Toàn thế giới đã ghi nhận trên 107,5 triệu ca nhiễm virus SARS-CoV-2
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 21h00 ngày 10/2 (giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận 107.510.735 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 2.353.744 ca tử vong. Số bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh là trên 79,4 triệu người và vẫn còn trên 102.598 ca bệnh nặng và nguy kịch.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 tới bệnh viện ở New York, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Cho đến nay, Mỹ có tổng cộng 479.810 ca tử vong trong tổng số 27.804.262 ca nhiễm. Tiếp đó là Ấn Độ với 155.280 ca tử vong trong số 10.858.300 ca bệnh. Với 233.588 ca tử vong trong tổng số 9.602.034 ca mắc, Brazil đứng thứ 3 thế giới về số ca mắc nhưng đứng thứ 2 về số trường hợp không qua khỏi do COVID-19.
Tại châu Âu, Nga thông báo số ca mắc COVID-19 tại nước này đã vượt ngưỡng 4 triệu ca sau khi giới chức ghi nhận 14.494 ca mắc mới. Hiện số ca mắc COVID-19 tại nước này là 4.012.710, cao thứ tư thế giới. Trong 24 giờ qua, Nga cũng ghi nhận thêm 536 ca tử vong, nâng tổng số trường hợp không qua khỏi lên 78.134 ca.
Trong 24 giờ qua, các cơ quan y tế Đức ghi nhận có thêm 8.072 ca nhiễm mới và 813 ca tử vong. Hiện số trường hợp không qua khỏi do dịch bệnh COVID-19 là 62.969 ca. Chỉ số lây nhiễm trung bình 7 ngày trong 100.000 dân đã giảm xuống 68, mức giảm mạnh so với đỉnh điểm lên tới 197,6 vào ngày 22/12/2020. Tuy nhiên, Chính phủ của Thủ tướng Angela Merkel đang dự định gia hạn các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt chống dịch cho tới ngày 13/3 tới do nguy cơ gia tăng trở lại số ca nhiễm mới vẫn hiện hữu với sự bùng phát của những biến thể mới của virus SARS-CoV-2.
Bộ Y tế Croatia thông báo đã phát hiện trường hợp đầu tiên mắc biến thể mới của virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 xuất hiện đầu tiên tại Anh. Theo bộ trên, biến thể mới được phát hiện trong các mẫu xét nghiệm của 3 người, trong đó có 1 em bé 3 tuổi.
Tại Trung Đông, Israel ngày 10/2 thông báo tỷ lệ lây nhiễm virus SARS-CoV-2 được ghi nhận thông qua xét nghiệm tại nước này đã giảm xuống còn 7,8%, mức thấp nhất trong 4 tuần. Hiện tổng số ca mắc COVID-19 tại Israel đang là 70.500 người, trong đó trên 5.200 ca đã tử vong. Chính phủ Israel đang tiếp tục đẩy mạnh chiến dịch tiêm phòng vaccine toàn dân, bao gồm cả người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại đây.
Tại châu Á, tình hình dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp tại Đông Nam Á khi Indonesia, Phillipines và Thái Lan ghi nhận thêm nhiều ca mắc và tử vong trong ngày 10/2. Với số ca nhiễm mới tăng 8.700 ca, đến nay Indonesia đã ghi nhận tổng cộng 1.174.779 ca mắc COVID-19, trong khi số ca tử vong lên tới 31.976 ca, tăng thêm 213 ca trong 24 giờ qua. Hơn 29.700 binh sĩ đã được triển khai để hướng dẫn, truy vết virus SARS-CoV-2 tại các huyện, làng xã thuộc 7 tỉnh ở khu vực Java – Bali, bên cạnh sự tham gia của 1.768 lính hải quân và 102 lính không quân.
Bộ Y tế Philippines cũng thông báo phát hiện 1.345 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca mắc COVID-19 tại nước này lên 541.560 trường hợp. Có thêm 114 bệnh nhân COVID-19 không qua khỏi trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca tử vong vì dịch bệnh này tại Philippines lên 11.401 trường hợp.
Video đang HOT
Cùng ngày, Thái Lan xác nhận có thêm 1 ca tử vong mới do mắc bệnh COVID-19, ngoài ra có 157 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 23.903 trường hợp. Hiện số ca không qua khỏi do dịch bệnh này tại Thái Lan là 80 người.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Petaling Jaya, Malaysia. Ảnh: THX/TTXVN
Malaysia ghi nhận 3.288 ca mắc mới, nâng tổng số ca mắc tại nước này tới nay lên 251.604 ca. Theo giới chức Bộ Y tế, trong số các ca mắc mới, bang Selangor nhiều nhất với 1.757 ca, tiếp đó là Kuala Lumpur với 408 ca và Johor với 369 ca. Nếu tính về tổng số, Selangor cũng là địa phương có nhiều số ca mắc nhất với 82.199 ca, tiếp đó là Sabah với 50.855 ca và Kuala Lumpur với 30.348 ca. Điều đáng chú ý là lệnh cấm đi xuyên bang và xuyên quận đã phát huy tác dụng ngăn chặn thành công các ổ dịch xuyên bang, vốn mang lại 4.376 ca mắc chỉ trong thời gian từ ngày 16/12/2020 đến ngày 30/1/2021. Do đó, theo Bộ trưởng Y tế Malaysia Adham Baba, Lệnh Hạn chế di chuyển (MCO) sẽ vẫn được duy trì tới ngày 18/2 và chưa thể dỡ bỏ lệnh cấm đi lại xuyên bang, xuyên quận.
Tại Đông Bắc Á, số ca mắc mới COVID-19 ở Hàn Quốc đã quay trở lại ngưỡng trên 400 ca chỉ một ngày trước Tết Nguyên đán 2021. Số liệu thống kê của Cơ quan Quản lý và Phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) cho biết tính đến 0h ngày 10/2, nước này ghi nhận thêm 444 ca mắc mới COVID-19, nâng tổng số ca mắc ở nước này lên 81.930 ca, trong đó có tới 414 ca lây nhiễm trong cộng đồng và 30 ca nhập cảnh. Thủ tướng Hàn Quốc Chung Sye-kyun đã lên tiếng kêu gọi toàn dân cần đảm bảo các biện pháp chống dịch trong dịp lễ Tết Nguyên đán.
Trong khi đó, Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) sẽ nới lỏng các biện pháp hạn chế chống dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 từ ngày 18/2 tới. Thông báo trên được người đứng đầu cơ quan thực phẩm và y tế Hong Kong Sophia Chan đưa ra ngày 10/2 trong bối cảnh số ca mắc mới COVID-19 theo ngày tại vùng lãnh thổ này liên tục giảm trong thời gian gần đây. Tới nay, đặc khu Hong Kong ghi nhận 10.694 ca mắc COVID-19, trong đó có 188 ca tử vong.
Liên quan đến việc cấp phép và triển khai tiêm chủng vaccine phòng COVID-19, New Zealand đã xác nhận việc cấp phép sử dụng vaccine ngừa COVID-19 do hai hãng dược phẩm Pfizer (Mỹ) và BioNTech (Đức) phối hợp bào chế.
Cũng trong ngày 10/2, Bộ An toàn dược phẩm của Hàn Quốc thông báo nước này sẽ phê chuẩn sử dụng vaccine ngừa COVID-19 do hãng dược phẩm AstraZeneca bào chế và áp dụng đối với tất cả mọi người dân, kể cả những người trên 65 tuổi.
Bahrain cùng ngày cũng đã cấp phép sử dụng khẩn cấp đối với vaccine Sputnik V phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 do Nga sản xuất.
Campuchia ngày 10/2 đã bắt đầu chiến dịch tiêm chủng vaccine ngừa dịch COVID-19, sử dụng 600.000 liều vaccine do Trung Quốc viện trợ. Việc tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 được tổ chức tại 4 địa điểm gồm Bệnh viện Calmette, Bệnh viện Ang Doung, Bệnh viện Hữu nghị Khmer-Soviet và Viện Nhi quốc gia.
Tại Nam Phi, Bộ Y tế nước này thông báo sẽ bắt đầu triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 của Johnson & Johnson (Mỹ). Trước đó, Nam Phi đã tạm dừng sử dụng vaccine của AstraZeneca/Đại học Oxford (Anh) trong chương trình tiêm chủng ngừa COVID-19 sau khi dữ liệu cho thấy vaccine chỉ có hiệu quả tối thiểu đối với các trường hợp nhẹ và trung bình mắc biến thể của virus đang được ghi nhận ở nước này. Trong khi đó, hãng Pfizer cho biết có thể bàn giao vaccine ngừa COVID-19 trực tiếp cho các điểm tiêm chủng ở Nam Phi.
Cùng ngày, Bộ Y tế Tây Ban Nha cho biết những người dưới 55 tuổi từng nhiễm virus SARS-CoV-2 sẽ phải chờ ít nhất 6 tháng kể từ khi được chẩn đoán mới được tiêm vaccine ngừa COVID-19. Biện pháp này sẽ được áp dụng cho 3 loại vaccine hiện đang được phân phối ở Tây Ban Nha và đang tạm thời chờ nghiên cứu thêm. Biện minh cho quyết định ưu tiên tiêm chủng cho những người chưa từng mắc COVID-19, bộ trên cho rằng các trường hợp tái nhiễm trong vòng 6 tháng là “hiếm có”. Tuy nhiên, thời gian chờ trên không áp dụng với những người ngoài 55 tuổi hay có nguy cơ sức khỏe khiến họ dễ bị tái nhiễm.
Thế giới ghi nhận trên 37,8 triệu ca mắc, 1.082.570 ca tử vong do COVID-19
Theo trang thống kê worldometers.info, cập nhật đến 22h ngày 12/10 (giờ Việt Nam), toàn thế giới ghi nhận tổng cộng 37.835.155 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó có 1.082.570 ca tử vong.
Hơn 28.405.000 bệnh nhân hồi phục. Tuy nhiên, hiện vẫn còn khoảng 1% số bệnh nhân COVID-19 đang phải điều trị tích cực.
Người dân xếp hàng chờ xét nghiệm COVID-19 tại New York, Mỹ, ngày 18/8/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
My vẫn la quôc gia chiu anh hương năng nê nhât vơi gần 8 triệu ca măc va 219.712 ca tư vong. Ngày 11/10, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steve Mnuchin và Chánh Văn phòng Nhà Trắng Mark Meadows đã kêu gọi quốc hội lưỡng viện sớm thông qua dự luật cứu trợ liên quan đến đại dịch COVID-19 bằng cách sử dụng số tiền còn lại từ Chương trình Bảo vệ tiền lương, trong bối cảnh các cuộc thương lượng về một gói cứu trợ toàn diện hơn vẫn đang gặp khó khăn.
Ấn Độ là nước chịu ảnh hưởng dịch bệnh nghiêm trọng thứ hai thế giới và đứng đầu châu Á - vơi 7.133.368 ca măc va 109.348 ca tư vong. Mặc dù số ca nhiễm mới ở nước này tiếp tục giảm, ghi nhận 66.732 ca trong 24 giờ qua, nhưng đây vẫn là mức cao so với nhiều nước khác. Ngày 12/10, Chính phủ Ấn Độ đã công bố gói hỗ trợ tài chính trị giá 6,6 tỷ USD để kích thích nhu cầu tiêu dùng, trong đó có việc trả trước một phần tiền lương cho nhân viên chính phủ liên bang trong mùa lễ hội sắp tới và tăng chi tiêu vốn, nhằm tạo động lực phục hồi nền kinh tế.
Điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19 tại một bệnh viện ở Porto Alegre, Brazil ngày 13/8/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Đứng thứ ba thế giới và đứng đầu khu vực Nam Mỹ là Brazil, vơi 5.094.979 ca măc va 150.506 ca tư vong. Tuy nhiên, theo Bộ Y tế nước này, số ca nhiễm đang có chiều hướng giảm trên cả nước. Trong bối cảnh đó, bang Sao Paulo, địa phương bị ảnh hưởng nặng nhất, đang tiếp tục nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội với việc cho phép mở cửa trở lại các rạp chiếu phim, nhà hát và viện bảo tàng. Bang Rio de Janeiro cũng đã khôi phục hầu hết các hoạt động kinh tế, các hoạt động thể thao ngoài trời, cũng như cho phép học sinh các cấp trở lại lớp học.
Trong khi đó, tình hình dịch bệnh tại châu Âu tiếp tục diễn biến dịch bệnh phức tạp. Nga là quốc gia đứng thứ tư thế giới, nhưng đứng đầu châu Âu về số ca nhiễm. Theo thống kê mới nhất, Nga đã ghi nhận 1.312.310 ca mắc COVID-19, trong đó 22.722 ca tử vong. Chỉ trong 24 giờ qua số ca nhiễm mới tại nước này được ghi nhận là 13.592 ca. Mặc dù số ca nhiễm mới vẫn cao, song Nga tuyên bố sẽ không đề xuất phương án cách ly, mà chỉ yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện phương án "làm việc từ xa", do đây là phương án nhẹ nhàng nhất không buộc một thành phần kinh tế nào phải đóng cửa để chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đang bùng phát trở lại tại nước này.
Các nước có số ca mắc cao tại châu Âu sau Nga là Tây Ban Nha, Pháp và Anh, với tổng số ca mắc lần lượt là 890.367; 734.974 và 603.716 ca. Thủ tướng Pháp Jean Castex cho biết không loại trừ khả năng phong tỏa cục bộ tại Pháp. Thủ tướng Anh Boris Johnson dự kiến sẽ áp đặt bổ sung biện pháp hạn chế ở cấp độ 3 tại nhiều khu vực của England để phòng dịch.
Tại khu vực Trung Đông, Iran là quốc gia có số ca nhiễm mới cao nhất, với 504.281 ca, trong đó có 28.816 ca tử vong. Ngày 11/10 ghi nhận số ca tử vong cao nhất tại nước này - 272 ca. Sau Iran là Israel, với 291.828 ca nhiễm và 1.983 ca tử vong.
Trong khi đó, tại châu Á, một số nước đang tiếp tục siết chặt các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 trong bối cảnh số ca mắc mới tại nhiều nước tăng mạnh. An ninh tại các cửa khẩu biên giới ở 10 tỉnh của Thái Lan được thắt chặt hơn nhằm chống các trường hợp nhập cư trái phép. Trung tâm Xử lý tình hình COVID-19 (CCSA) của Chính phủ Thái Lan cho biết các tỉnh biên giới sẽ được thắt chặt an ninh, cũng như giao nhiệm vụ cho các tỉnh trưởng và quận trưởng giám sát chặt chẽ tình hình. Ngoài ra, các cuộc tuần tra dọc theo biên giới cũng đã được tăng cường để ngăn chặn người nhập cảnh bất hợp pháp từ Myanmar, nơi số ca mắc mới COVID-19 đang gia tăng.
Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Ismail Sabri Yaakob thông báo từ ngày 14/10 - 27/10, Malaysia sẽ áp đặt một số hạn chế di chuyển tại thủ đô Kuala Lumpur và bang Selangor lân cận. Theo ông Yaakob, chính phủ sẽ hạn chế nhiều hoạt động từ đi học, đi đến các điểm tôn giáo cho đến chơi thể thao. Tuy nhiên, tất cả các hoạt động kinh tế tại Selangor, các vùng Kuala Lumpur và Putrajaya sẽ được phép diễn ra như bình thường. Dự kiến, chính phủ cũng sẽ mở rộng các biện pháp hạn chế sang toàn bộ bang Sabah.
Tại Hàn Quốc, mặc dù đã ban hành quyết định nới lỏng việc giãn cách xã hội, nhưng chính phủ nước này vẫn sẽ duy trì các biện pháp nghiêm ngặt nhằm khống chế sự lây lan của dịch COVID-19.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Seoul, Hàn Quốc ngày 26/8/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, chính phủ quyết định điều chỉnh các quy định giãn cách xã hội xuống mức thấp nhất do tin tưởng nước này có thể khống chế sự lây lan của virus SARS-CoV-2. Trong nhiều ngày qua, số ca nhiễm mới tại Hàn Quốc đều dưới mức 100. Tuy nhiên, ông cũng lưu ý người dân không nên chủ quan, tiếp tục duy trì các biện pháp phòng, chống dịch, bằng chứng là số ca nhiễm mới đã đột ngột tăng cao trở lại như thời gian vừa qua.
Một trong những thông tin tích cực trong ngay 12/10, cac nha khoa hoc tai Hong Kong (Trung Quôc) thông báo môt loai thuôc khang khuân thương dung trong điêu tri viêm loet da day đa cho thây kêt qua hưa hen trong chông lai virus SARS-CoV-2 trên đông vât. Qua thư nghiêm trên chuôt lang, cac nha khoa hoc phat hiên thấy môt trong nhưng loai thuôc kim loai la ranitidine bismuth citrate (RBC), la "tac nhân khang virus SARS-CoV-2 tiêm năng". Chuyên gia Runming Wang tai Đai hoc Hong Kong cho biêt thuôc RBC co thê lam giam 10 lân lượng virus trong phôi cua chuôt lang bi nhiêm bênh.
Cung ngay, hang dươc phâm hang đâu Han Quôc Celltrion cho biêt se tiên hanh thêm cac thư nghiêm lâm sang đôi vơi loai thuôc điêu tri COVID-19 do hang nay phat triên. Theo đo, thuôc CT-P59 se đươc câp cho hơn 1.000 ngươi, trong đo co cac bênh nhân măc COVID-19 không triêu chưng va nhưng ngươi co tiêp xuc gân vơi cac bênh nhân COVID-19.
CT-P59 đang trai qua cac cuôc thư nghiêm giai đoan 2 va 3 ơ Han Quôc va nươc ngoai. Celltrion cho biết họ đã hoàn thành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 đối với 32 tình nguyện viên trong nước và không phát hiện dấu hiệu bất thường nào.
Thế giới ghi nhận trên 106 triệu ca mắc, 2,3 triệu ca tử vong do COVID-19 Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 21h ngày 6/2 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận tổng cộng 106.015.687 ca mắc COVID-19, trong đó có 2.311.349 ca tử vong. Hơn 77,666 triệu bệnh nhân COVID-19 đã hồi phục trong khi còn hơn 25,892 triệu bệnh nhân vẫn đang được điều trị. Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người...