Toàn cảnh vụ Hạ viện Mỹ phê duyệt điều tra luận tội Tổng thống Joe Biden
Chuyên gia cho rằng việc Hạ viện Mỹ phê duyệt điều tra luận tội Tổng thống Joe Biden không đe dọa về mặt pháp lý nhưng gây tác động về chính trị đối với chủ nhân Nhà Trắng.
Hạ viện Mỹ (do đảng Cộng hòa kiểm soát) đã bỏ phiếu thông qua cuộc điều tra luận tội Tổng thống Mỹ Joe Biden nhằm xem xét liệu ông chủ Nhà Trắng có hưởng lợi bất chính từ các giao dịch kinh doanh của các thành viên trong gia đình ông hay không.
Đáng chú ý, cuộc bỏ phiếu ngày 13-12 của Hạ viện bị đánh giá là mang tính đảng phái vì cơ quan này phát động cuộc điều tra mà không công bố bất kỳ bằng chứng phạm tội nào của ông Biden và vì kết quả bỏ phiếu hôm 13-12 có sự chia rẽ rõ rệt, tất cả 221 phiếu thuận đều từ đảng viên đảng Cộng hòa và tất cả 212 phiếu chống đều đến từ đảng Dân chủ, theo tờ The New York Times.
Điều tra luận tội mà không có bằng chứng?
Cuộc điều tra luận tội Tổng thống Biden đã được đảng Cộng hòa bắt đầu từ nhiều tháng trước. Vào tháng 9, chủ tịch Hạ viện Mỹ khi đó là ông Kevin McCarthy đã chỉ đạo đảng Cộng hòa tại Hạ viện tiến hành cuộc điều tra luận tội. Và cuộc bỏ phiếu ngày 13-12 vừa qua nhằm mục đích chính thức hóa cuộc điều tra này, trao cho Hạ viện quyền tiếp cận mạnh mẽ hơn với các tài liệu, lời khai và buộc Nhà Trắng phải hợp tác.
Cuộc điều tra của đảng Cộng hòa với Tổng thống Biden nhắm vào ba cáo buộc: nhận hối lộ, có hành vi sai trái khi đang đương nhiệm và can thiệp chính trị. Cả ba cáo buộc này đều liên quan đến con trai ông Biden là Hunter Biden.
Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại Nhà Trắng, thủ đô Washington D.C (Mỹ) ngày 12-12. Ảnh: REUTERS
Video đang HOT
Với hai cáo buộc đầu tiên, đảng Cộng hòa nghi ngờ ông Biden hưởng lợi từ các giao dịch kinh doanh nước ngoài của ông Hunter Biden. Cụ thể, theo đảng Cộng hòa, khi ông Biden giữ chức phó tổng thống dưới thời Tổng thống Barack Obama, ông Hunter Biden đã lợi dụng chức vụ của cha mình để thu lợi hàng triệu USD từ các giao dịch kinh doanh ở Ukraine, Trung Quốc và các quốc gia khác.
Để chứng minh hai cáo buộc này, đảng Cộng hòa đang tìm bằng chứng cho thấy rằng ông Biden đã nhận tiền hối lộ từ các đối tác kinh doanh của con trai ông và thay đổi chính sách của Mỹ để mang lại lợi ích cho các đối tác này. Tuy nhiên, đến nay phía Cộng hòa vẫn chưa công bố bằng chứng về nghi ngờ này.
Trước đó, các nhà điều tra của Quốc hội Mỹ đã thu thập gần 40.000 trang hồ sơ ngân hàng và lời khai từ các nhân chứng liên quan đến hoạt động kinh doanh của ông Hunter Biden nhưng không có bằng chứng nào cho thấy chủ nhân Nhà Trắng đã tham nhũng hoặc nhận hối lộ trong vai trò tổng thống hiện tại cũng như vai trò phó tổng thống trước đây, theo tờ The Guardian.
Theo khảo sát công bố ngày 14-12 của đài ABC News, 43% người Mỹ ủng hộ việc mở cuộc điều tra luận tội Tổng thống Biden, trong khi 41% phản đối động thái như vậy. Tỉ lệ này đối với các đảng viên đảng Dân chủ là 18% ủng hộ và 69% phản đối.
Đối với cáo buộc can thiệp chính trị, đảng Cộng hòa cho rằng ông Biden đã sử dụng ảnh hưởng của mình, trước và trong khi giữ vai trò tổng thống Mỹ, để cản trở quá trình điều tra của Bộ Tư Pháp đối với con trai ông. Đến nay vẫn chưa có bằng chứng rõ ràng cho các buộc này. Các cuộc điều tra đến thời điểm hiện tại chỉ tập trung vào các quan chức của Bộ Tư pháp, chứ không phải bản thân Tổng thống Biden.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng dù Hạ viện không công bố bằng chứng nhưng cơ quan này hoàn toàn có thể khởi động cuộc điều tra luận tội vì Hạ viện là cơ quan chính trị, không phải tòa án. Theo Hiến pháp Mỹ, không gì có thể ngăn cản Hạ viện bỏ phiếu để luận tội ông Biden hoặc bất kỳ quan chức nào trong chính phủ Mỹ.
Tác động của vụ việc đến ông Biden
Về khả năng ông Biden bị luận tội, lịch sử Mỹ đang cho thấy dấu hiệu bất lợi cho ông. Cụ thể, trong số bốn tổng thống Mỹ bị điều tra thì có đến ba người bị đưa ra luận tội bao gồm Tổng thống Andrew Johnson, Tổng thống Bill Clinton và Tổng thống Donald Trump. Người thứ tư là Tổng thống Richard Nixon, đã không bị luận tội vì từ chức trước khi quy trình luận tội bắt đầu.
Dù vậy, khả năng ông Biden bị cách chức nếu bị luận tội cũng vô cùng thấp vì trong khi Hạ viện có quyền luận tội một quan chức thì việc kết tội sẽ do Thượng viện quyết định. Để kết tội một quan chức, Thượng viện cần bỏ phiếu thông qua với tỉ lệ 2/3 phiếu bầu – một điều gần như không thể xảy ra với ông Biden khi đảng Dân chủ của ông đang chiếm đa số tại Thượng viện.
Theo các nhà phân tích, mặc dù cuộc điều tra có ít ý nghĩa về mặt pháp lý nhưng nó sẽ đem lại những tác động về mặt chính trị đối với ông Biden, nhất là khi nhà lãnh đạo Mỹ đang chuẩn bị cho cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2024.
Nhiều người thậm chí còn cho rằng điều mà đảng Cộng hòa thực sự quan tâm khi khởi động điều tra không phải là việc ông Biden bị luận tội mà nhằm gây ảnh hưởng đến chiến dịch tranh cử của ông, cũng như đánh lạc hướng sự chú ý của dư luận khỏi các rắc rối pháp lý của cựu Tổng thống Donald Trump, ứng viên hàng đầu của đảng Cộng hòa trong cuộc đua tổng thống sắp tới.
“Việc mở điều tra luận tội không chỉ nhằm đánh lạc hướng khỏi ông Donald Trump, mà còn cố tạo ra bê bối cho ông Biden trước thềm bầu cử” – theo ông Matthew Lebo, giáo sư khoa học chính trị tại ĐH Western (Canada).
Phản ứng các bên về cuộc bỏ phiếu của Hạ viện
Ngay sau khi cuộc bỏ phiếu có kết quả, Nhà Trắng ra tuyên bố gọi toàn bộ quá trình này là “vô căn cứ”, chỉ trích đảng Cộng hòa thúc đẩy điều tra dù không có bất kỳ bằng chứng nào. Tổng thống Biden bác bỏ mọi cáo buộc và cho rằng cuộc điều tra luận tội là hành vi “tấn công” ông “bằng những lời dối trá”. Các hạ nghị sĩ Dân chủ gọi cuộc bỏ phiếu là “trò hề chính trị” do đảng Cộng hòa dựng nên nhằm đáp trả việc Tổng thống Trump trước đây bị luận tội hai lần.
Về phía đảng Cộng hòa, Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson cho biết ông sẽ không nói trước về kết quả cuộc điều tra nhưng cam kết không bỏ qua bất kỳ bằng chứng nào. Hạ nghị sĩ đảng Cộng hòa James Comer nói và cũng là chủ tịch Ủy ban Giám sát Hạ viện bày tỏ sự hài lòng về kết quả của cuộc bỏ phiếu, cho rằng cuộc bỏ phiếu “đã gửi một thông điệp rõ ràng tới Nhà Trắng”.
Tổng thống Ukraine muốn đàm phán trực tiếp với ông Trump
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky rất mong muốn đàm phán trực tiếp với cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, phòng trường hợp ứng cử viên hàng đầu của đảng Cộng hòa quay lại Nhà Trắng vào năm 2024, một nguồn tin nội bộ ở Kiev tiết lộ.
Theo đài RT (Nga), một nguồn tin thân cận với Văn phòng Tổng thống Zelensky nói với hãng tin Strana (Ukraine) hôm 12/11 rằng ông Trump, với tư cách là ứng viên tổng thống của đảng Cộng hoà năm 2024, sẽ kiểm soát dòng viện trợ nước ngoài cho Ukraine vì đảng Cộng hoà chiếm đa số tại Hạ viện. Hạ viện sẽ chịu trách nhiệm ngăn chặn những nỗ lực của Nhà Trắng trong việc tiếp tục viện trợ cho xung đột Ukraine.
Nguồn tin cho biết thêm rằng nội các của ông Zelensky "hiểu điều này và do đó đang cố gắng tổ chức một cuộc đàm phán trực tiếp giữa ông Trump và ông Zelensky".
Tuy nhiên, ông Trump đã từ chối lời mời đến thăm Kiev của ông Zelensky vào đầu tháng này. Cựu Tổng thống Mỹ giải thích rằng ông lo ngại việc đến Ukraine vào thời điểm này sẽ "không phù hợp" vì Chính quyền Tổng thống Joe Biden đang giải quyết vấn đề với ông Zelensky và ông không muốn tạo ra "xung đột lợi ích".
Tuyên bố trên được ông Trump đưa ra sau khi Tổng thống Zelensky mời ông tới thăm quốc gia này để chứng minh cho cựu tổng thống Mỹ thấy rằng không thể giải quyết cuộc xung đột hiện nay trong 24 giờ.
Trước đó, ông Trump khẳng định rằng ông có thể chấm dứt xung đột giữa Nga và Ukraine chỉ sau 24 giờ nếu tái đắc cử tổng thống vào năm 2024. Tuy nhiên, trong buổi trả lời phỏng vấn kênh NBC ngày 5/11, Tổng thống Zelensky nói: "Tôi muốn mời ông Trump đến Ukraine. Nếu ông ấy đến đây, tôi cần 24 phút, đúng, chỉ 24 phút, không hơn để chứng minh rằng kế hoạch của ông ấy không thể chấm dứt cuộc xung đột này. Ông ấy không thể mang lại hòa bình".
Ông Zelensky giải thích rằng chỉ khi đến đây, ông Trump mới có thể hiểu tình hình và hiểu rằng đề xuất hòa bình mà ông ấy đưa ra là không khả thi.
Các cuộc thăm dò cho thấy ông Trump đang dẫn trước đối thủ của đảng Dân chủ bất chấp những rắc rối pháp lý của đảng Cộng hòa. Cựu Tổng thống Mỹ hiện phải đối mặt với hàng chục cáo buộc trọng tội, điều có thể khiến ông phải ngồi tù - một sự thật mà ông đã không ngần ngại sử dụng cho mục đích gây quỹ.
Sau khi viện trợ hơn 75 tỷ USD cho Ukraine trong hai năm qua, Mỹ gần như đã cạn kiệt ngân sách dành cho xung đột. Ngày càng có nhiều nghị sĩ trong Quốc hội mong muốn Mỹ hạn chế các khoản viện trợ cho Kiev.
Vào tháng trước, gói an ninh quốc gia trị giá 100 tỷ USD do ông Biden đề xuất - trong đó bao gồm 61,4 tỷ USD dành cho Ukraine - đã không được Quốc hội thông qua, trước khi Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson đề xuất các dự luật riêng để tài trợ cho Ukraine và Israel.
Nước Mỹ "phân cực" vì biện pháp chi tiêu tạm thời Chủ tịch Hạ viện Mỹ Mike Johnson ngày 11/11 (giờ địa phương) đã công bố biện pháp chi tiêu tạm thời của đảng Cộng hòa nhằm ngăn chặn việc chính phủ đóng cửa, nhưng đã nhanh chóng vấp phải sự phản đối của các nhà lập pháp từ cả hai đảng trong Quốc hội. Phát biểu sau khi công bố kế hoạch với...