Toan tính khác biệt của Nga và 3 “ông lớn” trong giai đoạn cuối của cuộc chiến ở Syria
Thủ tướng Đức Angela Merkel cùng Tổng thống Nga, Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ đều mang theo những mục tiêu riêng khi họ gặp nhau tại Istanbul hồi cuối tháng 10 để bàn về tương lai của Syria.
Người Nga vốn có kỹ năng trong việc thông qua cuộc xung đột để tăng cường thế đứng của mình ở Trung Đông cũng như phát triển căn cứ hải quân ở Tartus. Hiện Nga có căn cứ không quân ở Hmeimim. Tartus có tầm quan trọng chiến lược vì đây là tiền đồn bít đường tiến vào Biển Đen từ Địa Trung Hải.
Hiện cuộc chiến ở Syria đã đi đến giai đoạn kết thúc nên Nga quan tâm nhiều đến vấn đề tái thiết quốc gia Trung Đông này, nơi đất đai đã bị tàn phá và nhiều thành phố đổ nát. Tuy nhiên, người Nga không đủ tiềm lực về kinh tế để thực hiện mục tiêu này một mình. Nga cần những nước có kinh tế tiềm tàng.
Thủ tướng Đức cùng Tổng thống Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Pháp
Tổng thống Nga Putin đã có cuộc gặp với Thủ tướng Đức Merkel hồi mùa hè để đề xuất việc Đức giúp tái thiết Syria.
Cuộc xung đột tại Syria ảnh hưởng tới Đức và hầu hết các quốc gia châu Âu. Hàng trăm nghìn người tị nạn Syria đã theo hướng Tây trốn sang châu Âu, đầu tiên qua vùng Balkan và sau đó vượt qua Địa Trung Hải. Trong khi đó, châu Âu vẫn đang còn yếu kém trong việc đương đầu với làn sóng người di cư và nhiều nước không sẵn sàng cung cấp nơi ở cho người tị nạn.
Video đang HOT
Cuộc khủng hoảng người di cư này đã làm gia tăng các phong trào dân tuý ở châu Âu. Vấn nạn người di cư cũng trở thành chủ đề chính trị hàng ngày ở châu Âu. Điều này thậm chí có thể mang tính đe doạ hơn cả những giá trị cốt lõi của châu Âu. Hơn ai hết, Tổng thống Putin và Tổng thống Erdogan hiểu rất rõ tình trạng này và tận dụng chính điều này cho những mục tiêu riêng.
Bà Merkel hiểu rằng dòng người tị nạn sẽ không dừng lại trừ khi Syria được tái thiết và người dân nước này có thể yên tâm được sống cuộc sống yên bình và có tương lai. Tổng thống Pháp Macron tất nhiên cũng thấu hiểu điều tương tự. Dù hai nước này chưa đồng thuận trong bất cứ thoả thuận nào liên quan đến vấn đề này nhưng thực tế cho thấy họ bắt đầu có bước đi đầu tiên. Ông Macron đã rõ ràng thể hiện mối quan tâm trong cuộc họp thượng đỉnh lần này là về vấn đề người tị nạn.
Hiện cuộc chiến ở Syria đã đi đến giai đoạn kết thúc nên Nga quan tâm nhiều đến vấn đề tái thiết quốc gia Trung Đông này, nơi đất đai đã bị tàn phá và nhiều thành phố đổ nát.
Với Thổ Nhĩ Kỳ, cuộc chiến ở Syria là cả vấn đề lớn. Nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ ngập sâu trong khủng hoảng trong khi đó có tới 3,5 triệu người tị nạn Syria đang ở nước này. Bởi vậy, Thổ Nhĩ Kỳ rất cần tài chính để giải quyết các thách thức đang bủa vây nền kinh tế và tiền tệ của mình.
Mối lo ngại lớn thứ 2 với Thổ Nhĩ Kỳ là vấn đề Idlib. Hồi tháng 9 ông Erdogan và ông Putin đã ký thoả thuận thiết lập vùng phi quân sự quanh tỉnh Idlib, nơi cuối cùng còn thuộc quyền kiểm soát của khủng bố ở Syria. Khoảng 2 triệu dân Syria cũng vẫn mắc kẹt ở đây. Vậy nên nếu nổ ra một trận chiến lớn ở Idlib, thảm hoạ nhân đạo, mà hơn hết là làn sóng người dân ở đây có thể sẽ chạy trốn sang Thổ Nhĩ Kỳ. Vì lẽ đó nên thoả thuận ngăn cuộc chiến ở Idlib giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã được lập. Tuy nhiên, không biết thoả thuận này sẽ kéo dài được bao lâu?
Rõ ràng, đến với hội nghị thượng đỉnh 4 bên tháng trước, các nước tham dự đều có những mục tiêu riêng. Tuy nhiên, thật khó tìm được giải pháp nếu như Mỹ, Iran và những người có mặt trong “cuộc chơi” tại Syria thiếu vắng trên bàn tròn đàm phán.
Giải quyết khủng hoảng ở Syria thực sự phức tạp. Có quá nhiều nước liên quan tới cuộc chiến ở mảnh đất Trung Đông này nhưng mục tiêu của các nước lại khác xa nhau, thậm chí “va quệt” nhau nên việc tìm được tiếng nói chung không phải là câu chuyện giản đơn cho bây giờ hay sau này.
Theo nguoiduatin
Đại chiến Syria kết thúc: Trung Quốc có cơ mở rộng ảnh hưởng
Với các báo cáo nói rằng, chính quyền Assad đã kiểm soát được hơn 90% lãnh thổ Syria và đang tiếp tục giành được những thắng lợi cuối cùng trước lực lượng nổi dậy, nhiều người hi vọng cuộc chiến ở Syria sẽ sớm đi đến hồi kết.
Tham gia tái thiết Syria thời hậu chiến sẽ giúp Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng.
Nếu chiến tranh kết thúc, Ngân hàng Thế giới ước tính việc tái thiết thời hậu chiến ở Syria sẽ có giá gần 400 tỷ USD - một khoản tiền được cho là kếch xù, quá lớn đối với một đối tác của Syria.
Trong khi các nhà đầu tư không phải thuộc phương Tây đang quan tâm đến việc tái thiết Syria thời hậu chiến thì Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) lại bị loại khỏi các cuộc thảo luận như vậy. Bà Nikki Haley, đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc cũng đã nhấn mạnh rằng Mỹ thậm chí không quan tâm đến việc giúp "tái thiết Syria", gọi đây là một khái niệm "vô lý".
Mặc dù Nga, Iran cũng bày tỏ sự quan tâm đến việc tái thiết Syria, nhưng không một quốc gia nào có nguồn lực tài chính nhiều hơn Trung Quốc để xây dựng lại đất nước đã bị chiến tranh tàn phá tan hoang suốt hơn 7 năm qua.
Trung Quốc hiện đang nắm lấy cơ hội này để tiếp cận nền kinh tế Syria và cũng để củng cố mối quan hệ địa chính trị cho tương lai.
Theo đó, hơn 200 công ty Trung Quốc đã tham dự Hội chợ Quốc tế Damascus lần thứ 60 vào ngày 15.9 vừa qua. Hội chợ này nhằm thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài và các thỏa thuận liên doanh cho các công ty nước ngoài muốn kinh doanh ở Syria.
Tại đây, Trung Quốc đã cam kết sản xuất ô tô cho Syria, cung cấp các bệnh viện di động và tái khẳng định tham vọng phát triển cơ sở hạ tầng cho Syria sau chiến tranh.
Trung Quốc cũng đã thực hiện các bước tham vọng để trở thành một bên liên quan đến Syria và sự phát triển cũng như an ninh của một khu vực rộng lớn hơn.
Tại Diễn đàn hợp tác Trung Quốc-Ả Rập hồi tháng 7, Bắc Kinh đã cam kết khoản vay 20 tỷ USD để phát triển cơ sở hạ tầng kèm theo một gói gần 100 triệu USD viện trợ nhân đạo dành cho Syria và Yemen.
Vào ngày 10.10 mới đây, Trung Quốc cũng tổ chức một buổi lễ ở Lattakia - một cảng chính của Syria và thông báo tặng 800 máy phát điện.
Tham gia tái thiết Syria và giành được sự hỗ trợ của chính quyền Assad, Bắc Kinh có thể kết nối Damascus vào hành lang kinh tế Trung Quốc-Trung Á - Tây Á như là một phần của Sáng kiến Vành đai và Con đường của nước này. Theo đó, thông qua các dự án tái thiết và phát triển cơ sở hạ tầng, Trung Quốc dễ dàng củng cố ảnh hưởng của nước này ở Syria và khu vực.
Trump và Putin đang diễn xiếc INF tại Châu Âu Mỹ có triển khai 4000 tên lửa tầm trung ở Châu Âu nhằm vào Nga cũng không giải quyết được điều gì...ngoại trừ cùng chết. Logic của vấn đề là đâu? Có 3 vấn đề nảy sinh ra tại Châu Âu và Nga hay Nga với Mỹ-NATO khi Mỹ tuyên bố sẽ rút khỏi INF mà mọi người dán mắt chú ý vào...