Toàn cảnh: Những cuộc đấu đá tiền bạc khiến Messi buộc phải rời Barcelona
Drama Messi rời Barca đang có rất nhiều yếu tố phức tạp.
Ngay sau khi Barcelona đưa ra thông báo chính thức về việc Messi không tiếp tục gắn bó với đội chủ sân Camp Nou, cây viết/ bình luận viên thể thao Andy West ( La Liga TV, BBC, Sport360, tác giả của cuốn sách “ Lionel Messi và nghệ thuật sống”) lập tức đăng tải dòng tweet:
“Chưa kết thúc đâu. Nó chỉ là một bước đi trong cuộc chơi quyền lực lớn. Một động thái quyết liệt, chắc chắn, nhưng chưa phải là động thái cuối cùng”
Dòng tweet tiếp theo của nhà báo Toni Juanmarti (Diario Sport, La Liga TV) cũng có quan điểm tương tự:
“Chỉ là gây áp lực lên Tebas thôi. Cuộc chơi vẫn tiếp tục”
Điều đó nghĩa là gì?
La Liga vừa đạt được thỏa thuận bán 10% cổ phần giải đấu với quỹ đầu tư CVC. Đổi lại, La Liga nhận được 2,7 tỷ euro, 90% trong số đó được chuyển thẳng đến các đội bóng tham dự giải. Với vị thế của Barca, không có bất kỳ câu lạc bộ nào được chia phần nhiều hơn họ (270-280 triệu euro).
Trong khi đó, “Gã khổng lồ xứ Catalan” đang phải gánh khoản nợ cũng khổng lồ chẳng kém (1,173 tỷ euro). Có thể thấy, nếu chỉ nhìn bề ngoài, thỏa thuận giữa La Liga và CVC giúp Barca có thêm một số tiền kha khá vừa để trả nợ, vừa để trả lương cho cầu thủ.
Như vậy, có phải Barca được hưởng lợi hoàn toàn?
Không, cuộc chơi quyền lực không có nhiều “màu hồng” như vậy. Hơn 200 triệu euro chẳng thấm vào đâu so với chi tiêu vài trăm triệu euro của họ mỗi mùa. Kèo không “thơm” như tưởng tượng, Barca chỉ được dùng 15% khoản tiền này để trả lương, 15% tiếp theo để trả nợ và 70% còn lại cho cơ sở vật chất.
Mặt khác, Barca đang ủng hộ dự án European Super League (ESL) và chủ tịch La Liga Javier Tebas muốn xoá xổ dự án này. Theo thông tin của báo chí Tây Ban Nha, Tebas muốn lợi dụng tình hình tài chính khó khăn của Barca để ép buộc El Blaugrana không thể tiếp tục dự án ESL.
Gần như ngay lập tức sau khi thông báo Messi ra đi, Barca xuất bản tiếp một thông báo khác. “Barcelona cho rằng hoạt động công khai chưa được xác minh đầy đủ với các câu lạc bộ (chủ sở hữu bản quyền truyền hình); rằng số tiền của nó không phù hợp với thời hạn của số năm và một phần quyền nghe nhìn của tất cả các câu lạc bộ trong 50 năm tới sẽ bị ảnh hưởng”.
“Câu lạc bộ coi việc ký hợp đồng kéo dài nửa thế kỷ là không phù hợp với những bất ổn luôn bủa vây thế giới bóng đá. Các điều kiện trong hợp đồng mà La Liga đang nói đến sẽ quy kết tương lai của FC Barcelona về quyền nghe nhìn”.
“Barcelona muốn thể hiện sự ngạc nhiên của mình trước thỏa thuận của La Liga, trong đó họ không có tiêu chí của các đội, như chính FC Barcelona, và thậm chí không đưa ra các lựa chọn giữa các đội bóng để có thể đánh giá lợi thế và bất lợi trong một kịch bản với nhiều câu hỏi như hậu đại dịch”, Trang chủ Barca đưa ra quan điểm của đội bóng về thỏa thuận giữa La Liga và CVC.
Chủ tịch La Liga gây khó cho Barca bằng cách nào?
Messi gặp khó trong cuộc chiến quyền lực giữa Tebas và Barca
Trang Twitter của nhà báo đang sinh sống tại thành phố Barcelona, Marcelo Bechler (TNT Sports, Radio Italia) cho biết, Barca buộc phải chọn giữa ESL và Messi. Nếu không từ bỏ ESL, Barca không được nhận 270 triệu euro.
Theo ESPN, Tebas chỉ cho chủ tịch Barca, ông Joan Laporta vỏn vẹn hai sự lựa chọn:
Video đang HOT
1. Giữ Messi ở lại và từ bỏ Super League.
2. Chấp nhận để Messi ra đi và tiếp tục dự án Super League.
Messi rời đi, Barca chấp nhận mất người đội trưởng để theo đuổi Super League?
Không, theo nhận định của nhiều nhà báo Tây Ban Nha, Laporta muốn cả Messi lẫn Super League. Chính vì thế, Barca công khai thông tin Messi không ở lại Camp Nou là động thái cho thấy Chủ tịch Barca đang chơi tất tay với Tebas. La Liga đã mất Ronaldo, giờ mất thêm Messi là thảm hoạ về sức hút của họ.
Vì sao Barca không thể giữ chân Messi?
La Liga quy định mỗi đội bóng chỉ được phép có quỹ lương tối đa ở mức 160 triệu euro/năm . Trong khi đó, quỹ lương thực tế ở mùa 2020/21 của đội bóng xứ Catalan lên tới 443 triệu euro/năm .
Tất nhiên, mức lương cao nhất tại Barca thuộc về Messi ( 71 triệu euro/mùa )
Chính Laporta cũng thừa nhận Barca đang không tuân thủ luật công bằng tài chính (câu lạc bộ không thể chi tiêu hay trả lương quá tỷ lệ 60% số tiền họ kiếm được trong một mùa). Trong khi đó, Tebas khẳng định sẽ không có bất cứ ngoại lệ nào về quy định mức lương trần cho mọi đội bóng La Liga.
Như vậy, ngay kể cả Messi cam kết giảm 50% mức lương hiện tại cũng không thể giúp ích quá nhiều cho Barca trong việc cân bằng tài chính. Bởi sân Camp Nou vừa đón thêm 4 tân binh ( Sergio Aguero, Eric Garcia từ Manchester City; Memphis Depay từ Lyon; Emerson Royal từ Real Betis).
Vì sao Laporta phải gây áp lực lên Tebas?
Laporta thấu hiểu rõ việc Tebas rất muốn giữ Messi ở lại La Liga. Nếu chân sút người Argentina rời La Liga, giải đấu của Tebas sẽ phải chịu tổn thất rất lớn về mặt truyền thông, tài chính, thương mại. Nhiều khán giả sẽ không còn mặn mà và thích thú với La Liga, dẫn đến số lượng người xem, tiền bản quyền truyền hình giảm sút.
Đặc biệt là sau khi nhiều siêu sao nổi tiếng như Cristiano Ronaldo (Juventus); Neymar, Sergio Ramos (Paris Saint-Germain) rời Liga, vị thế của Messi vốn đang rất quan trọng với Tebas, nay lại càng trở nên quan trọng hơn.
Tebas muốn Barca bỏ ESL, nhưng không hề muốn Barca bỏ Messi
Tháng 8/2019, Tebas phát biểu: “Neymar, thậm chí cả Ronaldo đều không phải nhân tố chủ chốt. Đó phải là Messi, Messi là di sản của La Liga”.
Tháng 9/2020, Tebas nói: “Chúng tôi có lo lắng khi Messi quyết định rời Barca. Chúng tôi luôn muốn Messi ở lại La Liga. Với tư cách chủ tịch giải đấu, tôi mong muốn cậu ấy kết thúc sự nghiệp của mình ở giải đấu này”.
Tạm kết
Tóm lại, Tebas không cho Barca hưởng ngoại lệ về mức lương trần để giữ chân Messi. Barca chỉ được chia 270 triệu euro trong thỏa thuận giữa La Liga và CVC nếu chấp nhận từ bỏ dự án ESL.
Cuối cùng, Laporta muốn giữ lại cả Messi và Super League bằng việc cho Barca đưa ra thông báo chia tay “ El Pulga”. Đây giống như một “đòn đánh trả” mà Laporta dành cho Tebas.
Barca chia tay Messi để nuôi giấc mơ Super League?
Đại diện xứ Catalonia đang lao vào cuộc chiến với ban tổ chức La Liga, và sự ra đi của Messi có thể là một phần trong kế hoạch.
Barcelona thông báo chia tay Lionel Messi. Buổi ký hợp đồng được chuẩn bị từ trước trở thành ác mộng. Tuy nhiên, tương lai của Messi tại CLB có thể chưa hoàn toàn chấm dứt.
Cú sốc ở Barcelona
Ngày 5/8 lẽ ra nên là ngày hạnh phúc với các cổ động viên Barca. Messi trở về từ kỳ nghỉ và sẵn sàng ký vào bản hợp đồng mới, với mức lương giảm 50% so với hợp đồng trước đó.
Mọi thứ được sắp xếp ổn thỏa. Barca chuẩn bị sẵn video thông báo Messi ở lại.
Đến phút cuối, Chủ tịch Barcelona, Joan Laporta, thông báo với Messi rằng CLB không thể ký hợp đồng với anh vì giới hạn quỹ lương của La Liga. Barca đăng đoạn video chia tay Leo.
Messi không thể ký hợp đồng với Barca như dự kiến. Ảnh: Reuters.
Đó là cú sốc với nhiều người.
Từ cá nhân Leo, các cổ động viên Barca, và có lẽ cả Chủ tịch La Liga, Javier Tebas. Trong nhiều bài phỏng vấn từ đầu mùa hè, ông Tebas khẳng định rằng sẽ không có ngoại lệ cho quy định mức trần lương hiện tại của La Liga.
Quy định mức trần lương và chi tiêu của La Liga được đánh giá chặt chẽ hơn cả Luật công bằng tài chính (FFP) của UEFA. Một CLB không thể chi tiêu hay trả lương quá tỷ lệ 60% số tiền họ kiếm được trong một mùa giải.
Barca là đội gặp vấn đề lớn nhất với quy định đó. Trong năm 2020, đội chủ sân Camp Nou có quỹ lương cao nhất trong số các CLB hàng đầu châu Âu, với 443 triệu euro (số liệu từ Deloitte ).
Cộng với sự có mặt của Sergio Aguero, Eric Garcia và Memphis Depay theo dạng chuyển nhượng tự do vào hè này, Barca cần cắt giảm thêm ít nhất 200 triệu euro tiền lương để có thể đăng ký Messi thi đấu.
Ông Tebas sau đó đưa cho Barca một giải pháp khác. Họ có thể dễ dàng đăng ký Messi nếu đồng ý ký vào thỏa thuận bán 10% cổ phần La Liga cho CVC Capital Partners, một quỹ đầu tư tư nhân có trụ sở tại Luxembourg.
Ngày 4/8, La Liga ra thông báo đạt thỏa thuận bán 10% cổ phần cho CVC với giá 2,7 tỷ euro (tương đương 3,2 tỷ USD) cho số cổ phần này.
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử các giải VĐQG hàng đầu châu Âu, một giải đấu quốc nội bán cổ phần cho quỹ đầu tư nước ngoài. La Liga được định giá 24,3 tỷ euro trong vụ này.
Phần lớn số tiền bán cổ phần cho CVC sẽ được chia cho các CLB đang tham dự hai hạng đấu cao nhất Tây Ban Nha (La Liga và Segunda). Trong số này, Barcelona và Real Madrid nhận khoản hỗ trợ nhiều nhất dựa theo tỷ lệ ăn chia từ bản quyền truyền hình và thứ hạng La Liga 2019/20.
El Pais tính toán Barca sẽ nhận 252 triệu euro từ La Liga nếu đồng ý bán cổ phần. Real Madrid được cho là thu về 238 triệu euro. La Liga tin rằng khoản hỗ trợ này có thể giúp Barca ký hợp đồng mới với Messi.
CLB xứ Catalonia từ chối. Gần như cùng một thời điểm, cả Real Madrid và Barca đều ra thông báo phản đối kế hoạch bán cổ phần cho CVC.
"CLB Barcelona tin rằng kế hoạch bán cổ phần cho CVC không phù hợp với tầm nhìn và sự phát triển của đội bóng cũng như giải đấu trong tương lai", thông báo trên trang chủ Barca có đoạn viết.
Việc ký vào hợp đồng với CVC sẽ đánh sập tham vọng lập ra Super League của Real Madrid và Barca. Marca cho biết các thỏa thuận chặt chẽ trong hợp đồng có thời hạn tới 50 năm với CVC sẽ ngăn cản bất kỳ một CLB nào đứng ra lập giải đấu riêng.
Nếu đồng ý nhận tiền từ CVC, Barca và Real Madrid phải từ bỏ giấc mơ Super League. Chủ tịch Laporta và Florentino Perez không đồng ý với điều đó.
Chủ tịch La Liga, Tebas muốn dập tắt hoàn toàn tham vọng lập Super League của Real và Barca. Ảnh: Reuters.
La Liga muốn đánh sập Super League
Truyền thông Tây Ban Nha tiết lộ ông Tebas đặt Laporta trước hai lựa chọn: Ký vào CVC và giữ Messi, hoặc để Leo ra đi vì không thể đảm bảo yếu tố tài chính. Chủ tịch Laporta chọn phương án thứ hai.
Số tiền hơn 250 triệu euro mà Barca nhận nếu đồng ý ký vào thỏa thuận với CVC chẳng thấm vào đâu so với khoản thu nhập mà Super League mang lại. Đó chưa nói đến việc La Liga buộc các CLB chỉ được dùng tối đa 15% số tiền kể trên để trả lương và mua cầu thủ, và tối đa 15% khác được dùng để trả nợ.
Barca hay Real Madrid phải dùng 70% số tiền nhận được sau vụ bán cổ phần để đầu tư vào cơ sở vật chất và hạ tầng.
Đó là lý do Barca thông báo sự ra đi của Messi. Họ tin rằng nếu La Liga không thay đổi các quy định về tài chính đang trói buộc Barca, Messi sẽ không còn góp mặt ở giải đấu hàng đầu Tây Ban Nha nữa.
Thỏa thuận La Liga đạt được với CVC thậm chí có thể thay đổi, khi giá trị của giải đấu suy giảm vì sự ra đi của Messi. Barca có thể đang chơi một ván cờ với La Liga, và việc chia tay Leo là một nước đi của họ.
Sức ép đang được đẩy về phía ông Tebas và ban lãnh đạo La Liga. Giải đấu của họ sẽ xuống giá nếu không còn Messi. Tất nhiên, phản đối của Barca và Real Madrid với hợp đồng từ CVC chỉ mới là khởi đầu.
42 CLB thành viên của La Liga đều được bỏ phiếu trong thương vụ bán cổ phần, và chỉ mới có Barca hay Real Madrid phản đối. Chỉ hai CLB phản đối chưa thể ngăn vụ mua bán này xảy ra.
Barca và Real Madrid tin rằng chỉ có nguồn tiền từ Super League mới giúp họ tiếp tục cạnh tranh với những đội bóng lớn khác của châu Âu.
Bayern một mình độc bá tại Bundesliga nhờ sự hậu thuẫn từ các doanh nghiệp hàng đầu Đức. Các đội bóng từ Premier League đang thỏa sức vung tiền trên thị trường chuyển nhượng nhờ ưu thế từ bản quyền truyền hình.
Barca, Real Madrid và Juventus bị kẹt phía sau và trở thành những đội bóng gặp khủng hoảng tài chính.
Sport tiết lộ Messi thậm chí đề nghị giảm thêm 30% lương của mình trong giai đoạn đầu của hợp đồng để giúp Barca. Tuy nhiên, CLB xứ Catalonia sau đó thông báo với cầu thủ rằng mức giảm ấy cũng không thể giúp ích.
Hoặc thực tế, họ đang muốn đá quả bóng về phía La Liga. Barca đăng thông báo không thể ký hợp đồng với Messi. Họ cũng tung đoạn video chia tay siêu sao người Argentina. Nhiều người tin rằng mọi thứ có thể còn thay đổi trong thời gian tới.
Một cổ động viên Barca từng khóc khi biết tin Messi đòi ra đi vào mùa hè năm ngoái. Ảnh: Reuters.
Tương lai Messi
La Liga liệu có sẵn sàng cho việc mất Messi? Giá trị bản quyền truyền hình của giải đấu sẽ giảm. Liệu Chủ tịch Tebas có sẵn sàng đưa ra ngoại lệ cho Barca, để giữ siêu sao lớn nhất giải đấu ở lại?
Luis Carrasco, người phụ trách chiến dịch tranh cử của Laporta nói rằng hiện tại người ta chưa thể đưa ra kết luận sớm. Dù La Liga sẽ khởi tranh vào ngày 13/8, hạn cuối cùng để các CLB đăng ký cầu thủ thi đấu mùa giải mới là ngày 2/9. Vẫn còn khả năng Messi ở lại Barca.
Tuy nhiên, việc Leo đang là cầu thủ tự do có thể đặt Barca đứng trước rủi ro lớn hơn.
RAC1 và RMC tiết lộ PSG bắt đầu liên lạc với Messi. Đội bóng nước Pháp không thể bỏ qua cơ hội ký hợp đồng với một cầu thủ tự do như Messi.
Các ông chủ người Qatar có đủ điều kiện về tài chính để thực hiện thương vụ. Messi không từ chối khả năng tái ngộ bạn thân Neymar ở nước Pháp.
Man City cũng sẵn sàng vào cuộc. Dù đã chốt xong thương vụ Jack Grealish với giá 100 triệu bảng (118 triệu euro), Man City có thể hoãn vụ Harry Kane (có thể tốn 150 triệu bảng) để chuyển hướng sang Messi.
Thậm chí nếu Man City bán được thêm cầu thủ với giá cao trong thời gian tới, họ có thể chiêu mộ cả Kane lẫn Messi.
Messi đã sốc khi biết mình phải rời Barca theo cách này. Gần như cả thế giới bóng đá đều sốc. Một Barca không còn Messi sẽ làm thay đổi cục diện bóng đá châu Âu trong thời gian tới.
Các cổ động viên Barca cầu mong rằng Laporta chỉ đang toan tính điều gì đó. Bởi lẽ, quá đau đớn cho họ nếu để mất Messi cho giấc mơ Super League.
Messi chưa thể dập hết đám cháy ở Barca Sự nhúng nhường của Messi trong bản hợp đồng mới không thể giải quyết hết cuộc khủng hoảng ở Camp Nou. Việc Lionel Messi chấp nhận giảm sâu mức thu nhập của mình trong thời gian ngắn hạn là nỗ lực giúp Barca thoát khỏi cuộc khủng hoảng tài chính. Nhưng đội bóng xứ Catalonia chỉ có thể trở lại khi hoạt động...