Toàn cảnh thị trường Groupon tại Việt Nam năm 2014
Cách đây chừng 5 năm, mô hình Groupon hay còn gọi là mua hàng theo nhóm ra đời tại Việt Nam kéo theo rất nhiều kỳ vọng về một mô hình kinh doanh mới.
Khi Daily Deal không còn là Groupon
Hiện nay tại Việt Nam hình thức đặt mua deal các sản phẩm dịch vụ thông qua một nhà phân phối trung gian để nhận được các ưu đãi về giá cả đang là một xu hướng thu hút rất nhiều người tiêu dùng Việt. Còn nhớ website Groupon.com ra đời với mô hình bán giảm giá các mặt hàng với số lượng giới hạn trong một thời gian ngắn và phải có đủ số người đặt hàng thì coupon đó mới có hiệu lực. Với các điều kiện như đủ số người tham gia và thời gian áp dụng khá ngắn khiến rất ít người được hưởng dịch vụ này. Mô hình này trải qua thời gian và ở mỗi nước đã được chuyển đổi cho phù hợp hơn.
Các trang Groupon du nhập trang Việt Nam được chuyển thành Daily Deal, tức deal bán hàng ngày, ngày nào cũng mua được và tồn tại trên web rất lâu, cho tới khi hết hàng để bán. Việc chuyển đổi này là có nguyên nhân của nó, lý do là các website trung thành với mô hình Groupon ban đầu khá chật vật để có lãi do doanh số quá nhỏ trong khi chi phí marketing và nhân sự tốn kém.
Tuy đã có rất nhiều website phải đóng cửa bởi không thể cạnh tranh và kinh doanh có lãi với hình thức này, nhưng hình thức mua hàng giá rẻ theo Deal ngày nay vẫn rất “hot”. Người tiêu dùng đã quá quen với mô hình kinh doanh này và họ khá dễ tính để mua những món đồ giá rẻ trên website và họ cũng ngầm hiểu rằng chất lượng thật sự của nó sẽ không được như quảng cáo, họ chấp nhận bởi khả năng chi trả giới hạn của mình.
Thị trường Daily Deal tại Việt Nam
Khó có thể thống kê chính xác nhưng hiện tại vẫn có hàng trăm website kinh doanh theo hình thức bán các Deal giảm giá hàng ngày (Daily Deal) tại Việt Nam. Việc mở ra một website bán deal tương đối đơn giản. Bạn chỉ mất vài trăm nghìn để mua một bộ mã nguồn để xây dựng website. Việc của bạn chỉ là tìm kiếm nguồn hàng phong phú, quản lý chi phí bán hàng cũng như quảng cáo để có lãi. Các website dạng này thường có điểm chung là sản phẩm vô cùng đa dạng, trong đó “ Hot deal” nhất là các mặt hàng thời trang, đồ gia dụng, đồ công nghệ, tour du lịch, ẩm thực…..và thường đánh vào tâm lý “ham đồ rẻ” của đại đa số người tiêu dùng Việt Nam bằng cách ghi các mức khấu trừ lớn (20-60%).
Có thể kể ra đây vài website dẫn đầu trong lĩnh vực mua hàng theo nhóm tại Việt Nam như Hot Deal, Nhóm Mua, Siêu Mua, Cực Rẻ, Cùng Mua, Mua Chung…..Đây thường là website có độ uy tín cao tại Việt Nam, cũng như được thành lập sớm từ khi mô hình mua theo nhóm hình thành tại Việt Nam do đó thương hiệu đã được khẳng định trên thị trường. Còn đối với các website mới thành lập, nếu như không có chiến lược Marketing cùng ngân sách quảng cáo khủng thì khó có thể cạnh tranh được với các “đại gia” kể trên.
Xu hướng trong tương lai
Video đang HOT
Như ở trên đã nói, Web Deal là bán hàng giá rẻ, dành cho một bộ phận khách hàng có thói quen mua hàng giá rẻ hoặc không có có khả năng mua hàng giá cao hơn. Tuy nhiên trong thực tế trên thị trường bán lẻ ở Việt Nam không chỉ tồn tại đối tượng khách hàng này. Ngay cả những người có thu nhập rất cao như giám đốc, doanh nhân…cũng thường mua có nhu cầu tìm hàng giá rẻ nhưng khác biệt chính là ở chất lượng sản phẩm. Ở đây chúng ta cần phân biệt giữa sản phẩm chất lượng bình thường với giá rẻ và sản phẩm chất lượng cao nhưng được giảm giá. Với các sản phẩm có chất lượng bình thường, các website Daily Deal sẽ giảm giá ảo bằng cách đẩy giá niêm yết đồng thời giảm giá thực xuống để tạo cảm giác rẻ cho người mua. Bên cạnh đó còn cách thứ hai là giảm chất lượng dịch vụ của Deal như các deal về dịch vụ, du lịch, khóa học….
Đối với các sản phẩm cao cấp việc giảm giá lại khác hoàn toàn. Các dịch vụ cũng như sản phẩm của bạn không hề bị cắt giảm về chất lượng vì các chương trình giảm giá cho bạn đã được tính toán và đưa vào giá bán của từng món hàng khi chưa giảm giá. Thậm chí, giá trị thương hiệu đã đẩy giá bán lên rất cao và khi các mặt hàng, dịch vụ cao cấp giảm giá, mức giảm có thể lên tới 30-40% mà họ vẫn có lãi, dịch vụ bạn nhận được thì không thay đổi chất lượng. Các công ty cung cấp dịch vụ cao cấp đều hiểu điều này và họ sẽ không đánh đổi thương hiệu của mình với việc kiếm lời thông qua việc giảm tiêu chuẩn dịch vụ chỉ để giảm giá nhằm kích cầu.
xu hướng mua hàng theo deal ngày càng phát triển tại Việt Nam
Với việc các đại gia trong các ngành hàng, hay dịch vụ cao cấp sẽ tham gia ngày càng nhiều vào chuỗi cung ứng sản phẩm cho khách hàng trung và thượng lưu, thì thị trường bán deal giá rẻ ở phân khúc cao cấp sẽ ngày một phát triển mà không hề cạnh tranh với thị trường bán deal ở thị trường cấp thấp hơn. Lẽ dĩ nhiên là khách hàng là người hưởng lợi từ các dịch vụ cao cấp với chi phí thấp hơn này, chúng ta hãy cùng đón chờ xem ai là người đầu tiên bước vào và ai là người có thể trụ lại lâu hơn các đối thủ cạnh tranh của họ trong phân khúc cao cấp.
Giới thiệu về hình thức mua hàng theo Deal tại Zanado.com
Zanado.Com là website thời trang online, phục vụ nhu cầu mua sắm trực tuyến bao gồm: chọn và mua hàng trực tuyến nhanh chóng, thanh toán trực tuyến an toàn, giao hàng tận nơi, chăm sóc và tư vấn thân thiện. Với mong muốn đem đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng,thời trang với giá cả hơp lý nhất, mang ứng dụng cao, hiện đại, năng động, phù hợp với văn hóa, gu thẩm mỹ của người Việt Nam.
Thành lập tháng 11/2011, khởi đầu là trang web bán hàng theo mô hình mua hàng theo nhóm (hay còn gọi là Group-buying), Zanado.Com chuyển đổi mô hình kinh doanh thành trang web thương mại điện tử theo mô hình B2C (Business to Customers) chuyên về lĩnh vực thời trang. Hiện nay, khách hàng vẫn có thể mua sắm theo hình thức Deal tại Zanado.Com tại địa chỉ http://www.zanado.com/hot-deal-18.html
Chỉ sau 3 năm hoạt động, đến nay Zanado.Com đã và đang có một vị trí vững chắc trên thị trường thương mại điện tử trong nước, trở thành địa chỉ mua sắm online đầy tin cậy, tiện lợi cho khách hàng tại TP.HCM và các tỉnh thành khác trên toàn quốc.
Đến với Zanado.Com, bạn sẽ có hội tiếp cận hàng trăm hàng nghìn sản phẩm thời trang với giá thành hấp dẫn cùng chất lượng đã được đảm bảo tại Zanado.Com.
CÔNG TY CP SIÊU MUA
GPKD số: 0311304610 Do Sở KH & ĐT TP.HCM cấp ngày 02/11/2011
Trụ sở chính: 236A/2 Lê Văn Sỹ, P.1, Tân Bình, TP.HCM
Trung tâm CSKH: 233B Bùi Thị Xuân, P.1, Tân Bình, TP.HCM
Email: support@zanado.com
Điện thoại: 19006049
Website: http://www.zanado.com
Hai trang thương mại điện tử lớn Cùng Mua và Nhóm Mua sáp nhập
Ngày 12/12/2013, Cty TNHH Nhóm Mua và Cty Cổ Phần Cùng Mua vừa kí kết thỏa thuận hợp tác. Theo đó 2 công ty này sẽ vẫn hoạt động độc lập, nhưng cùng được điều hành bởi ông Hồ Quang Khánh, nguyên CEO Cùng Mua.
Ông Hồ Quang Khánh nhận định: "Việc sáp nhập sẽ giúp chúng tôi xây dựng được một tập thể vững mạnh, tạo nền tảng cho những kế hoạch phát triển trên thị trường sắp tới. Ngoài ra chúng tôi sẽ luôn chú trọng vào nhu cầu thực sự của người tiêu dùng và doanh nghiệp, cung cấp cho khách hàng những gì họ cần nhất và là cầu nối đưa những doanh nghiệp có uy tín, chất lượng tốt đến gần hơn với khách hàng. Chúng tôi kì vọng sẽ thúc đẩy được tăng trưởng hiện tại, đưa thị trường mua theo nhóm của Việt Nam sang một trang mới và thúc đẩy nền Thương Mại Điện Tử tại Việt Nam".
Ông Hồ Quang Khánh, CEO Cùng Mua
Nhóm Mua là một trong hai trang web đầu tiên mở ra mô hình mua theo nhóm ở Việt Nam. Hãng từng nhận đầu tư từ IDG Việt Nam, Rebate Network, Ru-net. Hồi cuối năm trước, Nhóm Mua từng là tâm điểm thị trường khi nhận được đầu tư khoảng 10 triệu USD. Đầu năm nay, Nhóm Mua lại được chú ý khi xảy ra một số bất đồng giữa nhóm nhà đầu tư và nhà sáng lập Tom Trần. Trong khi đó, Cùng Mua tuy ít nổi tiếng hơn, nhưng lại hoạt động khá ổn định từ khi thành lập từ năm 2010 đến nay.Cùng Mua hiện đang có chi nhánh và văn phòng ở 7 thành phố lớn nhất Việt Nam và bán hàng khắp cả nước. Công ty cho biết mỗi tháng họ đạt hàng trăm ngàn đơn hàng.
Ông Nguyễn Bảo Hoàng - Tổng Giám đốc quỹ đầu tư IDG Ventures Việt Nam, cho biết: "Chúng thôi tin tưởng vào mô hình mua theo nhóm ở Việt Nam còn nhiều tiềm năng và sẽ tiếp tục phát triển mạnh trong thời gian tới. Sự kết hợp này giữa Cùng Mua và Nhóm Mua là một bước đầu tư chiến lược của IDG Ventures Việt Nam, phù hợp với sự phát triển tất yếu của thị trường. Ông Hồ Quang Khánh là người có nhiều kinh nghiệm dày dạn và đã gắn bó với chúng tôi từ những ngày đầu nên tôi tin tưởng rằng ông sẽ dẫn dắt cả Cùng Mua và Nhóm Mua phát triển đúng theo nhu cầu thị trường và đưa thị trường Groupon Việt Nam sang một trang mới".
Cũng cùng quan điểm đó, Ông Michael Brehm - nhà đầu tư của Quỹ Rebate Network cho biết thêm: "Chúng tôi với kinh nghiệm dày dạn trong lĩnh vực kinh doanh Thương Mại Điện Tử trên thế giới, tôi nhận thấy đây là một bước phát triển mới cho thị trường mua theo nhóm tại Việt Nam. Thị trường Việt Nam cần được khai thác sâu hơn nữa, đi theo đúng xu thế của thế giới, quan trọng nhất là phải tập trung vào nhu cầu thực tế của người tiêu dùng. Cùng Mua với thị trường trải khắp các thành phố lớn ở Việt Nam, cùng đội ngũ nhân lực đoàn kết, vững mạnh được kết hợp cùng với Nhóm Mua, thương hiệu dành được sự tin tưởng từ khách hàng, luôn tập trung phát triển theo nhu cầu của khách hàng - Tôi tin rằng họ sẽ khai thác được thị trường rộng mở hiện nay".
Theo PLXH
CEO Sieumua.com: Chúng tôi đang đi đúng hướng Thành lập tháng 11/2011, khởi đầu là trang web bán hàng theo mô hình mua hàng theo nhóm (hay còn gọi là Group-buying), Zanado.com chuyển đổi mô hình kinh doanh thành trang web thương mại điện tử theo mô hình B2C (Business to Customers) chuyên về lĩnh vực thời trang. Anh Phan Văn Sơn, CEO Zanado.com Việc từ bỏ mô hình Group-buying trong...