Tốc độ tăng trưởng hiệu suất Top500 siêu máy tính chậm lại
Tốc độ hiệu suất của các siêu máy tính nhanh nhất thế giới đã tăng chậm lại, trong đó lượng siêu máy tính của Trung Quốc gần bằng so với các quốc gia Anh, Đức và Pháp cộng lại.
Siêu máy tính Trung Quốc Tianhe-2 vẫn duy trì vị trí đứng đầu trong danh sách.
Lần cập nhật danh sách cập nhật Top500 siêu máy tính nhanh nhất thế giới mới nhất cho thấy, tổng hiệu suất các siêu máy tính đã tăng từ 250 petaflop vào tháng 11/2013 lên 274 petaflop vào tháng 6/2013. Đây là con số sụt giảm đáng kể nếu so sánh với tốc độ tăng trưởng hiệu suất đều đặn của các siêu máy tính trong vòng hai thập kỉ vừa qua.
Tỉ lệ hiệu suất tăng của siêu máy tính trong thời gian gần đây tăng ở mức 55%, thấp hơn nhiều so với khoảng từ năm 1994 đến 2008 với tỉ lệ tăng mỗi năm lên đến 90%. Trong số này, lần tăng gần nhất đánh dấu mức tăng trưởng giảm thấp nhất trong các năm gần đây. Điều này cho thấy các công ty đang dần quan tâm đến các hệ thống siêu máy tính cỡ vừa và nhỏ thay vì cỡ lớn như trước đây.
Tốc độ tăng hiệu suất Top 500 siêu máy tính đã chậm lại.
Video đang HOT
Đứng đầu trong danh sách Top500 hiện vẫn thuộc về tay siêu máy tính Tianhe-2 đặt tại Trung tâm siêu máy tính quốc gia ở tỉnh Quảng Châu, Trung Quốc với tốc độ 33,86 petaflop.
Siêu máy tính được sử dụng cho các yêu cầu nhiệm vụ tính toán như mô phỏng các vụ nổ vũ khí hạt nhân, mô hình hóa khí hậu Trái đất, dự đoán khí động học máy bay, tái tạo chức năng thể chất của bộ não sinh học và nghiên cứu vật liệu ở cấp độ phân tử. Chúng có một thiết kế khá cồng kềnh và lượng tiêu thụ điện năng rất lớn.
VXL Intel vẫn thống trị danh sách Top500 siêu máy tính nhanh nhất hiện nay.
Mỹ hiện vẫn là quốc gia có nhiều siêu máy tính đứng đầu nhất thế giới với 233/500 hệ thống, nhưng thấp hơn so với 265 hệ thống cách đây nửa năm. Điều này một phần bị ảnh hưởng bởi sự hiện diện của Trung Quốc trong danh sách với con số tăng từ 63 hệ thống lên 76 hệ thống, gần bằng tổng số các siêu máy tính tại Anh (30), Pháp (27) và Đức (23) cộng lại.
Intel hiện đang là hãng sản xuất nhiều VXL nhất trong các siêu máy tính với 427 hệ thống. Công nghệ Blue Gene/Q của IBM sử dụng VXL Power có vị trí mạnh mẽ trong top 10, bao gồm các vị trí 3, 5, 8 và 9.
Theo CNET
iPhone 5s mạnh hơn cả siêu máy tính NASA từng sử dụng
Đã có nhiều lời nói đùa rằng, nếu iPhone 5s được ra mắt vào những năm 60, 70 của thế kỉ 20, nó có thể điều khiển cả... tàu vũ trụ.
Có thể bạn chưa biết, những chiếc điện thoại mà bạn đang sử dụng có thể mạnh hơn cả sức mạnh đến từ những chiếc máy tính NASA sở hữu vào năm 1969. Nếu không tin, hãy cùng điểm qua những phép so sánh nhỏ dưới đây.
Lúc bấy giờ, tại NASA, những chiếc máy tính cồng kềnh IBM System/360 Model 75 với giá tiền mỗi thiết bị lên tới 3,5 triệu USD xuất hiện khá nhiều. Mỗi chiếc máy tính như thế có khả năng thực hiện vài trăm nghìn thao tác mỗi giây cùng dung lượng bộ nhớ có thể tính bằng megabyte.
NASA lúc đó cũng sử dụng máy tính Apollo Guidance Computer với bộ nhớ 64 kilobyte, xung nhịp 0,043 MHz trong khi con số này trên iPhone 5s là 1,5 GHz. Nói vui, iPhone 5s hoàn toàn có khả năng được lập trình để kiểm soát, điều khiển được tàu vũ trụ vào năm 1969.
Những chiếc máy tính của vài thập kỉ trước rất cồng kềnh nhưng lại không có hiệu năng cao do nhiều giới hạn về công nghệ.
Một vài năm sau đó, vào năm 1975, một siêu máy tính có tên Cray-1 được đưa vào sử dụng. Cray-1 được đánh giá là một cỗ máy mạnh mẽ và có thể "bay" với tốc độ 80 MHz. Mặc dù được sử dụng chính cho mục đích nghiên cứu khoa học, Cray-1 thực ra đã từng tham gia vào một số công đoạn hoàn thành bộ phim Tron phiên bản đầu ra mắt năm 1982.
Tuy nhiên, Cray-1 chỉ có sức mạnh đạt 80 triệu FLOPS (một thước đo hiệu suất máy tính), quá khiêm tốn khi so sánh với con số 76,8 GFLOPS mà iPhone 5s sở hữu - tức là lớn hơn gần một nghìn lần. Cray-2 được giới thiệu 10 năm sau Cray-1 và là chiếc máy tính nhanh nhất thế giới cho tới năm 1990. Dẫu vậy, với con số 1,9 GFLOPS, Cray-2 vẫn xếp sau rất nhiều so với iPhone 5s, ít nhất là với công cụ đo lường này.
Deep Blue, chiếc máy tính giỏi chơi cờ vua.
Deep Blue có lẽ cũng là một siêu máy tính bạn đã từng nghe tới. Chiếc máy này được biết đến nhiều nhất thông qua thành tích chiến thắng vua cờ Garry Kasparov. Deep Blue sở hữu thông số 11,38 GFLOPS đồng thời có khả năng định vị được 200 nghìn vị trí trên bàn cờ mỗi giây. Ngày nay, tức là 17 năm sau đó, chiếc Samsung Galaxy S5 đã được trang bị thông số GFLOPS ấn tượng ăn đứt những gì siêu máy tính Deep Blue có được ở mức 142 GFLOPS.
Theo Trí Thức Trẻ
IBM phát triển siêu máy tính Waston thành trợ lí mua sắm kĩ thuật số Watson là hệ thống siêu máy tính có khả năng xử lí và trả lời các câu hỏi theo ngôn ngữ tự nhiên của tập đoàn IBM. Watson đã từng là một bác sĩ, một nhà di truyền học, một thí sinh game truyền hình và thậm chí một đầu bếp. Và giờ đây siêu máy tính của IBM sẽ có một công...