Tội ác sám hối P.15: Hối hận của cựu người mẫu lừa đảo tiền tỷ
Nổi danh trong giới người mẫu nhưng 29 tuổi, người đẹp có học vấn cao này bước vào trại giam với án tù chung thân.
Nguyễn Thị Quỳnh Ngọc trong trại giam
TỘI ÁC:
Trùm nợ 5 tỉ đồng
Nguyễn Thị Quỳnh Ngọc (sinh năm 1978, ở Cầu Giấy, Hà Nội) sớm nổi danh trong giới người mẫu không chỉ bởi hình thể đẹp mà còn là một trong số ít người đẹp thông minh, có trình độ học vấn cao.
Cuối những năm 90, Ngọc tham gia giới người mẫu từ khi đang học cấp ba. 16 tuổi, cô đã có những bước chân đầy kiêu hãnh trên sàn catwalk. Dầu vậy, Ngọc không bỏ bê việc học mà thi đỗ Học viện Quan hệ quốc tế, sau đó có bằng thạc sỹ ở trường này.
Thời gian học đại học cũng là lúc Ngọc gặt hái được nhiều thành công ở nghề người mẫu. Cô nữ sinh nhanh chóng trở nên giàu có và nổi tiếng nhờ những chuyến lưu diễn liên tục trong và ngoài nước khiến cô nhanh chóng giàu có và nổi tiếng. Thậm chí cô còn giữ vị trí vedette trong nhiều show lớn và được nhiều nhiếp ảnh gia săn đón.
Trong khi đang ở đỉnh cao của nghề người mẫu, Ngọc bất ngờ từ giã sàn diễn, xin vào làm ở một cơ quan nhà nước. Rồi Ngọc kết hôn, sinh con. Năm 2005, gia đình Ngọc bắt đầu gặp khó khăn khi người chồng làm ăn bị thua lỗ 3 tỉ đồng.
Video đang HOT
Vốn là một cô gái thông minh, tháo vát, Ngọc bỏ ra ngoài lập công ty riêng. Công ty TNHH Lâm Sơn do Ngọc làm giám đốc, kinh doanh nhiều lĩnh vực, trong đó có cả sản xuất phim quảng cáo. Mở công ty này, chưa có kinh nghiệm trên thương trường, nên Ngọc đã thua lỗ và lâm vào cảnh nợ nần chồng chất.
Tháng 2/2006, người chồng mất đột ngột, một mình Ngọc thân gái nuôi con, “gánh” khoản nợ hàng tỉ đồng. Túng quẫn, Ngọc làm liều bằng cách vay nợ hàng chục người, trả lãi suất cao. Ngọc đã vay nợ tổng cộng hơn 5 tỉ đồng, không có khả năng chi trả.
Tháng 8/2007, sau khi có đơn tố cáo của nhiều nạn nhân, Công an quận Cầu Giấy đã bắt giam bắt giam Ngọc về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Ngọc đã bị TAND TP. Hà Nội xử phạt án tù chung thân.
SÁM HỐI:
Hồi sinh từ trong tuyệt vọng
Ngọc đã có những ngày dài trong trại giam để sám hối. Tòa phúc thẩm tuyên 20 năm với tội danh “lừa đảo, chiếm đoạt tài sản”. Có những “chủ nợ” đã trực tiếp đứng ra bảo lãnh cho Ngọc. Ngọc khóc rất nhiều khi kể về cậu con trai đang ở với ông bà nội.
“Tôi thèm cảm giác được ôm con vào lòng, được hôn lên má con. Tôi nghe tim mình nhói đau, nghẹn lại. Con tôi nói với tôi rằng: Mẹ đừng khóc, con không khóc đâu. Con nhớ mẹ lắm. Bà nội bảo mẹ đi đóng phim Cảnh sát hình sự. Khi nào mẹ đóng phim xong mẹ về với bố con đi chơi nhé. Mẹ nhớ giữ gìn sức khoẻ sớm về với con. Khi tôi bị bắt, con tôi mới hơn ba tuổi, giờ cháu bắt đầu đi học rồi. Nhìn bàn tay bé xíu của nó ngày nào ôm di ảnh của bố, giờ vẫn bàn tay ấy nó đặt lên tấm kính ngăn cách như muốn lau cho tôi những giọt nước mắt đang vỡ oà trên má mà lòng tôi đau buốt. Tôi có lỗi với con tôi, tôi chỉ muốn ôm nó, xiết chặt nó vào lòng như sợ nó sẽ vuột khỏi tay mình”.
Ngọc giờ rất bình tâm. Cô đã viết nhật ký từ rất lâu rồi. Những dòng này, Ngọc không chỉ viết để dự thi, mà viết cho những sám hối trong tâm hồn cô.
“Mọi thứ có thể qua đi khi nỗi đau, sự dằn vặt, ân hận được tôi trả lại bằng chính những giọt nước mắt và những giọt mồ hôi. Có đôi khi tôi như muốn quên lãng bản thân mình để hoà vào cái nắng, cái gió khắc nghiệt để quên đi quá khứ đẹp, quá khứ êm đềm và phẳng lặng. Tôi muốn chôn sâu vào miền ký ức riêng để nó ngủ quên trong một góc riêng của tâm khảm. Ranh giới giữa sự sống và cái chết rất mong manh giữa nắng, gió khắc nghiệt của vùng đất miền Trung với cuộc sống vất vả thiếu thốn về tinh thần và vật chất có thể làm cho tôi phai tàn về nhan sắc nhưng sẽ không bao giờ làm tôi mất đi ý chí quyết tâm hướng về phía trước.
Tôi tin rồi một ngày nào đó cánh cửa tội lỗi sẽ đóng lại – Sau lưng tôi những mảnh vỡ đau thương sẽ được gắn kết lại thành niềm hạnh phúc cho tôi. Niềm hạnh phúc vô bờ như tôi đã từng có. Chính bởi niềm tin ấy khiến tôi không thể đắm chìm trong nỗi đau thương mất mát nữa. Mà nếu có phải vắt kiệt sức mình qua từng ngày, từng giờ để vượt qua ngưỡng cửa tội lỗi tôi cũng sẽ cố gắng. Vì tôi không cho phép mình gục ngã và tôi vẫn tin trên đời này không có con đường cùng mà chỉ có những ranh giới. Điều quan trọng và cốt yếu là phải có nghị lực, lòng tin để vượt qua những ranh giới ấy. Hạnh phúc vẫn mỉm cười trong đau thương và gian khổ. Mà bi kịch lớn nhất của đời người là mất đi mục đích sống, thiếu vắng ước mơ và khát vọng”.
“Hạnh phúc không mỉm cười với những người không biết đứng dậy sau vấp ngã. Quá khứ rồi cũng qua, tất cả sẽ trở lại êm đềm và phẳng lặng. Giờ đây tôi không còn đau khổ nữa. Tôi sẽ nở một nụ cười vào mỗi buổi sáng để đón bình minh tương lai phía trước ngập tràn niềm vui. Tình yêu và hạnh phúc. Nơi cuối con đường hầm tăm tối tôi đi vẫn có một ngọn đèn chiếu sáng cho những bước đi dò dẫm của tôi, để rồi một ngày nào đó vừng đông sẽ toả sáng không còn le lói nữa. Một ngày nào đó không xa tôi sẽ lại được đi trên lối mòn hạnh phúc mà tôi đã từng đi. Còn giờ đây, tình yêu thương của mọi người cũng đủ giúp tôi sống và vượt qua những ngày còn lại”.
Theo xahoi
Kẻ thủ ác "xẻo tai đối thủ" trở thành nhà từ thiện
Một kẻ giang hồ từng chém đứt lìa cánh tay và xẻo đứt vành tai tên giang hồ khác. Một lần đi đòi nợ thuê, hắn nhẫn tâm đạp vào cái bụng bầu khiến chị sẩy thai.
Nhưng bây giờ, anh ta trở thành một Phật tử, làm chủ một xưởng điêu khắc và đào tạo nghề cho nhiều thiếu niên cơ nhỡ.
Ngày xưa, tục danh của anh là Lê Thừa Dương Hùng (sinh năm 1973, quê ở Quảng Trị), tên giang hồ là Hùng "sầu", còn giờ đây pháp danh của anh là Thích Tịnh Tín, quy y ở chùa Hoằng Pháp (Hóc Môn, TP.HCM), là chủ xưởng điêu khắc gỗ, với 16 thợ.
Thời kỳ tội lỗi
Anh Dương Hùng tâm sự với chúng tôi, anh sinh ra tại làng chài nghèo của xã Hải Khê, huyện Hải Lăng (Quảng Trị), trong một gia đình nghèo khó. Cha mất sớm, mẹ tái giá, năm lên 7 tuổi, chứng kiến cảnh cha dượng hành hạ mẹ ruột mình, anh chịu không nổi bỏ nhà, đi lang thang đến chợ Đông Ba (TP.Huế). Ban ngày phụ dọn hàng cho các chủ hàng, ban đêm anh ngủ vật vờ ở các sạp.
Sau 2 năm sống đơn độc ngoài chợ đời, anh nhớ mẹ da diết nên quay về nhà. Do mẹ còn lo cho dượng và các em nên cuộc sống vẫn quá nghèo nàn. Anh không tìm được mái ấm mơ ước, nên quay trở lại chợ Đông Ba, kết nhóm với những trẻ lang thang khác, đứa làm bốc vác, bán trà đá, đứa đánh nhau, ăn cắp vặt ở bến xe Gia Hội. Anh trở thành đứa lạnh lùng, dày dạn kinh nghiệm sống. Nhưng đến năm 13 tuổi, anh lại nhớ mẹ và quay về quê, nhưng lần hồi gia này anh trở thành đứa con bất mãn và bất trị.
Lúc đó, anh gặp tướng cướp Lê Lam (người cùng xóm hơn anh 11 tuổi, trước đó đã vượt biên, phá trại tị nạn ở Hong Kong, cướp tàu đi Nhật) vừa bị Nhật trả về. Lê Lam cho Dương Hùng nhập băng, vì anh còn nhỏ nhưng quá gan lì.
Dương Hùng kể: "Năm 15 tuổi, do mâu thuẫn với hai anh bộ đội, tôi cầm kéo đâm vào bụng, ngực của họ, nên bị bắt đi cải tạo 9 tháng. Ra trại, Lê Lam cử tôi đi trinh sát một băng đối thủ, ai dè băng 6 tên này phát hiện và bao vây tôi. Tôi lùi lại giật dao của người đang xắt thịt trong quán, chém đứt lìa cánh tay của một tên trong băng và xẻo tiếp một lỗ tai mang về khoe với đại ca. Sau đó, tôi bị xử 2 năm rưỡi tù giam, ở được 9 tháng tôi vượt trại giam và trốn vào Sài Gòn, xin gia nhập băng bảo kê Tâm "voi". Hai năm sau tôi bị bắt theo lệnh truy nã của công an Huế và bị lãnh thêm 2 năm rưỡi tù.
Ra tù, tôi vào Bình Dương nhập vào băng bảo kê, đòi nợ mướn ở Dĩ An. Lúc đó, Tâm "voi" bị bắt, tôi lên làm đại ca. Một lần đi đòi nợ 12 triệu đồng ở Bình Phước, con nợ là một phụ nữ đang mang bầu, tôi xiết chiếc xe máy. Chị ấy ôm chân tôi lại van xin đừng lấy xe, nhưng tôi co chân đạp thẳng vào bụng chị, sau đó tôi biết chị đã bị sẩy thai... đó là nỗi dằn vặt trong lòng tôi suốt tận bây giờ".
Thời kỳ sám hối
Sau vụ này, anh tìm đến nhà đại ca Lê Lam, đại ca bảo anh đã quy y với pháp danh Tịnh Long, sám hối tội lỗi trước kia để được làm người lương thiện. Một hôm vào tháng 10/1999, Dương Hùng đang đi ngoài đường và nhìn thấy ngôi chùa Đông Linh, ở Hóc Môn, bỗng tò mò đi vào, bất ngờ anh cảm nhận một sự an lành, thư thái trong lòng không giải thích được. Từ đó, thỉnh thoảng anh lại đến chùa.
Lúc này, anh nghiện nặng, nên khấn nguyện Phật pháp gia hộ cho anh từ bỏ ma túy. Rồi anh mua thùng mì gói, thùng nước uống và tìm thuê một căn phòng trọ giá 150.000 đồng/tháng. Nhờ khóa trái, anh tự nhốt mình 21 ngày vật vã, đau đớn. Anh kể: "Đói thì ăn mì, lúc vã thuốc đau đớn thì tôi chỉ còn cách duy nhất là nhắm chặt mắt lại, không rên la mà chỉ toàn tâm toàn ý nghĩ về Phật. Tôi tin khi tâm hồn hướng về cõi an nhiên thì mình sẽ tìm thấy những điều kỳ diệu lúc nào cũng niệm Phật cho đến khi thấy lòng mình tỉnh táo, sau đó tôi dứt hẳn ma túy".
May mắn cho Dương Hùng, nhờ điêu khắc gia Đoàn Minh Nhật (Bàn tay vàng năm 1994) của Bộ Văn hóa thông tin cũ) đến thuê mặt bằng gần nhà trọ của anh. Phúc duyên cho anh khi được thầy Nhật thâu nhận làm đệ tử. Anh miệt mài theo học nghề suốt ba năm (1995-1998). Thầy Nhật truyền nhiều kỹ năng, kỹ xảo đã giúp cho anh thành nghệ nhân điêu khắc gỗ. Anh nuôi hy vọng trong tương lai sẽ tạo ra một cơ sở điêu khắc gỗ Phật giáo, một ngành chưa có nhiều cơ sở sản xuất. Anh kể: "Cuối năm 2005, khi hội đủ duyên lành, tôi mạnh dạn mở Cơ sở điêu khắc gỗ Dương Hùng, và tôi sẵn sàng thâu nhận hai em cùng quê, cũng từng vào tù ra khám để dạy nghề, nên tôi đặt tấm bảng trước cơ sở: "Nơi đây nhận dạy nghề điêu khắc miễn phí và ưu tiên cho các em có hoàn cảnh cơ nhỡ". Lúc đó, có 15 em (từ 14 - 30 tuổi) xin vào học việc, số lượng học viên cứ tăng dần lên. Sau này có hai em bén duyên với Phật, đã xuất gia. Nguồn lực hiện nay của cơ sở có 4 thợ chính và 12 thợ phụ". Cái xưởng nhỏ của Dương Hùng đang rộn ràng tất bật do thầy trò anh tập trung hoàn thành ba bức tượng Phật bằng gỗ cao 5m, nặng 6 tấn, cho chùa Giác Ngộ và dự kiến sẽ xác lập kỷ lục tượng gỗ cao nhất Việt Nam.
Bây giờ, nhiều học trò của anh đã thành thợ chánh, nên anh Tịnh Tín dành nhiều thời gian (từ ngày thứ sáu đến Chủ nhật) cùng với các nhà hảo tâm, Phật tử vận động quyên góp tiền bạc, thực phẩm, thuốc men, quần áo... đi cứu trợ đồng bào nghèo ở khắp miền Tây Nam bộ, miền Trung và Tây Nguyên.
Theo xahoi
TỘI ÁC SÁM HỐI P.13: Tử tù giết người dã man mơ làm... Lục Vân Tiên Vì thiếu tiền, thấy chiếc xe máy dựng ngoài hớ hênh, Thuật liền vung con dao mang đi phòng thân chém điên cuồng vào người nạn nhân rồi cướp xe... Tử tù Lại Đức Thập. Vụ án mạng đặc biệt nghiêm trọng xảy ra hồi đầu năm 2010 tại một khu vực đông dân của trung tâm TP.Buôn Ma Thuột từng gây chấn...