Tối 12.7: TP.HCM đã đóng cửa 169 chợ truyền thống
Trong 237 chợ truyền thống và đầu mối, chỉ còn 68 chợ đang hoạt động cầm chừng. Thông tin này vừa được đại diện Sở Công thương TP.HCM thông tin chiều 12.7.
Chợ đầu mối Bình Điền hiện vẫn đang tạm ngưng hoạt động. ẢNH: KHẢ HÒA
Ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó giám đốc Sở Công thương TP.HCM cho hay, số chợ truyền thống tiếp tục bị tạm ngưng hoạt động tiếp tục gia tăng trong bối cảnh toàn thành phố đã thực hiện lệnh giãn cách theo Chỉ thị 16 của Chính phủ. Hiện đã có 169 chợ (bao gồm 3 chợ đầu mối) và 4 siêu thị lớp phải tạm dừng hoạt động.
Cách nay 12 ngày, ngày 1.7, khi có 93 chợ truyền thống tạm ngưng hoạt động, Sở Công thương đã gửi văn bản khẩn về thành phố Thủ Đức và các quận huyện nhằm tìm hướng giải quyết, tháo gỡ để chợ sớm hoạt động lại bình thường. Thế nhưng, sau 12 ngày, việc “tháo gỡ” đã khó thực hiện mà số chợ tạm ngưng hoạt động tăng gần gấp đôi.
Theo Sở Công thương, các chợ truyền thống buộc tạm ngưng hoạt động chủ yếu do có ca nhiễm Covid-19 liên quan. Trong nỗ lực của các địa phương để mở chợ hoạt động trở lại thì bị vướng đa số chợ truyền thống chưa đảm bảo đúng việc phòng chống dịch Covid-19 an toàn theo bộ tiêu chí an toàn mà thành phố đã ban hành.
Bản tin Covid-19 ngày 12.7: Cả nước thêm 2.383 ca Covid-19, TP.HCM ghi nhận số bệnh nhân “kỷ lục”
Ngoài nguồn hàng cung ứng cho người tiêu dùng từ siêu thị, hệ thống bán lẻ, đến nay, có hàng chục cửa hàng bán thực phẩm lưu động được triển khai trên địa bàn TP.HCM. Lý giải một số nơi thiếu và chưa có hàng, ông Phương cho biết Sở Công thương đã có kế hoạch cung ứng hàng hóa và triển khai vận động các cửa hàng thực phẩm nhỏ lẻ, len lỏi trong khu dân cư, đặc biệt là cửa hàng tiện lợi, bổ sung thêm hàng thực phẩm tươi sống. Tuy nhiên, các cửa hàng này có diện tích nhỏ, không đủ quầy kệ nên khi người tiêu dùng tập trung mua sắm đông, cửa hàng không kịp cung ứng dẫn đến có giai đoạn thiếu hàng.
Long An đề xuất phân tầng ca dương tính nhằm giảm tải cho bệnh viện
Ngày 8/7, Chủ tịch UBND tỉnh Long An Nguyễn Văn Út chủ trì hội nghị trực tuyến về tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn.
Quang cảnh hội nghị trực tuyến về tình hình dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh Long An. Ảnh: Đức Hạnh/TTXVN
Theo ông Huỳnh Minh Phúc, Giám đốc Sở Y tế Long An, đến sáng 8/7, trên địa bàn tỉnh có 350 ca mắc COVID-19, trong đó 334 ca mắc trong cộng đồng. Hiện tình hình dịch vẫn diễn biến phức tạp, số ca dương tính xuất hiện từ các ổ dịch cũ ngày càng tăng, chủ yếu là các ổ dịch như Công ty PouYuen, Chợ đầu mối Bình Điền, Chợ đầu mối Hóc Môn (Thành phố Hồ Chí Minh)...
Sở Y tế kiến nghị các ban, ngành, địa phương tiếp tục tăng cường quản lý, kiểm soát chặt người về từ vùng dịch theo công văn số 5183 của UBND tỉnh, kiểm soát các chốt lưu thông trên tuyến đường bộ, đường sông giữa các tỉnh, thành phố; thực hiện nghiêm công văn 6434 của UBND tỉnh về các biện pháp phòng dịch trong tình hình mới.
Cũng theo Giám đốc Sở Y tế Long An, căn cứ tỷ lệ người bệnh COVID-19 theo từng mức độ nặng nhẹ, hiện có địa phương đã áp dụng mô hình điều trị 3 tầng đối với bệnh nhân dương tính. Đối với tầng 1, bệnh nhân không có triệu chứng (khoảng 70-80%), tầng 2 là bệnh nhân có triệu chứng thông thường như sốt, ho và tầng 3 là những bệnh nhân có triệu chứng nặng.
Theo kế hoạch, tỉnh sẽ sử dụng Bệnh viện Đa khoa khu vực Đồng Tháp Mười mới xây làm Bệnh viện điều trị bệnh nhân COVID-19 và Sở Y tế đề xuất làm bệnh viện phục vụ bệnh nhân không có triệu chứng, triệu chứng nhẹ. Bệnh nhân có triệu chứng trung bình được điều trị tại Trung tâm Y tế huyện và Bệnh viện dã chiến; bệnh nhân nặng điều trị tại Bệnh viện Phổi Long An (là Bệnh viện dã chiến số 1 và đang chuẩn bị triển khai giai đoạn 2 thêm 300 giường). Đồng thời, theo đề nghị của Đoàn công tác Bộ Y tế, Bệnh viện Đa khoa Long An sẽ triển khai khu điều trị 60 bệnh nhân nặng; thực hiện phân tầng điều trị 1, 2 và 3 nhằm giảm áp lực cho các bệnh viện, Trung tâm Y tế, Bệnh viện dã chiến và dành chỗ chữa bệnh cho người dân.
Chỉ đạo tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Thanh Hải, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy nhấn mạnh, việc áp dụng Chỉ thị 15, 16 tại một số địa phương sẽ dẫn đến nhiều bất cập, khó khăn, phải thực hiện linh hoạt, phân tích, xử lý hình huống cho phù hợp điều kiện thực tế mỗi địa phương; tuyên truyền theo hướng tình trạng khẩn cấp để người dân, doanh nghiệp đồng thuận hỗ trợ, chung tay cùng chính quyền thực hiện công tác dập dịch.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Thanh Hải chỉ đạo hội nghị. Ảnh: Đức Hạnh/TTXVN
Ông Hải đề nghị Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm đối với người của tỉnh, rà soát các khu cách ly tập trung và bệnh viện dã chiến, chấn chỉnh những nơi thực hiện chưa tốt các quy trình, quản lý trong khu cách ly. Việc thành lập các chốt phòng, chống dịch tránh chốt chồng chốt và có sự phối hợp giữa các huyện, thị giáp ranh để phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả trong tình hình nguồn lực ít, xác định thời gian chống dịch còn dài.
Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Long An Nguyễn Văn Út giao ngành y tế họp thống nhất và tham mưu việc phân tầng 1, 2, 3 trong điều trị các ca bệnh để giảm tải cho bệnh viện. Bên cạnh đó, Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á chi nhánh Long An (tại huyện Đức Hòa) đã được cấp giấy phép hoạt động. Ngành y tế phối hợp chuyên môn với bệnh viện và thông tin cho người dân biết để đến điều trị.
* Chiều 8/7, Sở Giao thông-Vận tải tỉnh Long An thông báo ngưng tổ chức hoạt động vận tải đường bộ bằng xe ô tô.
Theo đó, kể từ 0 giờ ngày 9/7, lực lượng chức năng yêu cầu tiếp tục tạm ngưng hoạt động vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định, bằng xe buýt, taxi trên địa bàn tỉnh Long An; tạm ngưng hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng trên địa bàn các huyện Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc và thành phố Tân An (trừ hoạt động đưa đón công nhân)...
Những đơn vị hoạt động vận tải hàng hóa bằng xe ô tô luôn có kế hoạch xây dựng phương án vận chuyển hàng hóa và cung cấp trước các thông tin cần thiết như biển kiểm soát phương tiện, họ tên lái xe, khai báo y tế trực tuyến, các giấy tờ liên quan đến công tác xét nghiệm, tiêm vaccine phòng dịch... cho các chốt kiểm soát liên ngành, các tổ chức, đơn vị liên quan tại địa phương nơi phương tiện, người lái xe đi qua hoặc đi vào để thuận lợi cho phương tiện và người lái xe được vận chuyển hàng hóa qua các chốt kiểm soát một cách nhanh nhất... Ngoài ra, Sở Giao thông-Vận tải Long An yêu cầu các bến xe khách, doanh nghiệp vận tải hoạt động thực hiện nghiêm việc quét mã QR, để quản lý thông tin người ra, vào tại các bến xe khách, trên các phương tiện giao thông vận tải công cộng.
Bảo vệ người dân lao động phổ thông trong bão Covid-19 Thủ tướng yêu cầu TP HCM phải hoàn thành ngay các việc để hạn chế người dân đi lại. Chủ tịch UBND TPHCM đã ra quyết định áp dụng Chỉ thị 16 trên toàn địa bàn trong vòng 15 ngày từ 0h ngày 9/7... TP HCM, trung tâm kinh tế của đất nước, đang trải qua những ngày rất vất vả để chống...