Toàn thế giới đã vượt 371 triệu ca mắc COVID-19
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 21h30 ngày 29/1 (giờ Việt Nam), thế giới đã ghi nhận tổng cộng 371.034.387 ca mắc COVID-19, trong đó có 5.669.913 ca tử vong.
Số ca bình phục là 292.901.593 ca.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN
Tại châu Á, tình hình dịch bệnh COVID-19 ở Trung Quốc vẫn diễn biến phức tạp, gây sức ép cho công tác chống dịch trong dịp cao điểm Tết Nguyên đán. Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) đã đề nghị các chính quyền địa phương ban hành hướng dẫn cho các trung tâm y tế cơ sở các cấp tăng cường quản lý, báo cáo càng sớm càng tốt các trường hợp nghi ngờ mắc COVID-19 và thực hiện nghiêm các biện pháp ngăn ngừa lây nhiễm trong bệnh viện. Ngày 29/1, NHC thông báo Trung Quốc đã ghi nhận 37 ca cộng đồng trong ngày 28/1. Tính đến ngày 28/1, Trung Quốc có tổng cộng 105.934 ca mắc COVID-19, trong đó 4.636 ca tử vong.
Hàn Quốc đã ghi nhận 17.542 ca mới, trong đó có 17.349 ca lây nhiễm trong nước, nâng tổng số ca mắc lên 811.122 ca. Đây là ngày thứ 5 liên tiếp Hàn Quốc ghi nhận số ca mắc mới hàng ngày cao kỷ lục, tăng vọt so với mức 8.570 ca được ghi nhận ngày 25/1. Số người tử vong vì dịch COVID-19 tại Hàn Quốc cũng tăng lên 6.712 người sau khi có thêm 34 bệnh nhân không qua khỏi. Tỷ lệ tử vong ở mức 0,83%. Giới chức Hàn Quốc cho rằng biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 có khả năng lây lan nhanh đã khiến số ca mắc mới tại Hàn Quốc tăng mạnh.
Nhật Bản cũng ghi nhận trên 84.000 ca mới vào ngày 29/1. Đây là mức cao nhất trong ngày kể từ khi dịch bùng phát và cũng là ngày thứ 5 liên tiếp lập mốc mới. Cụ thể, theo thống kê của chính quyền các địa phương, Nhật Bản có thêm 84.936 ca mới, gấp hơn 3 lần so với mức 2 tuần trước. Số ca nhiễm mới liên tục tăng cao đang gây những quan ngại về nguy cơ thiếu hụt giường bệnh, gia tăng sức ép lên hệ thống y tế của Nhật Bản.
Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Saint Petersburg, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN
Ở châu Âu, số ca mắc mới COVID-19 hàng ngày của Nga vào ngày 29/1 là 113.112 ca, lần đầu vượt mốc 100.000 ca kể từ khi đại dịch bùng phát. Đây là mức cao kỷ lục trong ngày thứ 9 liên tiếp với việc các nhà chức trách lý giải nguyên nhân là do biến thể Omicron có khả năng lây nhiễm nhanh. Bên cạnh đó, 668 ca tử vong đã được thông báo trong 24 giờ qua, sau khi Nga thông báo tổng số người tử vong do dịch COVID-19 tại nước này đã vượt 700.000 ca vào ngày 28/1.
Bộ Y tế Ukraine cho biết số ca mới trong ngày ở nước này cũng lên mức kỷ lục với 37.351 ca trong 24 giờ qua. Mức cao nhất trước đó được ghi nhận 1 ngày trước với 34.408 ca. Ngoài ra, Ukraine có thêm 149 ca tử vong, nâng tổng số ca tử vong vì COVID-19 vượt mốc 100.000 ca. Tính từ đầu dịch, Ukraine có khoảng 4,02 triệu ca mắc, trong đó 100.031 ca tử vong.
Trong khi đó, Thủ tướng Áo Karl Nehammer ngày 29/1 cho biết từ tuần tới, quốc gia này sẽ bắt đầu nới lỏng các biện pháp hạn chế phòng dịch COVID-19. Theo đó, kể từ ngày 5/2, cửa hàng và nhà hàng tại Áo sẽ được phép mở cửa đến tận nửa đêm trong khi số người được phép tham gia các sự kiện cũng được nâng từ 25 lên 50 người. Bên cạnh đó, Áo cũng nới lỏng hơn với những người chưa tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19. Kể từ ngày 12/2 tới, những người chưa tiêm chủng đầy đủ có thể đến các cửa hàng không thiết yếu và từ ngày 19/2 nếu họ có giấy xét nghiệm âm tính có thể đến nhà hàng và các điểm du lịch. Số ca nhiễm mới hàng ngày tại Áo vẫn đang tăng do biến thể Omicron, với gần 35.000 ca ghi nhận ngày 29/1. Tuy nhiên, sức ép lên hệ thống y tế đã giảm khi không có nhiều số ca bị nặng.
Video đang HOT
ADVERTISING
X
Tại khu vực Trung Đông, Bộ Y tế Israel dự đoán làn sóng COVID-19 do biến thể Omicron gây ra tại nước này đã chạm đỉnh và bắt đầu đi xuống. Tuy nhiên, trong 2-3 tuần tới tình hình dịch bệnh sẽ vẫn tiếp tục khó khăn. Tính đến ngày 28/1, Israel có tổng cộng 485.237 bệnh nhân đang phải điều trị, trong đó 2.418 bệnh nhân nhập viện. Tỷ lệ giường bệnh được sử dụng trên cả nước là 59,4%.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại điểm tiêm di động ở Toronto, Canada. Ảnh: THX/TTXVN
Tương tự, người đứng đầu Cơ quan y tế cộng đồng của Canada, bà Theresa Tam, ngày 29/1, cho biết làn sóng lây nhiễm biến thể Omicron ở nước này đã đạt đỉnh song người dân vẫn cần thận trọng do số ca nhập viện vì COVID-19 đang tiếp tục tăng. Biến thể Omicron bắt đầu lây lan nhanh tại Canada vào tháng 12/2021 và vượt qua Delta trở thành biến thể chính gây ra phần lớn số ca mắc mới COVID-19 ở nước này, buộc nhà chức trách phải tái áp đặt các biện pháp hạn chế. Cho đến nay, Canada ghi nhận hơn 3 triệu ca mắc, trong đó 33.368 ca tử vong.
Chính phủ Bolivia và Chile đã nhất trí đẩy nhanh quá trình xét nghiệm PCR tại khu vực biên giới hai nước, thông qua việc thành lập một phòng thí nghiệm chuyên trách tại thủ đô La Paz của Bolivia. Thứ trưởng Ngoại thương Bolivia, Benjamín Blanco, cho biết đây là một biện pháp nhằm giải quyết tình trạng ùn ứ xe tải chở hàng tại biên giới giữa Bolivia và Chile thời gian qua. Số ca mắc mới tại Bolivia và Chile đang tiếp tục tăng mạnh. Kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, đến nay Chile ghi nhận trên 2,05 triệu ca mắc, trong đó 39.594 ca tử vong. Trong khi đó, con số này ở Bolivia lần lượt là 42.000 ca và 20.824 ca.
Toàn thế giới đã ghi nhận trên 260,5 triệu ca nhiễm virus SARS-CoV-2
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 26/11 (giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận 260.570.046 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 5.203.413 ca tử vong.
Số bệnh nhân được điều trị khỏi là 235.481.473 người.
Nhân viên y tế làm việc tại điểm xét nghiệm COVID-19 ở New York, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN
Quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất vẫn là Mỹ với 798.551 ca tử vong trong tổng số 48.999.737 ca. Tiếp đó là Ấn Độ với 467.468 ca tử vong trong số 34.555.431 ca. Brazil đứng thứ 3 với 613.697 ca tử vong trong số 22.055.608 ca.
Tính theo tỷ lệ dân số, Peru là quốc gia có tỷ lệ tử vong cao nhất, theo đó cứ 100.000 người dân thì có 610 người tử vong. Tiếp đến là Bulgaria với 400 người và Bosnia-Herzegovina với 378 người/100.000 dân.
Xét theo khu vực, Mỹ Latinh và Caribe hiện có trên 1,5 triệu ca tử vong trong trên 46,5 triệu ca mắc COVID-19. Châu Âu có trên 82,7 triệu người mắc COVID-19, trong đó có trên 1,5 triệu ca tử vong. Châu Á ghi nhận trên 1,2 triệu ca tử vong trong trên 81,7 triệu ca mắc. Bắc Mỹ có trên 1,1 triệu ca tử vong trong trên 58,6 triệu ca. Châu Phi ghi nhận trên 222.800 ca tử vong, trong khi số người không qua khỏi ở châu Đại Dương là trên 3.900 người.
Châu Phi hiện là điểm nóng của đại dịch COVID-19 sau khi các nhà khoa học Nam Phi thông báo đã phát hiện biến thể B.1.1.529 "có số lượng đột biến rất cao". Biến thể này cũng đã được phát hiện ở Botswana, Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc), Israel và Bỉ trong số những du khách đến từ châu Phi. Diễn biến trên khiến nhiều nước như Đức, Anh, Italy, CH Séc, Singapore, Croatia, Malaysia, Maroc, Nhật Bản, Philippines... đã cấm hầu hết các hoạt động đi lại từ Nam Phi và các nước thuộc khu vực miền Nam châu Phi.
Đặc phái viên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về COVID-19, ông David Nabarro phát biểu tại một cuộc họp báo ở Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: AFP/TTXVN
Đặc phái viên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về COVID-19 - ông David Nabarro cho rằng biến thể B.1.1.529 rất đáng quan ngại khi virus có khả năng né tránh "hệ thống phòng thủ" của các vaccine mà thế giới đã sử dụng từ đầu năm đến nay. Ông cho biết sẽ mất vài tuần để tìm hiểu cách thức lây lan của biến thể mới và tác động của nó đến các phương pháp điều trị và vaccine hiện nay. Trước mắt, WHO khuyến nghị các nước nên tiếp tục áp dụng cách tiếp cận khoa học và đánh giá rủi ro khi thực thi các biện pháp hạn chế đi lại.
Thủ tướng Israel - ông Naftali Bennett cảnh báo quốc gia Trung Đông này đang đối mặt với tình trạng khẩn cấp quốc gia với sự xuất hiện của biến thể B.1.1.529. Sau khi ghi nhận trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể mới của virus SARS-CoV-2 (là một công dân đi du lịch nước ngoài trở về từ Malawi), Israel đã thông báo đóng cửa biên giới đối với du khách đến từ một loạt quốc gia châu Phi gồm Nam Phi, Lesotho, Botswana, Zimbabwe, Mozambique, Namibia và Eswatini, đồng thời yêu cầu cách ly bắt buộc đối với công dân Israel trở về từ các quốc gia này.
Về cơ bản, làn sóng dịch bệnh thứ 4 tại Israel đang có dấu hiệu thuyên giảm nhờ chiến dịch tiêm chủng vaccine trên diện rộng, bao gồm cả trẻ em trong nhóm tuổi 5-11. Tính đến sáng 26/11, tại nước này đã có 5,77 triệu người được tiêm đủ 2 mũi vaccine, chiếm 60% dân số. Tuy nhiên, số ca mắc mới COVID-19 tại Israel hiện vẫn khá cao, với 524 ca được ghi nhận trong ngày 25/11. Hiện Israel đang cân nhắc đóng cửa các trường học để khuyến khích học sinh tiêm vaccine phòng bệnh.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Johannesburg, Nam Phi ngày. Ảnh: AFP/TTXVN
Ấn Độ cũng siết chặt việc kiểm tra và sàng lọc các du khách do quan ngại về biến thể mới của virus SARS-CoV-2. Giới chức liên bang khuyến cáo tất cả các bang tiến hành xét nghiệm nghiêm túc và kiểm tra du khách quốc tế đến từ Nam Phi và các nước có nguy cơ cao.
Tình hình dịch bệnh COVID-19 tại Ấn Độ đã có dấu hiệu cải thiện khi trong tuần này, số ca mắc mới tăng ít nhất trong 1 năm rưỡi qua do số người tiêm chủng tăng và kháng thể trong một số lớn dân số đã từng mắc bệnh. Tính đến ngày 26/11, tổng số bệnh nhân tại Ấn Độ là 34,56 triệu người. Số ca mắc mới hằng ngày tại nước này đã giảm một nửa kể từ tháng 9 và ghi nhận 10.549 ca mắc mới trong ngày 26/11.
Viện Huyết thanh Ấn Độ (SII) - nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới - ngày 26/11 cho biết đã vận chuyển lô vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên của hãng AstraZeneca, có tên thương mại là Covishield, cho cơ chế tiếp cận vaccine toàn cầu COVAX sau 8 tháng tạm dừng để tập trung tiêm phòng cho người dân trong bối cảnh số ca nhiễm tăng mạnh trên cả nước. Quyết định nối lại xuất khẩu được đưa ra sau khi SII vượt chỉ tiêu ban đầu về sản xuất 1 tỷ liều Covishield vào cuối năm. SII cho biết hiện tổng số liều vaccine của AstraZeneca đã sản xuất là 1,25 tỷ liều.
Trong 24 giờ qua, trên toàn nước Đức ghi nhận 76.414 ca mắc mới COVID-19 - mức cao nhất từ trước đến nay, trong đó có 357 ca tử vong - cũng ở mức cao nhất kể từ tháng 3. Chỉ số lây nhiễm trung bình 7 ngày/100.000 dân là 438,2 - mức cao kỷ lục cho tới nay. Một tuần trước, chỉ số này chỉ là 340,7 và một tháng trước là 113,0. Tỷ lệ nhiễm mới tại 8/16 bang tăng lên mức cao chưa từng thấy, trong đó bang Baden-Wrttemberg ghi nhận có thêm hơn 11.400 ca mắc mới, bang Nordrhein-Westfalen gần 9.800 ca và Niedersachsen gần 3.700 ca.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Munich, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong bối cảnh số ca mắc mới COVID-19 trong làn sóng lây nhiễm thứ 4 liên tục chạm các mốc cao kỷ lục mới, Thủ tướng Angela Merkel kêu gọi có thêm những biện pháp cần thiết để đẩy lùi dịch bệnh. Tính đến ngày 25/11, Đức đã tiêm chủng ít nhất một mũi cho 70,8% dân số, tương đương 58,9 triệu người, trong đó 68,2% đã tiêm đầy đủ (56,71 triệu người) và gần 9% đã tiêm mũi tăng cường (7,3 triệu người). Hiện trên 51% số người từ 12-17 tuổi đã tiêm ít nhất một mũi, trong đó 45,5% đã tiêm đầy đủ.
CH Séc cũng đã ghi nhận 27.717 ca mắc mới COVID-19 mới - mức cao nhất theo ngày kể từ khi dịch bùng phát. Đây là lần thứ 3 trong vòng 7 ngày, nước này có số ca nhiễm mới cao nhất theo ngày. Tốc độ lây nhiễm tại CH Séc đang gia tăng khi chỉ trong 7 ngày, nước này đã ghi nhận thêm 131.731 ca nhiễm mới, cao hơn nhiều so với con số 73.200 ca nhiễm mới trong cả tháng 10 vừa qua. Trong nỗ lực nhằm kiểm soát tỷ lệ lây nhiễm thuộc hàng cao nhất thế giới, Chính phủ Séc đã yêu cầu quán bar và câu lạc bộ phải đóng cửa vào lúc 22h và cấm các chợ Giáng sinh hoạt động. Tính đến ngày 26/11, Séc có tổng cộng hơn 2 triệu ca nhiễm và 32.643 ca tử vong.
Tại Đông Nam Á, Thái Lan ngày 26/11 đã dỡ bỏ lệnh giới nghiêm ban đêm tại 6 tỉnh cuối cùng, đồng thời nới lỏng thêm các quy định phòng chống dịch bệnh nhằm khôi phục nền kinh tế và ngành du lịch. Kể từ tháng 12 tới, Thái Lan cũng sẽ cho phép khách du lịch nhập cảnh bằng đường bộ và đường biển, thay đổi phương pháp xét nghiệm COVID-19 đối với du khách bằng đường hàng không và cho phép du khách đến thăm nhiều tỉnh hơn.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Bangkok, Thái Lan, ngày 18/11/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Trong khi đó, Singapore sẽ triển khai "làn đi lại" cho người đã tiêm đủ vaccine (VTL) với thêm 6 quốc gia gồm Thái Lan, Campuchia, Fiji, Maldives, Sri Lanka và Thổ Nhĩ Kỳ. Với quyết định này, tới nay Singapore đã mở cửa trở lại với tổng cộng 27 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trước đại dịch COVID-19, du khách từ 27 điểm đến này chiếm khoảng 60% tổng lượng khách nhập cảnh tại sân bay Changi mỗi ngày. Trước đó, du khách tiêm phòng đầy đủ từ Singapore đã có thể đến Thái Lan mà không cần cách ly từ ngày 1/11 và đến Campuchia từ ngày 15/11 vừa qua. Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã mở cửa biên giới với du khách đã tiêm đủ vaccine từ Singapore, trong khi đó Fiji sẽ mở cửa biên giới cho khách du lịch đã tiêm vaccine từ Singapore và 39 quốc gia khác bắt đầu từ ngày 1/12 tới.
Tương tự, sau hơn 20 tháng đóng cửa biên giới để chống dịch, Philippines từ ngày 1/12 sẽ tiếp đón du khách đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 đến từ hầu hết các nước trên thế giới. Du khách đã được tiêm phòng đầy đủ đến từ 157 quốc gia sẽ không phải cách ly nếu có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 ngay trước chuyến bay và nếu họ không tới các quốc gia có tỷ lệ nhiễm bệnh cao trong vòng hai tuần trước đó. Một số quốc gia nằm trong danh sách được phê duyệt trên có Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, Canada, Anh và Đức. Danh sách này cũng cho phép nối lại cơ chế miễn thị thực dành cho các chuyến thăm ngắn dưới 30 ngày.
Ngày 26/11, Lào đã phê chuẩn việc tiêm mũi vaccine ngừa COVID-19 tăng cường cho lực lượng tuyến đầu bằng vaccine của hãng dược phẩm AstraZeneca với điều kiện những người này đã tiêm đủ 2 mũi tối thiểu được 5 tháng. Trong 24 giờ qua, Lào ghi nhận 1.510 ca mắc mới COVID-19 tại 18 tỉnh thành phố và 4 ca tử vong. Đây là ngày thứ 2 liên tiếp số ca nhiễm mới theo ngày tại Lào lập mốc mới kể từ đầu dịch. Đáng chú ý, thủ đô Viêng Chăn cũng ghi nhận số ca cộng đồng cao nhất từ trước đến nay, đứng đầu cả nước với 856 trường hợp tại 204 xã, phường thuộc 9 quận; tăng 179 ca so với ngày 25/11.
Đến nay, tổng số ca mắc COVID-19 tại Lào đã lên tới 68.832 ca, trong đó có 147 người tử vong. Bộ Y tế Lào cho biết tỷ lệ lây nhiễm chung của nước này trong 24 giờ qua là gần 27% (5.627 mẫu xét nghiệm), riêng tại thủ đô Viêng Chăn con số này là 34,6%. Hầu hết các ca tử vong do COVID-19 tại nước này đều chưa được tiêm vaccine.
Bỉ là nước châu Âu đầu tiên ghi nhận ca nhiễm biến thể mới B.1.1.529 Ngày 26/11, Bỉ thông báo đã phát hiện ca đầu tiên tại châu Âu nhiễm siêu biến thể B.1.1.529 của virus SARS-CoV-2. Đó là một người chưa được tiêm phòng, vừa trở về từ nước ngoài. Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Antwerp, Bỉ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Phát biểu tại họp báo, Bộ trưởng Y tế Frank Vandenbroucke...