Tối 2/4, 3 ca mắc mới Covid-19
Bộ Y tế cho biết, trong ngày 2/4 Việt Nam ghi nhận thêm 3 ca mắc mới Covid-19, nâng tổng số ca bệnh tại Việt Nam lên 2.620 trường hợp.
3 ca mắc mới (BN2618-2620) là các ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Quảng Ninh (1), TP. Hồ Chí Minh (1) và Tây Ninh (1). Cụ thể:
- CA BỆNH 2618 (BN2618) ghi nhận tại tỉnh Quảng Ninh: Bệnh nhân nam, 32 tuổi, là công dân Việt Nam, có địa chỉ tại xã Kỳ Văn, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Ngày 31/3/2021, bệnh nhân từ Angola nhập cảnh sân bay Vân Đồn trên chuyến bay VN88 và được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại tỉnh Quảng Ninh. Kết quả xét nghiệm ngày 01/4/2021 bệnh nhân dương tính với virus SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện số 2 tỉnh Quảng Ninh.
Lấy mẫu xét nghiệm Covid-19.
- CA BỆNH 2619 (BN2619) ghi nhận tại Thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh nhân nam, 38 tuổi, là thuyền viên tàu giao hàng, quốc tịch Philippines. Ngày 01/4/2021, bệnh nhân từ Hàn Quốc nhập cảnh sân bay Vân Đồn trên Tàu SKY WIND và được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả xét nghiệm ngày 01/4/2021 bệnh nhân dương tính với virus SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh.
- CA BỆNH 2620 (BN2620) ghi nhận tại Tây Ninh: Bệnh nhân nữ, 24 tuổi, là công dân Việt Nam, có địa chỉ tại phường Hiệp Thành, thành phố Thủ Dầu 1, tỉnh Bình Dương. Ngày 31/03/2021, bệnh nhân từ nước ngoài nhập cảnh Cửa khẩu Quốc tế Mộc Bài tỉnh Tây Ninh và được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại tỉnh Tây Ninh. Kết quả xét nghiệm ngày 02/4/2021 bệnh nhân dương tính với virus SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Trung tâm Y tế Bến Cầu.
Video đang HOT
Như vậy đến nay, Việt Nam ghi nhận 2.620 ca mắc Covid-19, trong đó 1.603 ca do lây nhiễm trong nước. Số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/1 đến nay là 910 ca.
Đến nay, tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 27.478, trong đó:
- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 498
- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 18.870
- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 8.110
Về tình hình điều trị, theo báo cáo của Cục Quản lý Khám chữa bệnh – Bộ Y tế, trong ngày thêm 24 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh. Như vậy đến nay Việt Nam điều trị khỏi 2.383 ca Covid-19, 35 trường hợp tử vong.
Hiện trong số các bệnh nhân đang điều trị có 81 trường hợp âm tính từ 1-3 lần với SARS-CoV-2.
Việt Nam sản xuất kit xét nghiệm nCoV như thế nào?
Bốn đơn vị đang nghiên cứu và sản xuất kit xét nghiệm phục vụ mở cửa đường bay, trong đó Việt Á có thể cung ứng 100.000 bộ mỗi ngày.
Các kit sẽ dùng xét nghiệm tại sân bay là loại tìm kháng nguyên, tầm soát sự hiện diện của virus gây bệnh tại thời điểm xét nghiệm, có giá trị khẳng định nhiễm hay không nhiễm nCoV.
Nhà cung cấp lớn nhất hiện nay là công ty Việt Á, năng lực sản xuất 100.000 bộ cho mỗi ngày và có thể nâng công suất lên 5 lần khi cần. Đây là nơi cung ứng 90% lượng kit xét nghiệm nCoV tại Việt Nam trong hai đợt dịch.
Ông Vũ Đình Hiệp, Phó tổng giám đốc, cho biết công ty đang dự trữ hơn 1.000.000 test nCoV, chuẩn bị cho việc Việt Nam mở lại một số đường bay quốc tế, nhu cầu xét nghiệm tăng.
Từ ngày 15/9, Việt Nam mở đường bay tới Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, ngày 22/9 mở thêm đường bay tới Campuchia và Lào. Ước tính 20.000 người nhập cảnh mỗi tháng. Theo quy định, khách nhập cảnh phải cách ly tập trung và xét nghiệm PCR ít nhất hai lần trong thời gian đó. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết sẽ sử dụng các kit sản xuất trong nước để đảm bảo khả năng kiểm soát dịch bệnh.
Ông Hiệp khẳng định công ty sẽ cung cấp đủ test kit cho các phòng xét nghiệm PCR tại sân bay.
"Công ty có thể tăng số lượng cung ứng lên 5 lần khi cần thiết", ông Hiệp nói. "Thời gian trả kết quả 2-3 giờ, phù hợp với chính sách mới về cách ly 5-14 ngày".
Ngoài Việt Á, còn có 3 đơn vị đang nghiên cứu kit xét nghiệm, gồm các công ty Medicon, Sao Thái Dương và Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương.
Ông Đào Đình Khôi, Giám đốc Medicon, cho biết đang gấp rút nghiên cứu sản xuất kit xét nghiệm nhanh tìm kháng nguyên để "xét nghiệm nCoV tại sân bay nhanh và chất lượng".
Theo ông Khôi, test kit do Medicon sản xuất có độ nhạy, độ đặc hiệu tương đương phương pháp PCR. Giá thành dự kiến khoảng 3,5 USD một bộ, bằng 70% so với hàng nhập khẩu. Hiện kit vẫn ở giai đoạn nghiên cứu, đánh giá tiền lâm sàng trước khi đưa ra thị trường.
"Chậm nhất trong tháng 10, Medicon sẽ gửi hồ sơ đăng ký lưu hành cho loại test kit này", ông Khôi cho biết.
Ông cũng cho biết thêm công ty đã chuẩn bị nguyên liệu để sản xuất 500.000 test kit đầu tiên, sẵn sàng sản xuất ngay sau khi hoàn tất thử nghiệm và được phép lưu hành. Ở quy mô công nghiệp, công ty có thể sản xuất khoảng 50.000-100.000 test mỗi ngày.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm PCR tại Đà Nẵng. Ảnh: Đông Dương.
Theo bà Nguyễn Thị Hương Liên, Phó Tổng giám đốc Sao Thái Dương, công ty cũng đang nghiên cứu sản xuất kit xét nghiệm Realtime-LAMP. Đây là loại xét nghiệm nhanh tìm kháng nguyên, có độ đặc hiệu và độ nhạy tương đương xét nghiệm PCR nhưng thời gian ngắn hơn. Test kit này có thể tận dụng các máy móc, thiết bị sẵn có của trung tâm y tế dự phòng, tăng năng lực xét nghiệm lên 9-12 lần.
Bốn nguy cơ lây nhiễm Covid-19 ở Việt Nam Nguy cơ lây nhiễm Covid-19 lớn nhất hiện nay là từ người nhập cảnh hợp pháp nhưng không thực hiện nghiêm biện pháp cách ly, giám sát y tế. Chiều 24/9, tại cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19 (Ban chỉ đạo), các chuyên gia nhận định, Việt Nam tiềm ẩn 4 nguồn có nguy cơ lây nhiễm Covid-19: từ...