Tốc độ Internet di động Việt Nam chậm dưới mức trung bình
Tốc độ Internet di động của Việt Nam nằm dưới mức trung bình, theo bảng xếp hạng của SpeedTest.
Theo bảng xếp hạng toàn cầu vào tháng 5 mới được SpeedTest công bố, Việt Nam đã tụt 11 bậc ở hạng mục tốc độ Internet di động. Dù vậy, Việt Nam vẫn giữ nguyên vị trí ở bảng xếp hạng tốc độ Internet cố định băng rộng.
Theo SpeedTest, Internet Việt Nam có tốc độ tải xuống dưới mức trung bình, nhưng tải lên và độ trễ đều tốt.
Cụ thể, Việt Nam đứng thứ 59 trên bảng xếp hạng di động với tốc độ tải xuống trung bình 32,83 Mbps, giảm một chút so với tháng 4. Tốc độ này thấp hơn so với con số tải xuống trung bình 33,71 Mbps trên bảng xếp hạng. Tuy nhiên, tốc độ tải lên và độ trễ của Việt Nam đều trên mức trung bình.
Ở bảng xếp hạng Internet băng rộng, Việt Nam đứng thứ 60 khi có tốc độ tải xuống trung bình 52,29 Mbps, tăng so với tháng 4 nhưng vẫn thấp hơn mức trung bình 76,94 Mbps.
Video đang HOT
Tương tự Internet di động, tốc độ tải lên và độ trễ của Internet băng rộng Việt Nam đều tốt hơn mức trung bình.
Theo bảng xếp hạng của SpeedTest, Hàn Quốc là nước được đánh giá cao nhất về Internet di động với tốc độ tải xuống trung bình 100,22 Mbps. Ở mảng băng rộng cố định, Singapore dẫn đầu với tốc độ tải xuống 205,13 Mbps.
SpeedTest của Ookla là công cụ đo tốc độ Internet phổ biến tại Việt Nam. Đây là công cụ đơn giản nhất để kiểm tra Internet của bạn nhanh đến đâu. Tùy theo nhà cung cấp dịch vụ, gói cước đăng ký mà tốc độ tải xuống (download) và tải lên (upload) bị giới hạn ở một mức nhất định.
Trong thời gian qua nhiều tuyến cáp quang biển đi quốc tế của Việt Nam liên tục gặp vấn đề. Sau khi hai tuyến cáp quang biển quốc tế tại Việt Nam là AAG và APG gặp sự cố trong tháng 4 và tháng 5, tới lượt tuyến Asia Africa Europe 1 (AAE-1) cũng gặp vấn đề vào ngày 3/6.
Tuyến cáp quang mới với dung lượng cao hơn đi qua Việt Nam, dự kiến hoàn thành vào năm 2022.
Đến nay, các tuyến cáp quang đều đã hoàn thành sửa chữa.
Tới năm 2022, Việt Nam có thể sẽ có thêm một tuyến cáp quang với dung lượng lớn. Tuyến cáp quang mới dự kiến đi qua các quốc gia gồm Singapore, Thái Lan, Việt Nam (cập bến ở Quy Nhơn), Philippines, Trung Quốc (ở hai điểm Hong Kong và Sán Đầu) và Nhật.
Theo ZDNet, tuyến cáp kết nối giữa Đông Nam Á và Đông Á này dự kiến hoàn thành vào quý IV/2022, với tổng băng thông lên tới 140 Tbps. Như vậy, tuyến cáp quang mới sẽ có băng thông lớn hơn nhiều so với những tuyến cáp quang hiện tại đi qua Việt Nam.
Hiện tại, tuyến cáp quang biển có băng thông cao nhất Việt Nam là APG với băng thông 54,8 Tbps. Tuyến này kết nối Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và 4 nước Đông Nam Á.
Đứt cáp liên tục, Việt Nam vẫn tăng 5 bậc trên BXH thế giới về tốc độ mạng
Việt Nam vừa tăng 5 bậc trên bảng xếp hạng thống kê toàn thế giới về tốc độ mạng Internet băng thông rộng.
Theo báo cáo mới nhất từ Ookla, một công ty phát triển Speedtest đo tốc độ Internet, Việt Nam vừa tăng 5 bậc trên bảng xếp hạng thống kê toàn thế giới về tốc độ mạng băng thông rộng. Mặc dù mạng Internet tại Việt Nam chỉ đạt tốc độ 47,66 Mb/giây (5.96 MB/s), thấp hơn khá nhiều so với chỉ số trung bình của thế giới (74,74 Mb/giây), chúng ta vẫn đứng thứ 59, tăng 5 bậc so với tháng trước.
Đứng đầu trong bảng xếp hạng của Ookla là Singapore với tốc độ Internet băng thông rộng là 98,46 Mb/giây. Một số nước Đông Nam Á đáng chú ý khác là Thái Lan đứng thứ 3 (159,87 Mb/giây) và Malaysia đứng thứ 38 (79,87 Mb/giây).
Mặc dù có tăng hạng trên bảng xếp hạng thế giới, tuy nhiên tình hình Internet tại Việt Nam trong thời gian vừa qua vẫn cực kỳ chậm chạp. Dù là nhà mạng gì đi nữa, tốc độ đều không được như trước đây, thậm chí nhiều người dùng còn gặp tình trạng mạng chập chờn, lúc có lúc không.
Lý do chủ yếu dẫn đến tình trạng này bắt nguồn từ 2 nguyên nhân. Đầu tiên đến từ tình trạng đứt cáp quang biển liên tục của AAG, APG và mới đây là AAE-1. Tiếp đến, một yếu tố nữa khiến truy cập Internet khó khăn tại Việt Nam đó là băng thông của các nhà mạng đang liên tục bị quá tải. Đây là hệ quả khi người dân phải ở nhà và nguồn giải trí, làm việc được lựa chọn nhiều nhất chính là Internet. Từ xem phim, nghe nhạc, livestream, chơi game hay hội họp, làm việc, học tập trực tuyến... tất cả đều tạo nên áp lực rất lớn cho hệ thống Internet.
Hy vọng trong thời gian tới đây, hệ thống cáp quang biển sẽ sớm được sửa chữa để việc sử dụng Internet của người dân Việt Nam nói chung và cộng đồng game thủ nói riêng được trở lại bình thường.
Quên 5G đi, Xiaomi đã rục rịch chuẩn bị cho mạng 6G Mặc dù những tiêu chuẩn cho 6G còn chưa được tạo ra, 6G đang trở thành một từ khoá được quan tâm với nhiều công ty công nghệ Trung Quốc. Mặc dù những chiếc smartphone còn chưa kịp phổ biến trong năm 2020, Xiaomi đã bắt đầu bước vào giai đoạn tiền nghiên cứu công nghệ kết nối di động thế hệ tiếp...