Tốc độ 6G sẽ là 1 TB/s, cao gấp 8.000 lần so với 5G
Thế giới mới chỉ bắt đầu khám phá 5G nhưng Trung Quốc đã hướng tới 6G.
Theo trang Gizmodo, Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc gần đây đã chuẩn bị các chương trình, dự án nhằm phát triển mạng lưới di động thế hệ mới của tương lai, 6G. Theo ý kiến của một số chuyên gia, tốc độ 6G có thể đạt tới 1 terabyte mỗi giây, gấp khoảng 8.000 lần so với tốc độ của 5G.
Trung Quốc hiện đã thành lập hai nhóm làm việc chuyên giám sát nghiên cứu công nghệ 6G. Trong hai nhóm này, có một nhóm bao gồm thành viên của các nhóm chuyên giám sát, nghiên cứu 6G là các giám đốc điều hành đến từ các bộ ngành liên quan. Những người này chịu trách nhiệm hỗ trợ cho nhóm thứ hai, hoàn toàn là các chuyên gia kỹ thuật. Thành viên của nhóm thứ hai bao gồm 37 chuyên gia đến từ các trường đại học, viện nghiên cứu và các công ty công nghệ.
Nếu chúng ta cảm thấy Trung Quốc chuẩn bị cho 6G quá sớm, khi công nghệ di động 5G vẫn còn ở giai đoạn sơ khai, thì hãy nhớ rằng phải mất khoảng 10 năm để phát triển một mạng di động thế hệ mới. Và như vậy, nếu theo đúng kế hoạch, những thiết lập đầu tiên của mạng 6G sẽ có thể thành hiện thực vào năm 2030, thì chương trình phát triển 6G của Trung Quốc có vẻ khá logic.
Về lý thuyết, mạng 6G có thể cung cấp tốc độ lên tới 1 terabyte mỗi giây, hoặc 8.000 gigabits mỗi giây, theo Tiến sĩ Mahyar Shirvanimoghaddam của Đại học Sydney.
Tốc độ 6G có thể đạt tới 1 terabyte mỗi giây, gấp khoảng 8.000 lần so với 5G.
Video đang HOT
Những dòng chảy dữ liệu tốc độ cao này sẽ mở ra cơ hội cho các ứng dụng hoàn toàn mới và cách mạng hóa mối quan hệ của con người với công nghệ. Ví dụ, kỷ nguyên 6G có thể đưa ra những quan điểm mới về giao diện máy tính-não. Theo tiến sỹ Mahyar Shirvanimoghaddam, chẳng hạn trong thời đại 6G, con người có thể sử dụng các thiết bị, thông qua bộ não của chúng ta.
Đối với việc sử dụng Internet hàng ngày, để dễ hình dung, hãy xem hiện tại phát Netflix ở độ phân giải cao nhất đòi hỏi 56 gigabits dữ liệu mỗi giờ. Với 6G, bạn sẽ có thể tải xuống hơn 142 giờ video chất lượng cao mỗi giây.
Tuy nhiên, để đạt được viễn cảnh đó, các nhà nghiên cứu sẽ phải loại bỏ những trở ngại đáng kể để đạt được mục tiêu này. Đối với chuyên gia, các tốc độ 6G này sẽ đòi hỏi những cải tiến đáng kể về khoa học vật liệu, kiến trúc máy tính, thiết kế chip và sử dụng năng lượng.
“Chúng ta phải nghĩ về những giải pháp bền vững cho tất cả các thiết bị này mà không gây nguy cơ ảnh hưởng đến Trái đất”, Tiến sỹ Mahyar Shirvanimoghaddam nói.
Theo Zing
Đừng mua đồ công nghệ có cổng microUSB nữa
Nếu đang sắm sửa đồ công nghệ đón Tết, hãy chọn thiết bị sử dụng cổng kết nối USB-C thay vì microUSB.
Bài viết là quan điểm của biên tập viên Sam Rutherford, trang tin Gizmodo.
Suy nghĩ ấy hiện lên trong tôi khi tìm mua chiếc Kindle tặng vợ để đọc sách. Tôi nhớ ra toàn bộ dòng Kindle, ngay cả mẫu Kindle Oasis cao cấp giá 250 USD vẫn sử dụng cổng microUSB để sạc và chép dữ liệu. Sẽ không là vấn đề nếu vợ tôi vẫn giữ sợi cáp microUSB trong 5 hay nhiều năm tới. Nhưng với người đam mê công nghệ như tôi, đó là điều khó chấp nhận.
Sau vài năm chuyển đổi, đã đến lúc chúng ta chỉ cần một sợi cáp/cổng kết nối duy nhất cho mọi thiết bị. Smartphone tầm trung trở lên, laptop, iPad, tai nghe, bàn phím, chuột máy tính... hầu hết đã chuyển sang USB-C thay cho microUSB hay các loại cổng khác.
Với những chiếc laptop trang bị cổng USB-C, tôi chỉ cần một sợi cáp duy nhất để sạc chúng mà thôi.
Nếu thường xuyên di chuyển, bạn sẽ cảm nhận rõ lợi ích của USB-C khi chỉ cần mang một hoặc 2 sợi cáp để làm việc với mọi thiết bị. Đợt công tác gần đây, tôi chỉ đem theo một sợi cáp USB-A sang USB-C, một sợi cáp 2 đầu USB-C và vài cục sạc. Thực ra cũng không cần mang nhiều sạc bởi nhiều khách sạn đã có sẵn cổng USB-A để cắm dây rồi.
Đương nhiên mang theo một sợi microUSB không phải vấn đề to tát, nhưng sẽ rất khó chịu nếu chỉ cần dùng nó cho một thiết bị cũ rích. Người dùng Apple còn khó chịu hơn bởi ngoài cáp Lightning (sạc cho iPhone, iPad cũ) và cáp USB-C (sạc cho MacBook, iPad Pro), họ còn phải mang theo cáp microUSB để sạc những món phụ kiện khác (phổ biến nhất là sac dự phòng).
Vậy thì tại sao nhiều công ty vẫn trang bị cổng microUSB? Khi tôi hỏi các nhà sản xuất, câu trả lời phổ biến là lượng thiết bị microUSB trên thị trường vẫn còn rất nhiều, họ không muốn chuyển vì sợ rắc rối. Nếu hãng nào cũng giữ quan điểm trên, sẽ không thể có sự cải tiến hay đổi mới.
Thật ngu xuẩn nếu vẫn có sản phẩm mới trang bị cổng microUSB.
Tôi nghĩ lý do quan trọng nhất là tiền. Trang bị cổng microUSB có thể giúp nhà sản xuất tiết kiệm chi phí gấp 4-10 lần so với USB-C. Thử lấy chi phí sản xuất cũ, cộng thêm 25 xu trang bị cổng USB-C rồi nhân cho hàng trăm nghìn, thậm chí hàng triệu sản phẩm, bạn sẽ hiểu tại sao các công ty không muốn bỏ microUSB.
Những thiết bị microUSB vô tình ngăn cản quá trình chuyển đổi sang loại cổng "tất cả trong một" mà chúng ta mơ ước hàng chục năm qua.
Rất may khi một số nhà sản xuất đã nhìn thấy lợi ích của USB-C. Amazon đã trang bị cổng mới cho dòng tablet Fire HD 10, tay cầm Xbox Elite 2 của Microsoft cũng chuyển sang USB-C, và có lẽ tay cầm Sony PS5 cũng sắp từ bỏ microUSB. Thật khó hiểu khi 2 ông lớn trên thị trường console lại đi sau Nintendo vốn đã trang bị USB-C trên máy game Switch ra mắt từ 2017.
Đến năm 2020, sẽ có nhiều thiết bị chuyển sang USB-C, tôi dám cá Amazon là một trong số đó với dòng Kindle bên cạnh các hãng phụ kiện điện thoại, máy tính.
Nếu có thể, hãy đợi đến năm sau để bớt phải đau đầu vì không có cáp microUSB. Vì đơn giản, microUSB đã hết thời rồi.
Theo Zing
Vừa ra mắt 5G, Trung Quốc chuẩn bị 'thai nghén' mạng 6G Các mạng di động trong tương lai sẽ cho phép truyền dữ liệu với tốc độ 'chóng mặt' lên tới 100 gigabyte/giây, nhưng vẫn còn một con đường dài để đạt được mục tiêu này, vì ngay cả các tiêu chuẩn và yêu cầu vẫn chưa được đặt ra. Dẫn đầu về xu hướng phát triển mạng viễn thông, Trung Quốc đã chính...