Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2021 dự kiến khoảng 6 – 6,5%
Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục rà soát, hoàn thiện các kịch bản tăng trưởng…, hoàn thiện Báo cáo, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định, trong đó dự kiến tốc độ tăng trưởng GDP năm 2021 khoảng 6 – 6,5%.
Ảnh minh họa.
Đây là một trong những nội dung đáng chú ý tại Nghị quyết số 129/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2020 vừa được Chính phủ ban hành.
Tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động linh hoạt
Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động linh hoạt, phối hợp hài hòa với chính sách tài khóa và các chính sách khác để vừa hỗ trợ kích thích nền kinh tế, vừa bảo đảm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Khẩn trương hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung Thông tư số 01/2020/TT-NHNN trước ngày 30/9/2020 và các quy định liên quan theo hướng mở rộng phạm vi thời gian các khoản nợ bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 được cơ cấu lại và giữ nguyên nhóm nợ để phù hợp với diễn biến dịch COVID-19 và tiếp tục hỗ trợ người dân, doanh nghiệp.
Bộ Tài chính tiếp tục rà soát, đề xuất các chính sách thuế, phí hỗ trợ cho doanh nghiệp gặp khó khăn do tác động của đại dịch COVID-19; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp nộp thuế; cùng các bộ, ngành, địa phương tăng cường triển khai các biện pháp chống thất thu, chuyển giá, gian lận thương mại, rà soát thu hồi nợ đọng thuế.
Ngân hàng Nhà nước khẩn trương trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo Quyết định về thí điểm dùng tài khoản viễn thông để thanh toán cho các dịch vụ, hàng hóa có giá trị nhỏ (mobile money); hoàn thiện, trình Chính phủ Đề nghị xây dựng Nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính trong lĩnh vực ngân hàng trong tháng 10/2020.
Khẩn trương trình Chính phủ xem xét, ban hành dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 126/2017/NĐ-CP và Nghị định số 32/2018/NĐ-CP để đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp; có ý kiến thống nhất với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về sửa đổi, bổ sung Thông tư số 01/2020/TT-NHNN để ban hành kịp thời, hỗ trợ thiết thực cho doanh nghiệp và người vay vốn bị tác động bởi dịch COVID-19 theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Video đang HOT
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, chủ động tham mưu, chỉ đạo ứng phó trước các tình huống thiên tai nguy hiểm, không để bị động, bất ngờ, nhất là mưa lũ lớn dài ngày, bão mạnh, siêu bão, lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt, hạn hán, xâm nhập mặn.
Chỉ đạo, đôn đốc các địa phương rà soát, kiểm tra và xử lý các vị trí đê điều, hồ đập trọng điểm, xung yếu, những khu vực có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét cao. Tiếp tục đẩy nhanh tái đàn lợn, kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh và giá thịt lợn, chủ động có giải pháp xử lý kịp thời. Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm…
Giao chi tiết kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2020 đến ngày 30/9
Về tình hình kinh tế – xã hội năm 2020 và dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2021, Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục rà soát, hoàn thiện các kịch bản tăng trưởng và phương án chỉ đạo điều hành đến cuối năm 2020 và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2021; tiếp thu đầy đủ các ý kiến tại cuộc họp và ý kiến tham gia bằng văn bản của các bộ, cơ quan liên quan, hoàn thiện Báo cáo, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định, trong đó dự kiến tốc độ tăng trưởng GDP năm 2021 khoảng 6 – 6,5%.
Trên cơ sở đó, Ban Cán sự đảng Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Ban Cán sự đảng Chính phủ xem xét, cho ý kiến trước khi báo cáo Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương theo quy định.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì cùng các bộ, ngành nghiêm túc tiếp thu ý kiến của Ban Chấp hành Trung ương để hoàn thiện Báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ duyệt; trên cơ sở đó giao Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội theo quy định.
Về việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2020 giữa các bộ, cơ quan trung ương và địa phương, Chính phủ thống nhất giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính rà soát, tổng hợp phương án, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Riêng số vốn năm 2020 do các bộ, cơ quan trung ương, địa phương đề nghị chuyển trả, Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính rà soát, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trước ngày 25/9/2020 để đẩy nhanh tiến độ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư năm 2020.
Về thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư vốn các năm 2018, 2019 đã được kéo dài sang năm 2020, Chính phủ thống nhất cho phép các bộ, cơ quan trung ương và địa phương được giải ngân toàn bộ số kế hoạch đầu tư vốn các năm 2018, 2019 đã được kéo dài sang năm 2020 đến hết ngày 31/12/2020.
Về thời gian phân bổ kế hoạch vốn năm 2020 còn lại chưa được giao chi tiết cho từng dự án, Chính phủ thống nhất thời hạn các bộ, cơ quan trung ương và địa phương giao chi tiết kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2020 cho các dự án đến ngày 30/9/2020.
Sau thời hạn này, giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính rà soát số kế hoạch vốn đầu tư năm 2020 chưa giao chi tiết của các bộ, cơ quan trung ương, địa phương, tổng hợp chung trong phương án cắt giảm, điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2020 của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương theo quy định tại Nghị quyết số 84/NQ-CP của Chính phủ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định thu hồi, điều chuyển cho các bộ, cơ quan trung ương, địa phương khác có nhu cầu bổ sung vốn và giải ngân tốt.
Tỷ giá ngoại tệ ngày 6/4: USD tiếp tục tăng giá
Đồng USD tiếp tục tăng giá trong bối cảnh lo ngại dịch bênh Covid-19 diễn biến phức tạp và ảnh hưởng tới nền kinh tế.
Tỷ giá trong nước
Ngày 3/4, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ ở mức: 23.239 đồng (tăng 7 đồng). Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN hiện mua vào ở mức 23.175 đồng (không đổi) và bán ra ở mức 23.650 đồng (không đổi).
Các ngân hàng thương mại giữ tỷ giá ngoại tệ đồng đô la Mỹ như hôm 3/4, phổ biến ở mức 23.480 đồng (mua) và 23.650 đồng (bán).
Vietcombank niêm yết tỷ giá ở mức: 23.470 đồng/USD và 23.650 đồng/USD. Vietinbank: 23.435 đồng/USD và 23.615 đồng/USD. BIDV: 23.460 đồng/USD và 23.640 đồng/USD. ACB: 23.480 đồng/USD và 23.630 đồng/USD.
Theo Ngân hàng Nhà nước, hoạt động cung ứng tiền mặt và hệ thống thanh toán trong nền kinh tế vẫn phải được duy trì, đáp ứng đầy đủ cho lưu thông, đảm bảo thông suốt mạch máu của nền kinh tế.
Đối với các ngân hàng thương mại, mọi hoạt động giao dịch thiết yếu như gửi tiền, rút tiền, thanh toán chuyển tiền, các hoạt động dịch vụ ngân hàng trực tuyến online, ATM... vẫn được bố trí phục vụ bình thường trong khoảng thời gian cách ly toàn xã hội. Do vậy, doanh nghiệp và người dân không nhất thiết phải rút tiền để dự phòng.
Khuyến khích khách hàng sử dụng các phương thức giao dịch online tại nhà, hạn chế thanh toán bằng tiền mặt; tăng cường công tác an toàn, bảo mật trong thanh toán điện tử; tạm dừng giao dịch vào ngày thứ 7... là những giải pháp đang được các ngân hàng thương mại triển khai liên quan đến Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19.
Tỷ giá ngoại tệ
Chỉ số US Dollar Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) tăng 0,5% ở mức 107,75.
Covid-19 đã ập đến nước Mỹ, khiến hàng nghìn người tử vong và số bang khuyến khích hoặc yêu cầu người dân ở yên trong nhà ngày càng tăng. Quốc hội Mỹ và Nhà Trắng đang cố gắng giúp đỡ các cá nhân và doanh nghiệp nhỏ bị ảnh hưởng bởi đại dịch với chương trình cho vay đã chính thức có hiệu lực và những tờ séc được trực tiếp gửi đến nhiều hộ gia đình trong những tuần sắp tới.
Tuy nhiên, chương trình hứa hẹn sẽ cung cấp 350 triệu USD trợ giúp các doanh nghiệp nhỏ để họ tránh được việc sa thải ồ ạt hiện vẫn rất mông lung vì lỗi kết nối đến website và thiếu phương thức liên lạc với các ngân hàng. Thêm vào đó, theo dự tính phải đến tận tháng 9 khoản tiền 1.200 USD cho mỗi cá nhân mới đến được tay người dân.
Kết thúc phiên 3/4. chứng khoán Mỹ giao dịch tiêu cực, thị trường chịu áp lực lớn từ thông tin về số lượng ca tử vong do Covid-19 ở New York và số liệu việc làm gây thất vọng.
Theo số liệu được Bộ Lao động Mỹ công bố tối 3/4, trong tháng trước, số việc làm của Mỹ giảm tới 701.000 - cao hơn nhiều lần so với mức dự báo giảm 100.000 được các chuyên gia kinh tế tham gia khảo sát của Bloomberg đưa ra trước đó. Đây là lần đầu tiên số liệu việc làm theo tháng sụt giảm kể từ 2010 đến nay. Tỷ lệ thất nghiệp cũng tăng vọt lên mức 4,4%, cao nhất kể từ 2017, trong khi số liệu tháng 2 là 3,5%, thấp nhất 50 năm.
Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng GDP trong năm 2020 của Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới có thể giảm xuống chỉ còn 1% hoặc 2%, thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng kinh tế trong năm 2019 là 6,1%, theo một tính toán gần đây của các chuyên gia phân tích. Trong trường hợp xấu nhất, nền kinh tế có giá trị 14.000 tỷ USD này có thể sẽ không có tăng trưởng trong năm nay, World Bank cảnh báo.
Các chuyên gia phân tích đến từ UBS và Goldman Sachs gần đây đã hạ dự báo về tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc trong năm 2020 xuống lần lượt là 1,5% và 3%.
Đông Sơn
Tăng hạn mức bảo hiểm để bảo vệ người gửi tiền tốt hơn Hạn mức dự kiến là 125 triệu đồng đã được Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Đào Minh Tú thông tin với báo chí theo nội dung Dự thảo Quyết định của Thủ tướng về hạn mức bảo hiểm tiền gửi công bố mới đây. Ảnh Internet Tăng hạn mức Bảo hiểm tiền gửi là tất yếu...