Toàn ngành bán dẫn Hàn Quốc có nguy cơ bị đình trệ sau động thái mới của Nhật
Máy móc phục vụ sản xuất Nhật Bản được nhận định là mối lo ngại thực sự với ngành bán dẫn Hàn Quốc. Nếu bị hạn chế, có thể khiến các kế hoạch mở rộng bị trì trệ.
Không còn chỉ là một vài vật liệu công nghệ cao nữa, Nhật Bản đang dần mở rộng phạm vi hạn chế xuất khẩu khi đưa Hàn Quốc ra khỏi danh sách các quốc gia được hưởng ưu đãi xuất khẩu. Các doanh nghiệp Hàn đang nín thở theo dõi từng hành động của chính quyền ông Abe. Các mặt hàng tiềm năng được bàn luận bao gồm mặt nạ bóng, cảm biến, sợi carbon và pin nhiên liệu. Hồi tháng Bảy, Nhật đưa ra danh sách hạn chế bao gồm chất cản quang EUV, khí ăn mòn HF và nhựa dẻo Pi, vốn dùng phổ biến trong sản xuất bán dẫn, màn hình.
Tuy nhiên, một số lo ngại Nhật Bản có thể gây thiệt hại nặng nề hơn, nếu họ siết chặt việc xuất khẩu các máy móc, trang bị dùng để sản xuất. Ví dụ như công cụ Track của Tokyo Electron (TEL), một loại máy trong quy trình bán dẫn quang khắc. Thị trường công cụ Track bị công ty Nhật chiếm lĩnh, có thể xem là độc quyền. Các công ty Hàn Quốc cũng sản xuất được loại máy này nhưng ảnh hưởng của họ lại không đáng nhắc đến.
Công cụ Track của hãng TEL dùng trong quy trình quang khắc bán dẫn
Một chuyên gia trong ngành bán dẫn Hàn Quốc nhấn mạnh: “Nếu chính phủ Nhật Bản điều chỉnh việc xuất khẩu thiết bị của TEL, điều đó giống như họ sẽ làm tê liệt hoàn toàn việc sản xuất chất bán dẫn thế hệ tiếp theo của Hàn Quốc”. Ông đang ám chỉ Samsung, công ty đang dần dịch chuyển sang tiến trình quang khắc EUV. Đây được xem là bước chuyển quan trọng theo xu hướng ngành công nghiệp, giúp Samsung tiếp nhận nhiều hợp đồng đúc chip hơn, làm ra các con chip tiên tiến hơn.
Video đang HOT
Một cái tên ít được biết đến khác là Dainippon Screen (DNP), cùng với hãng TEL ở trên, cả hai chiếm phần lớn thị trường công cụ làm sạch ướt. Đây là quy trình làm sạch tấm wafer bằng dung dịch ăn mòn, gạn sạch tạp chất không cần thiết. Thị trường kính hiển vi điện tử quét (SEM: Scanning Electron Microscope) cũng bị Hitachi thống trị, đây là công cụ giúp kiểm tra độ rộng của bản mạch.
Ngành bán dẫn Hàn Quốc vẫn đang nỗ lực giảm tác động từ căng thẳng chính trị
Ngoài ra, tấm wafer silicon cũng là một lo ngại khác ít quan trọng hơn. Thị trường wafer bị kiểm soát bởi Nhật Bản hơn 50%, với hai hãng Shin-Etsu và SUMCO. Thật may cho Hàn Quốc, do thời gian gần đây giá chip nhớ lao dốc khiến nhu cầu mở rộng sản xuất giảm xuống, hàng tồn kho tấm wafer dư dả cho đến cuối năm. Tuy vậy, tâm lý dè chừng vẫn còn đó.
Tại buổi công bố báo cáo tài chính, đại diện Samsung thừa nhận họ phụ thuộc nặng nề vào công nghệ Nhật, do vậy những bất ổn chính trị leo thang gần đây càng khiến cho triển vọng kinh doanh chip trong tương lai trở nên khó đoán. Công ty đang gấp rút hơn bao giờ hết để giảm sự phụ thuộc này, bao gồm thử nghiệm khí ăn mòn HF từ Trung Quốc, Đài Loan. Với việc áp dụng nhiều loại trang thiết bị có nguồn gốc từ Nhật, rất khó để Samsung loại bỏ hoàn toàn các nhà cung ứng xứ mặt trời mọc.
Theo VnReivew
Samsung tìm nguồn vật liệu mới thế chỗ các nhà cung cấp Nhật Bản
Nhà sản xuất điện thoại thông minh và chip nhớ lớn nhất thế giới - hãng Samsung Electronics Co. của Hàn Quốc - đang nỗ lực tìm nguồn cung cấp vật liệu mới, thế chỗ các nhà cung cấp Nhật Bản.
Một người phát ngôn của Samsung cho biết công ty đang tìm cách đa dạng hóa các nguồn cung vật liệu và linh kiện mà lâu nay hãng phụ thuộc nhiều vào Nhật Bản.
Ngày 18/7 vừa qua, một nguồn thạo tin cho biết Samsung đã gửi thư tới các đối tác địa phương để hối thúc những này dự trữ thêm linh kiện do Nhật Bản sản xuất nhằm đề phòng trường hợp Tokyo mở rộng các quy định hạn chế xuất khẩu.
Trước đó, Phó Chủ tịch Samsung, ông Lee Jae-yong thông báo trong chuyến đi tới Nhật Bản gần đây, ông đã bảo đảm được nguồn dự trữ khẩn cấp 3 nguyên liệu công nghệ cao bị Tokyo hạn chế xuất khẩu. Ông Lee Jae-yong bảo đảm có đủ polyimide fluoride, chất phát quang và hydro florua để tránh nguy cơ gây gián đoạn hoạt động sản xuất của Samsung.
Samsung Electronics Co. tìm nguồn vật liệu thay thế từ Nhật Bản.
Những động thái trên được đưa ra sau khi chính quyền Tokyo từ ngày 4/7 vừa qua siết chặt quy định xuất khẩu sang Hàn Quốc 3 vật liệu công nghệ quan trọng dùng trong sản xuất chất bán dẫn và màn hình - gồm nhựa nhiệt dẻo (fluorinated polyimide), chất cản màu (resist) và hydro clorua có độ tinh khiết cao (HF).
Chính sách này đe dọa làm gián đoạn nguồn cung microchip toàn cầu cho các công ty công nghệ trên toàn thế giới.
Giới phân tích cũng cảnh báo động thái của Nhật Bản sẽ cản trở đáng kể hoạt động của các nhà sản xuất chip. Theo công ty theo dõi thị trường có trụ sở tại Đài Bắc (Taipei), TrendForce, Nhật Bản chiếm 60-70% thị phần hydro clorua toàn cầu.
Do đó, việc hạn chế xuất khẩu vật liệu này có thể gây khó khăn cho các công ty Hàn Quốc tìm nguồn nhập thay thế.
Hiện Samsung là tập đoàn lớn nhất tại Hàn Quốc và đóng góp quan trọng cho nền kinh tế lớn thứ 11 thế giới.
Theo Bnews
Google sẽ sản xuất tất cả phần cứng bằng vật liệu tái chế vào năm 2022 Google vừa đưa ra thông báo cam kết sẽ sử dụng vật liệu tái chế để sản xuất tất cả các mặt hàng phần cứng của hãng này, trong đó có điện thoại Pixel, Google Home,... Hôm nay, Google đã đưa ra thông báo cam kết sẽ sử dụng vật liệu tái chế để sản xuất tất cả các sản phẩm "Made by...