Tốc độ Internet tại Việt Nam xếp thứ 102 thế giới
So với thứ hạng của năm 2010, tốc độ Internet tại Việt Nam đã tụt 8 bậc, đứng thứ 17 trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương và thứ 102 thế giới.
Báo cáo mới nhất từ Hiệp hội Viễn thông Quốc tế ( ITU) đã đưa ra danh sách các quốc gia có đường truyền Internet nhanh nhất, cũng như những nơi có tốc độ kém nhất. Báo cáo này dựa trên các chỉ số phát triển ICT đặc biệt, như tốc độ Internet, thống kê tương đối về số người sử dụng Internet, và tỷ lệ dân cư có máy tính.
Việt Nam được đánh giá là “tụt dốc đáng kể”, khi rơi 8 bậc trên bảng xếp hạng, xuống vị trí thứ 17 trong khu vực châu Á và 102 trên toàn cầu. Chất lượng Internet tại Việt Nam đạt 4,28 điểm trên thang điểm 10, cải thiện đáng kể so với mức 3,61 điểm cùng kỳ năm 2010.
Việt Nam tụt dốc khá mạnh trên bảng xếp hạng Internet toàn cầu.
Trong khi đó, Thái Lan tăng 18 bậc, Philippines tăng 7 bậc, Campuchia tăng 1 bậc, Lào chỉ giảm 3 bậc. Điểm chất lượng trung bình trong khu vực cũng được cải thiện ở mức 0,72. Tuy vậy, Internet của 17 nước khu vực châu Á – Thái Bình Dương vẫn bị đánh giá thấp khi đều nằm trong top 100 quốc gia tệ nhất.
Video đang HOT
Theo đó, Hàn Quốc giữ quán quân, Đan Mạch bám đuổi quyết liệt ở vị trí thứ hai. Các quốc gia còn lại trong top 5 bao gồm Iceland, Vương quốc Anh và Thụy Điển, trong đó Anh đã nhảy vọt từ vị trí thứ 10 lên thứ tư sau 5 năm.
Australia chiếm vị trí thứ 13, Đức ở vị trí 14, ngay trên Mỹ.
Quốc gia có Internet tệ nhất là Chad. Những nước xếp ngay phía trên là Malawi, Madagascar, Ethiopia và Eritrea.
Điểm chất lượng Internet của Hàn Quốc là 8,93. Con số này đến từ bối cảnh Internet phổ biến ở quốc gia này, cùng với thị trường công nghệ cao đang phát triển mạnh. Internet tốc độ cao có sẵn ở gần như mọi nơi tại Hàn Quốc, kể cả các quán PC café phổ thông.
Chất lượng và khả năng tiếp cận Internet cũng đang được cải thiện trên toàn cầu. Minh chứng là ngày càng nhiều quốc gia đạt trên 8 điểm so với trước đây.
Lê Phát
Theo Zing
Bất ngờ xuất hiện dịch vụ... đánh sập mạng quán net Việt Nam
Những kẻ tấn công này sẽ thay đổi địa chỉ IP của quán net khiến nguyên phòng máy tê liệt cho đến lúc kĩ thuật viên phát hiện ra lỗi
Mới đây, trên Facebook, cụ thể hơn ở trong một số group nơi có nhiều chủ quản lý quán net tại nước ta sinh hoạt và trao đổi bỗng xuất hiện một nhóm người tự xưng là "Lính Đánh Thuê" với lời giới thiệu có khả năng đánh sập đường truyền internet tại các quán net, website hoặc công ty và cho biết, họ sẵn sàng làm theo "đơn đặt hàng" của bất kỳ ai để tấn công đường truyền của những nạn nhân xấu số.
Trong thời gian gần đây, khi cuộc chiến phòng máy chơi game tại Việt Nam, đặc biệt là trong mùa hè đầy khó khăn vừa qua nổ ra và nóng hơn bao giờ hết, chính bản thân những chủ phòng máy chơi game tại Việt Nam cũng có những cách cạnh tranh chẳng mấy lành mạnh: Giảm giá... kịch sàn giờ chơi xuống còn 1.000đ, 500đ hay thậm chí là... miễn phí, hay ngang nhiên quảng cáo hack Liên Minh Huyền Thoại để hút khách. Và về sau, chiêu trò tấn công đường truyền mạng đối thủ cũng được áp dụng triệt để, với mục tiêu là có càng nhiều khách càng tốt.
Được biết, đây là một loại hình dịch vụ xấu nhằm tấn công các phòng máy, quán net đối thủ, nhằm cạnh tranh thị trường một cách không lành mạnh. Trước đó, các chủ phòng Net cũng gặp những tình huống tương tự khi các game thủ đến chơi, không bằng lòng với quán Net đã ra tay.
Hiểu một cách đơn giản, những kẻ tấn công (cá nhân tôi sẽ không dùng từ hacker vì những người này thường dùng những công cụ đã được viết sẵn) này sẽ thay đổi địa chỉ IP của quán net khiến nguyên phòng máy tê liệt cho đến lúc kĩ thuật viên phát hiện ra lỗi. Đây được xem là một xu hướng tấn công mới với mục đích trục lợi cá nhân, "trả thù" hay đơn giản là "thích thể hiện" của một bộ phận người trẻ tuổi tại Việt Nam trong thời gian vừa qua.
Ngay lập tức những thông tin này đã nhận được những phản ứng trái chiều từ những ông chủ quán net. Một số thì tỏ ra e dè, không biết liệu có đối thủ cạnh tranh nào sử dụng chiêu trò này đối với đường truyền internet của quán mình hay không. Số khác thì dửng dưng không mấy lo sợ: "Cái này chưa ai phản ánh nên không biết là có thật hay không. Mà ví dụ có thật thì trong 1 ngày mạng chập chờn mọi người đã gọi tổng đài. Mà mình chắc chắn 1 tập đoàn sẽ giỏi hơn 1 người. Dù người đó có sức mạnh thế nào đi chăng nữa".
Có thể nói, khi internet trở thành một công cụ mà ai cũng có thể tiếp cận, thì cũng ngày càng có nhiều những cá nhân lợi dụng những phần mềm, những sơ hở của các cá nhân, cơ quan hay doanh nghiệp để trục lợi cho cá nhân. Những vụ việc như những cậu bé vẫn còn đang trong độ tuổi cắp sách đến trường bị bắt vì hack tài khoản game, hay hack vào các trang web trong thời gian qua đã khiến cho không ít người lo ngại.
Tương tự như vậy, dựa vào những thông tin mà những đối tượng này chia sẻ trên mạng xã hội, có thể xác định rằng những đối tượng này tuổi đời vẫn còn rất trẻ nhưng đã có mong muốn kiếm ra những đồng tiền phi pháp dựa vào những công cụ để tấn công mạng những cá nhân, doanh nghiệp hay trang web. Đây là một điều vô cùng đáng lên án và đáng bị bài trừ để tạo ra một cộng đồng mạng trong sạch hơn.
Theo Gamek
Những tình huống oái oăm chỉ game thủ Việt mới hiểu Đã không ít lần game thủ Việt bị rơi vào những tình huống dở khóc dở cười. Dưới đây là một vài câu chuyện như vậy Đang cày game thì mất điện Có lẽ một trong những thực trạng trớ trêu nhất đối với bất kỳ game thủ Việt nào trong quá trình thưởng thức game chính là việc đang chơi game thì......