấu con mãi không được, Minh thú thật với các con " ba muốn mẹ con mình được sung sướng nhưng lại đi sai đường". Mỗi lần vào thăm nuôi, cô chỉ mong anh cải tạo tốt để nhận được sự khoan hồng. Bản án là cái giá phải trả khi anh quá tham lam và cô thì ngây thơ tiêu những đồng tiền chồng đưa về ngày một nhiều mà không hề ngờ vực. Lúc ân hận thì bàn tay đã trót nhúng chàm, hệ lụy là hai đứa con không dám chơi với ai, thỉnh thoảng được vào gặp ba nhưng ra về chúng lại bước đi thật nặng.
Sự trống trải càng làm nỗi buồn tăng thêm. Ảnh minh họa
Mỗi cuộc đời là một số phận. Dẫu đã được quyền lựa chọn hạnh phúc cho bản thân, nhưng quyết định một cuộc sống bình yên thì không đơn thuần đến từ một phía. Người thì chồng bệnh tật, người thì chồng vướng lao tù. Họ như những thân tơ liễu may nhờ rủi chịu. Bỏ thì thương, vương thì tội, chỉ có những đứa trẻ thơ hồn nhiên vui cười càng làm cho nỗi đau của người lớn thêm rõ hình sắc khối.
Vậy nhưng, có những quyết định thuộc về riêng họ khi dũng cảm chặt đứt những buồn đau như trương hợp của Thi. Cô chấp nhận bước ra khỏi đời chồng với hai bàn tay trắng, đổi lại cô được thảnh thơi, bình yên - điều mà lâu nay cô không có.
Thi lấy chồng hơn tuổi, những tưởng sẽ tìm được một bến đỗ bình yên. Nào ngờ, những chuyến xe đường dài đã dẫn chồng cô dính vào thuốc phiện. Ban đầu cô không tin, nhưng khi nghe người thân xác minh chỗ anh hay đến chích hút thì Thi ngã ngửa.
Khuyên nhủ chồng đi cai nghiện không thành, Thi càng hoang mang hơn khi phát hiện mình có song thai. Đối với người phụ nữ, thiên chức làm mẹ là một khát khao, hạnh phúc. Thi cũng vậy, nhưng bây giờ trong hoàn cảnh như thế này, cô lo sợ đến sức khỏe cho ba mẹ con và tương lai phía trước. Liệu cô và các con có bị nhiễm bệnh xã hội mà chồng cô đã dương tính? Nỗi lo sợ theo cô hàng đêm, thấp thỏm qua những lần xét nghiệm và thăm khám định kỳ. Hạnh phúc là khi hai đứa trẻ cất tiếng khóc chào đời khỏe mạnh, nhưng Thi lại ôm con và thấy mình tàn nhẫn " mẹ xin lỗi hai con, từ nay chỉ có ba mẹ con mình ở với nhau thôi".
Thi quyết định ly hôn dù chồng cô hết lời khóc lóc, hứa hẹn. Dù xung quanh có kẻ trách móc, người cảm thông, Thi đã không còn bận tâm đến điều tiếng nữa. Bởi cô biết, nếu tiếp tục sống chung, cuộc đời mẹ con cô chẳng khác nào ngõ cụt.
Khi không có sự lựa chọn nào tốt hơn, chỉ cần có con bên mẹ là đủ. Ảnh minh họa
Tết là để sum vầy, nhưng có những cuộc đoàn viên chẳng bao giờ trọn vẹn đầy đủ khi khiếm khuyết một thành viên. Hiền thấm thía sự cô đơn khi chồng cô chỉ còn trên di ảnh, kí ức về những ngày tết cả gia đình đi chơi được gói chặt trong thân phận phụ nữ góa chồng. Còn mẹ con Minh lại lặng lẽ thăm nuôi và né tránh lời hỏi thăm vô tình hay hữu ý "bao giờ chồng mày ra trại". Thi vẫn cho con về nội, nhưng không quên dặn "con phải cẩn thận khi tiếp xúc với ba".
Phía sau nụ cười gượng là những giọt nước mắt được nuốt vào trong. Hiện thực là điều không thể trốn chạy khi không có sự lựa chọn. Thiếu một bờ vai nhưng không phải đã mất hết điểm tựa. Chỉ cần an yên, Hiền, Minh, Thi rồi cũng sẽ vượt qua. Tết không có đàn ông, chỉ đơn giản là ít nhậu nhẹt, thuốc lá, còn sắm sửa cho con, mua đôi giày mới cho mình là điều cần thiết bởi hơn ai hết họ biết rằng: muốn hay không xuân cũng về, phải khóa nỗi buồn theo cái lạnh của mùa đông.
Minh Đức
Theo emdep.vn
Tết về trên xóm Cồn Nó nôn nao đi xé từng tờ lịch của năm cũ, nó xé toạc rớt cả cùi lịch, rồi cười khúc khích "mấy đứa cưng thấy hông chiều nay mấy chị em mình có bánh phồng ăn rồi nè"... Đó là mấy đứa nhỏ xóm Cồn của tôi. Đứa lớn bảy tuổi lớp một, đứa nhỏ từ năm đến ba tuổi tóc tai...