Toàn cảnh làng di động Việt quý II/2013: Điện thoại cao cấp trượt giá mạnh

Theo dõi VGT trên

Những thông tin nổi bật về làng di động Việt trong quý II/2013. Tháng 6 đã trôi qua kết thúc quý II có nhiều diễn biến của làng di động Việt. Hãy cùng nhìn lại những diễn biến nổi bật nhất trong quý II vừa qua.

1. Smartphone cao cấp trượt giá mạnh

Với rất nhiều siêu phẩm đổ bộ trong quý I như Xperia Z, HTC One, Optimus G, HTC Butterfly… Không có nhiều bất ngờ khi mà trong quý II/2013, thị trường Việt chứng kiến sự xuống giá nhanh của nhiều dòng smartphone cao cấp. Có thể kể đến là Galaxy S III, Galaxy Note II, Nexus 4. Đây là phản ứng chung của bất cứ thị trường nào chứ không chỉ riêng điện thoại. Sự xuống giá ở các smartphone cao cấp xảy ra cả ở hai mảng hàng chính hãng và hàng xách tay. Tuy nhiên mảng xách tay lại có được sự sôi động hơn vì giá cả được cập nhật liên tục theo từng biến động, bám sát cung cầu.

Mức độ tụt giá của các smartphone cao cấp xảy ra với cường độ nhanh và mạnh. Điển hình như mẫu Nexus 4 xách tay. Chỉ sau 3 tháng xuất hiện tại thị trường Việt Nam, siêu phẩm smartphone Nexus 4 hàng xách tay đã rơi vào tình trạng tụt giá thê thảm từ mức 11, 12 triệu đồng xuống chỉ còn hơn 8 triệu đồng vào đầu tháng 4.

Toàn cảnh làng di động Việt quý II/2013: Điện thoại cao cấp trượt giá mạnh - Hình 1

Tiếp đến là Xperia Z xách tay, khi mới có mặt tại Việt Nam chiếc điện thoại này có giá khoảng 16, 17 triệu đồng nhưng chỉ sau 2 tháng xuất hiện, giá Xperia Z xách tay cũng đã giảm tới 5 triệu đồng xuống mức gần 12 triệu đồng vào giữa tháng 5.

Toàn cảnh làng di động Việt quý II/2013: Điện thoại cao cấp trượt giá mạnh - Hình 2

Cạnh tranh khốc liệt chính là lý do lớn nhất khiến cho nhiều smartphone bị trượt giá mạnh tại Việt Nam trong quý II/2013. Nếu như trong thời điểm này năm ngoái, không có nhiều smartphone nổi bật trên thị trường Việt Nam để người dùng cân đo đong đếm thì đến năm nay nhắm mắt cũng có thể liệt ra vài cái tên như Xperia Z, HTC One, Galaxy S4, Lumia 920, HTC 8X … Chính vì thế khách hàng có nhiều lựa chọn hơn để khi muốn đổi điện thoại. Việc có giá rẻ hơn là một trong những yếu tố tiên quyết khiến cho một smartphone trở nên hấp dẫn hơn so với đối thủ.

Toàn cảnh làng di động Việt quý II/2013: Điện thoại cao cấp trượt giá mạnh - Hình 3

HTC One là một trong những siêu phẩm di động trên thị trường Việt trong năm nay.

Cạnh tranh không chỉ đến từ các smartphone của từ các hãng mà còn xảy ra cả ở hàng chính hãng lẫn xách tay. Vẫn biết chọn mua hàng chính hãng sẽ yên tâm hơn nhưng sự chênh lệch về giá lớn giữa hàng xách tay và hàng chính hãng cũng có thể khiến người dùng thay đổi quyết định. Ngoài ra, cũng phải kể đến cạnh tranh từ dòng smartphone xách tay từ Hàn Quốc với mức giá hợp lý. Với đa phần học sinh, sinh viên hay người có thu nhập trung bình, những chiếc thương hiệu Sky có mức giá rẻ hơn cùng cấu hình mạnh lại là lựa chọn ưu tiên số 1 thay vì những tên tuổ.i từ Samsung, Nokia hay Sony. Trong quý II, tốc độ phát triển của điện thoại xách tay Hàn vẫn chưa có dấu hiệu chững lại cũng là yếu tố ảnh hưởng tới đà giảm giá nhanh của smartphone cao cấp.

Toàn cảnh làng di động Việt quý II/2013: Điện thoại cao cấp trượt giá mạnh - Hình 4

2. Ứng dụng OTT lên ngôi, nhà mạng rục rịch tăng giá 3G

Over the top content (OTT) là dịch vụ cho phép gọi điện và nhắn tin miễn phí trên nền 3G đã xuất hiện từ lâu. Nhưng phải đến quý II/2013, những ứng dụng nền OTT như Viber, Line, WhatsApp, Kakao Talk mới thực sự trở nên nóng bỏng tại Việt Nam với rất nhiều chương trình quảng bá dồn dập trên báo mạng, TV…. Người dùng smartphone cũng đã dần biết đến OTT nhiều hơn và từ từ chuyển sang sử dụng OTT.

Hiện tại, số người sử dụng các ứng dụng nền OTT ở Việt Nam đang tăng mạnh. Đơn cử như Viber, ứng dụng đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 500.000 người dùng mỗi tháng tại Việt Nam. Zalo, ứng dụng nhắn tin thoại miễn phí của Việt Nam cũng đã đạt con số 2 triệu người dùng, Kakao Talk tuy non trẻ nhưng vẫn đang được đầu tư mạnh về quảng bá. Theo dự đoán trong thời gian tới, lượng người sử dụng ứng dụng OTT tại Việt Nam cũng sẽ tiếp tục tăng do giá cước mạng 3G Việt Nam khá rẻ so với thế giới và khu vực cũng như lượng người dùng smartphone vẫn đang tăng lên.

Toàn cảnh làng di động Việt quý II/2013: Điện thoại cao cấp trượt giá mạnh - Hình 5

Việc người dùng sử dụng OTT để thay thế nhắn tin khiến các nhà mạng đang bị thiệt hại khá lớn về doanh thu. Chính vì thế, có thể trong thời gian tới các nhà mạng này sẽ tăng giá dịch vụ 3G cũng như cân đối lại mức sử dụng dữ liệu mạng 3G của người dùng. Viettel đã chính thức đề xuất lên Bộ TT&TT tăng cước 3G vì hiện tại dịch vụ này đang bán dưới giá thành. MobiFone và VinaPhone cũng đã bắt đầu lên tiếng về vấn đề này bởi đầu tư cho 3G đang lỗ. Việc tăng giá cước 3G cũng sẽ giúp nhà mạng có nguồn lực để đầu tư cơ sở hạ tầng cải thiện chất lượng dịch vụ người dùng được tốt hơn nhưng cũng cần phải đặt vấn đề sao cho tăng giá cước thế nào là hợp lý.

3. Máy tính bảng cao cấp iPad vẫn là số một, tablet Android giá rẻ xuất hiện nhiều

Ở Việt Nam, khi muốn chọn mua máy tính bảng cao cấp, người dùng thường có xu hướng chọn iPad của Apple bởi thiết bị này được đầu tư tốt về mặt kho ứng dụng cho phép người dùng có thể tận dụng hết các tính năng của một thiết bị đắt tiề.n cho giải trí. Các dòng máy tablet Android cao cấp cũng đã xuất hiện ở Việt Nam nhiều hơn nhưng vẫn cần thời gian để người dùng kịp làm quen và chấp nhận.

Toàn cảnh làng di động Việt quý II/2013: Điện thoại cao cấp trượt giá mạnh - Hình 6

Video đang HOT

Trái với phân khúc cao cấp, nơi iPad đang là số 1 thì ở mảng tầm trung và giá rẻ, các tablet Android lại được quan tâm nhiều hơn do có mức giá cạnh tranh, hợp lý. Những chiếc tablet này thường có màn hình nhỏ hơn nhằm giảm giá thành cũng như tạo thuận tiện cho người dùng đem theo. Phần nhiều những người mua tablet Android giá rẻ thường chỉ có nhu cầu đơn giản như lướt web đọc tin tức, xem phim, chơi những game đơn giản. Do đó lựa chọn một máy tính bảng Android giá rẻ là giải pháp phù hợp. Trong năm ngoái, những mẫu máy tính bảng Android giá rẻ chỉ lác đác vài gương mặt như Nexus 7, Kindle Fire thì đến năm nay, số lượng máy tính bảng 7 inch chạy Android đã nhiều lên: Những thiết bị từ các hãng tên tuổ.i có, kém tên tuổ.i hơn cũng có và không khó để người dùng có thể chọn được một chiếc máy tính bảng ưng ý.

Điểm danh những máy tính bảng Android hấp dẫn giá 4 triệu đồng

4. Smartphone giá rẻ vẫn được tin dùng, điện thoại thương hiệu Việt gặp khó

Trong bối cảnh kinh tế còn đang khó khăn thì smartphone giá rẻ được ưa chuộng cũng không phải là lạ khi mà việc mua điện thoại cũng khiến người dùng phải cân nhắc rất nhiều. Trái với những smartphone cao cấp đang trong thời kỳ ế và phải giảm giá mạnh, smartphone giá rẻ vẫn đang được bán khá tốt tại Việt Nam. Theo số liệu từ Thegioididong.com, từ đầu năm đến nay, dòngsmartphone giá rẻ chiếm đến 62% lượng bán ra ở hệ thống bán lẻ điện thoại này, con số được cho là phản ánh đúng thị trường.

Phân khúc giá rẻ cũng chứng kiến sự xuất hiện nhiều hơn của các điện thoại đến từ các thương hiệu lớn từ Nokia hay Samsung. Trong thời buổi bão giá như thế này, việc chiếc Lumia 520 được bán tại Việt Nam với giá 3,8 triệu đồng cháy hàng là một thành công lớn của hãng điện thoại Phần Lan. Còn nhớ những ngày tháng 4, tìm mua một chiếc Lumia 520 không phải là điều dễ dàng: Các chuỗi cửa hàng lớn như Hoàng Hà Mobile, CellphoneS, Thế giới di động, Viễn thông A và FPT Shop đều không có sẵn Lumia 520 hoặc chỉ có hàng trưng bày, không bán. Nếu khách hàng vẫn muốn mua thì có thể đặt tiề.n và hứa sẽ giao hàng trong vòng 3-7 ngày. Nguyên nhân chính khiến cho Lumia 520 bán chính chính là giá tốt cùng cấu hình hợp lý lại cộng thêm trải nghiệm Windows Phone mới mẻ hấp dẫn được người dùng.

Toàn cảnh làng di động Việt quý II/2013: Điện thoại cao cấp trượt giá mạnh - Hình 7

Bên cạnh các tên tuổ.i lớn ở Việt Nam, thị trường Việt cũng chứng kiến sự góp mặt của các thương hiệu smartphone Việt như Q-Mobile, MobiiStar, HKPhone…Thậm chí cả nhà mạng Viettel cũng nhanh chân gia nhập phân khúc này với chiếc smartphone V8403, giá thấp, dùng kèm với các gói cước ưu đãi của nhà mạng này. Tuy nhiên, các thương hiệu này đang gặp nhiều khó khăn khi không cạnh tranh được về mặt thương hiệu với các hãng điện thoại danh tiếng khác. Ngay cả khi tung ra nhiều khuyến mãi khủng, doanh số của smartphone Việt cũng không thể đem lại nhiều lợi nhuận cho các hãng điện thoại Việt. Có thể nhận thấy rõ rằng các mẫu smartphone giá rẻ được tung ra từ những cái tên kể trên đã không còn nhiều và rầm rộ nữa. Lác đác chỉ là vài sản phẩm được tung ra với số lượng hạn chế như Q-Mobile S53, Touch Lai 504..

Toàn cảnh làng di động Việt quý II/2013: Điện thoại cao cấp trượt giá mạnh - Hình 8

Mặc dù vậy, nếu vượt qua được định kiến về mặt thương hiệu thì cơ hội cho những tên tuổ.i Việt tại thị trường nước nhà vẫn rất sáng sủa bởi họ vẫn có chút ít ưu thế về giá cùng các dịch vụ giá trị gia tăng gần gũi với người Việt.

Theo VNE

Smartphone thương hiệu Việt hay chỉ là mác Việt?

Khi nói đến các điện thoại thương hiệu Việt của các công ty trong nước như FPT, Q-mobile, Viettel hay Mobiistar, không ít người tiêu dùng tỏ ra nghi ngờ và cho rằng danh xưng "thương hiệu Việt" trong các sản phẩm này không xứng đáng.

Bài viết này hi vọng sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu một cách sơ bộ về các mô hình sản xuất smartphone hiện nay, qua đó có thể phần nào hiểu được bản chất của các điện thoại thương hiệu Việt hiện nay.

Điện thoại thông minh (smartphone) đang là lĩnh vực sôi động nhất trong ngành công nghệ vài năm gần đây. Các ông lớn như Apple, Samsung, HTC, Sony, Nokia, BlackBerry hay LG liên tục ra mắt sản phẩm tích hợp các tính năng công nghệ mới để thu hút người dùng. Bên cạnh đó, các nhà sản xuất điện thoại mới đến từ Trung Quốc như Huawei, ZTE, Xiaomi và Lenovo cũng đang phát triển rất mạnh mẽ, đặc biệt là ở phân khúc giá rẻ.

Ở khía cạnh sản xuất, các công ty sản xuất smartphone hiện tại có hai mô hình cơ bản để lựa chọn: mô hình OEM và mô hình ODM.

Nhà sản xuất điện thoại OEM là gì?

OEM (Original Equipment Manufacture - nhà sản xuất thiết bị gốc) là những công ty thực sự thiết kế và chế tạo ra các sản phẩm smartphone thực thụ. Họ thực hiện từ khâu thiết kế tạo dáng sản phẩm, thiết kế cơ khí, đến thiết kế bo mạch điện tử bên trong (mua linh kiện về và tích hợp trên bo mạch) và thường tự phân phối bán sản phẩm dưới tên thương hiệu của họ.

Trong số các OEM về smartphone, một số công ty tự mở nhà máy sản xuất như Samsung, Nokia hay LG, còn một số thuê các công ty gia công khâu sản xuất, điển hình là trường hợp của Apple đang thuê công ty Foxconn và các công ty khác của Đài Loan.

Các OEM lớn trong lĩnh vực smartphone hiện nay gồm có Apple, Samsung, HTC, Nokia, LG, BlackBerry, Motorola và Sony.

Thời gian gần đây, thị trường smartphone thế giới đang nổi lên một số tên tuổ.i mới đến từ Trung Quốc như Huawei, ZTE, Lenovo và Xiaomi.

Cuối tháng tư vừa qua, hãng Xiaomi đã lập kỉ lục bán 200.000 smartphone Xiaomi M2S qua mạng chỉ trong vòng 45 giây. Còn theo số liệu của hãng nghiên cứu Strategy Analytics, Lenovo chỉ sau thời gian ngắn tham gia vào thị trường smartphone đã có được vị trí thứ hai trong thị trường smartphone của Trung Quốc vào năm 2012 với 13,2% và chỉ đứng sau Samsung.

Smartphone thương hiệu Việt hay chỉ là mác Việt? - Hình 1

Thị phần các OEM trong thị trường điện thoại vào Q4/2012. Nguồn ABI Research.

Mô hình OEM mang lại nhiều ưu thế cho các nhà sản xuất. Do phải tham gia vào toàn bộ quá trình sản xuất, các công ty OEM có thể chủ động về thiết kế kiểu dáng và chức năng của chiếc điện thoại. Đây là yếu tố tạo nên sự khác biệt trong sản phẩm của họ với các nhà sản xuất khác. Sự chủ động giúp các OEM có thể kiểm soát thời gian ra mắt sản phẩm, sản lượng sản xuất và quá trình nâng cấp sản phẩm mới nhanh hơn do nắm bắt được công nghệ cốt lõi.

Xét trên trên phương diện vĩ mô, mô hình này còn giúp phát triển hệ thống phụ trợ, tạo công ăn việc làm cho người dân bản địa và thậm chí trở thành niềm tự hào của các quốc gia. Chẳng hạn Samsung đang đóng góp 17% GDP Hàn Quốc.

Tuy nhiên, để sản xuất điện thoại theo mô hình OEM không đơn giản. Nó đòi hỏi nhà sản xuất phải có sự đầu tư cả tài chính, đội ngũ nhân sự trình độ cao và thời gian nghiên cứu để triển khai được sản phẩm thường là rất lâu. Các công ty bắt tay vào nghiên cứu từ đầu thường mất vài năm mới có sản phẩm thương mại.

Chẳng hạn Apple bắt tay vào phát triển iPhone từ năm 2004 và đến năm 2007 thì chiếc iPhone thế hệ đầu tiên của họ mới ra đời. Kể cả với mô hình sản xuất smartphone hiện nay - các công ty OEM được cung cấp thiết kế tham chiếu (Reference Design) thì thời gian nghiên cứu phát triển cũng có thể mất tới 1-2 năm để hoàn thành một sản phẩm. Thời gian nghiên cứu phát triển từ các thiết kế tham chiếu bao gồm thời gian tìm kiếm giải pháp, thời gian nhập linh kiện, kiểm thử, sản xuất bản thử nghiệm (prototype) và tiếp đến là thời gian để sản xuất hàng loạt.

ODM là gì?

ODM (Original Designed Manufacture) là hình thức thức đặt hàng. Ở đây có thể chia ra làm hai loại: nhà sản xuất ODM và công ty đặt hàng ODM.

Nhà sản xuất ODM là các nhà sản xuất theo yêu cầu đặt hàng của một khách hàng nào đó hoặc là họ chủ động sản xuất sẵn ra các dòng smartphone cung cấp cho các khách hàng lựa chọn luôn nếu thấy phù hợp với nhu cầu của mình.

Công ty đặt hàng ODM là công ty mua sẵn một dòng sản phẩm smartphone nào đó của nhà sản xuất ODM; hoặc là họ đặt ra đề bài, đưa ra yêu cầu về một dòng sản phẩm nào đó, sau đó đặt hàng nhà sản xuất ODM thiết kế và chế tạo. Sau khi có sản phẩm, công ty đặt hàng này sẽ dán tên thương hiệu của mình lên dòng sản phẩm đó.

Các nhà sản xuất ODM lớn hiện nay chủ yếu là các công ty Đài Loan như Foxconn, Arima Communications, Compal Communications... và các công ty Trung Quốc như WingTec, BYD, G Five và Longcheer.

Các ưu điểm của hình thức đặt hàng ODM là nhanh có sản phẩm bán ra thị trường; không phải đầu tư tiề.n cho nghiên cứu trong một thời gian dài; giá thành sản xuất rẻ vì một nhà sản xuất ODM có thể cung cấp một dòng sản phẩm cho nhiều khách hàng khác nhau, số lượng tăng lên đồng nghĩa giá thành sản xuất sẽ rẻ hơn.

Tuy vậy, nhược điểm của mô hình này là sản lượng phụ thuộc vào đối tác sản xuất ODM và việc nâng cấp cũng phụ thuộc vào đối tác sản xuất ODM.

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là cho đến nay, sản phẩm smartphone được sản xuất theo hình thức ODM thường là hàng phổ thông và không thể sánh được với sản phẩm OEM xét về thương hiệu, uy tín.

Sản phẩm OEM và sản phẩm ODM khác nhau như thế nào?

Sản phẩm OEM là sản phẩm chính công ty mang thương hiệu đó sản xuất và chỉ có thể dùng cho thương hiệu đó, không lo ngại bị lạm dụng bởi công ty khác.

Còn sản phẩm ODM khác hẳn. Công ty mang thương hiệu trên sản phẩm có thể có sở hữu độc quyền sản phẩm được tạo ra nhưng cũng có thể không có quyền sở hữu độc quyền. Trong trường hợp không có quyền sở hữu thì các công ty khác có quyền mua sản phẩm đó và đặt tên thương hiệu của họ lên dòng sản phẩm đó.

Vài khái niệm khác

Ngoài ra, có vài khái niệm khác liên quan đến hoạt động sản xuất smartphone như "AfterMarket", hàng nhái (fake product) và các IDH (Independent Design House - nhà thiết kế độc lập).

AfterMarket là mô hình công ty sản xuất phụ tùng thay thế, loại phụ tùng này do các công ty ngoài chứ không phải là nhà cung cấp chính hãng. Sản xuất đồ thay thế cho một loại sản phẩm, một thương hiệu nhưng không liên quan đến nhà sản xuất. Chúng ta có thể thấy các sản phẩm thay thế phổ biến ở những sản phẩm được ưa chuộng, điển hình là iPhone của Apple. Hiện tại, những người dùng iPhone bị hỏng màn hình không còn bảo hành hoặc là hàng xách tay (không có bảo hành chính hãng) có thể dễ dàng mua một màn hình với giá từ 600.000 đồng đến khoảng 1 triệu đồng để thay. Đây là những màn hình từ các cung cấp phụ tùng thay thế chủ yếu là từ Trung Quốc hoặc Đài Loan, chứ không phải là màn hình chính hãng của Apple.

Hàng nhái là mô hình công ty sản xuất "nhái" các dòng sản phẩm đang có tiếng trên thị trường. Họ dựa vào thương hiệu sẵn được gây dựng của các công ty OEM lớn, rồi làm ra các sản phẩm giống hệt về kiểu dáng sản phẩm nhưng với giá thành thì rẻ hơn nhiều lần so với hàng chính hãng - cũng đồng nghĩa với chất lượng cũng sẽ kém hơn.

Sản phẩm nhái phổ biến nhất là nhái iPhone và dòng Galaxy S (S II, S III và S4) để đáp ứng một cơ số khách hàng bình dân, ít tiề.n mà muốn cầm trên tay một sản phẩm "trông" đẳng cấp, thời thượng.

Cách đây một hai năm, hàng nhái iPhone và Galaxy rất thịnh hành trên thị trường nhưng hiện nay các sản phẩm này cũng ít dần do gặp sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các smartphone giá rẻ của các công ty thành danh ở những vực khác tham gia vào thị trường smartphone như Lenovo (nhà sản xuất máy tính hàng đầu thế giới) và ZTE (nhà cung cấp thiết bị viễn thông lớn).

Smartphone thương hiệu Việt hay chỉ là mác Việt? - Hình 2

iPhone 4S xịn của Apple (bên trái) và "iPhone 4S" nhái Hkphone 4S Retina Pro

IDH là những công ty sẽ thiết kế ra toàn bộ sản phẩm, sau đó bán thiết kế đó cho khách hàng. Các IDH sẽ không làm công việc sản xuất ra sản phẩm. Việc này sẽ giúp cho các công ty tiết kiệm được thời gian nghiên cứu và thiết kế, chỉ chú tâm vào công việc sản xuất ra sản phẩm để phân phối ra thị trường.

Các smartphone "thương hiệu Việt" được sản xuất theo mô hình nào?

Sau thành công của Q-mobile ở thị trường điện thoại cơ bản cách đây khoảng 4-5 năm, thị trường điện thoại trong nước bắt đầu rộ lên với sự tham gia của rất nhiều công ty. Đến giai đoạn hiện nay, làn sóng điện thoại "thương hiệu Việt" chỉ còn trụ lại vài đơn vị đáng kể như FPT, Viettel, Q-mobile và Mobiistar. Các đơn vị này bây giờ đang tập trung chủ yếu vào nhóm sản phẩm smartphone giá rẻ chạy hệ điều hành Android.

Các công ty đang cung cấp các smartphone "thương hiệu Việt" trên thị trường chưa có công ty nào công khai nhận mình là OEM, hầu hết chỉ úp mở có tham gia thiết kế hoặc đặt hàng sản xuất ở Trung Quốc. Trong số này, chỉ có Viettel thông báo đã xây dựng được nhà máy sản xuất thiết bị điện thoại và USB 3G vào năm 2011 với kinh phí đầu tư 200 tỉ đồng. Nhà máy này của Viettel có năng lực sản xuất 5 triệu chiếc USB 3G và 3 triệu chiếc điện thoại mỗi năm.

Vào thời điểm năm 2011, Viettel tỏ rõ quyết tâm tham gia vào thị trường điện thoại để cung cấp không chỉ cho thị trường Việt Nam mà còn bán ở những quốc gia mà công ty này đầu tư mạng lưới dịch vụ di động như Lào, Campuchia, Haiti, Peru, Mozambique, Cameroon. Thậm chí, lãnh đạo Viettel cho biết họ đã xin được cơ chế trả lương nhiều nghìn USD mỗi tháng để thuê các kĩ sư thiết kế điện thoại có kinh nghiệm từ nước ngoài về làm việc. Sở dĩ Viettel phải xin cơ chế trả lương cao là bởi đây là tập đoàn nhà nước nên không thể tự do trả lương cao giống như các công ty tư nhân.

Tuy nhiên, nhìn vào những smartphone mang thương hiệu của Viettel đang bán trên thị trường, có thể nhận thấy họ chưa tham gia sâu vào quá trình sản xuất những sản phẩm này. Vào tháng 10/2012, Viettel đã bán ra thị trường chiếc smartphone đầu tiên mang thương hiệu của mình là chiếc Viettel V8403, được một số báo đưa tin là sản phẩm đầu tiên do công ty thiết kế và sản xuất. Tuy nhiên, những dấu hiệu thể trên sản phẩm lại cho thấy chiếc Viettel V8403 là sản phẩm của ZTE sản xuất và nó có thiết kế cũng như các thông số cấu hình y hệt sản phẩm ZTE V790 được bán ở các thị trường khác như Nga, Ấn Độ.

Dựa vào thông tin đó có thể dễ dàng đoán được Viettel đã chọn mua một dòng sản phẩm sẵn có của ZTE để độc quyền phân phối ở Việt Nam với thương hiệu riêng và bán kèm dịch vụ di động của mình. Sự tham gia của Viettel trong chuỗi sản xuất chiếc V8403 là khâu tiếp thị và phân phối sản phẩm. Như vậy, chiếc Viettel V8403 thực chất là điện thoại "mác Việt".

Smartphone thương hiệu Việt hay chỉ là mác Việt? - Hình 3

Chiếc Viettel V8403 là sản phẩm của ZTE sản xuất và thiết kế.

Còn với chiếc Viettel V8404 mới bán ra hồi đầu năm nay, Viettel đã thông báo rõ ràng đây là sản phẩm của Huawei sản xuất và thương hiệu Huawei thể hiện rõ trên mặt sau của V8404. Với sản phẩm này, công việc của Viettel là nhập về phân phối theo dịch vụ.

Có thể Viettel đang âm thầm thiết kế các smartphone của riêng mình giống như các thương hiệu lớn khác đang làm nhưng ở thời điểm hiện tại, các smartphone của họ thực sự chỉ là mác Việt. Hi vọng với tiềm lực tài chính mạnh mẽ và có trong tay nguồn lực khách hàng tiềm năng không nhỏ ở mảng dịch vụ viễn thông ở Việt Nam và nhiều quốc gia khác, chúng ta sẽ sớm có những chiếc smartphone "made by Viettel" thực sự đủ sức cạnh tranh với những tên tuổ.i lớn.

Theo thông tin chúng tôi tìm hiểu được từ những nguồn tin yêu cầu dấu tên, hầu hết đều đang là khách hàng ODM đặt mua những sản phẩm có sẵn từ các công ty Trung Quốc như K-Touch. Thông thường, các công ty này chọn những sản phẩm đã chứng minh thành công thương mại khá tốt ở thị trường Trung Quốc hoặc những sản phẩm chứng tỏ sự ổn định để đặt hàng đưa về Việt Nam. Sau khi đặt hàng, các nhà sản xuất ODM Trung Quốc sẽ cài đặt phần mềm, giao diện và sản xuất vỏ có mác hiệu theo yêu cầu của các công ty Việt Nam.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, các công ty smartphone "thương hiệu Việt", nói một cách chính xác là "Mác Việt", thường chỉ chọn các sản phẩm có sẵn ở Trung Quốc để đặt hàng. Lí do là vì nếu muốn thay đổi thiết kế phần cứng chẳng hạn như camera nhiều megapixel hơn hay vi xử lí mạnh hơn đều có thể dẫn đến sự gia tăng chi phí và thường đi kèm với yêu cầu số lượng đặt hàng lớn lên tới nhiều nghìn đơn vị sản phẩm. Trong khi đó, việc nhập một số lượng lớn một mẫu sản phẩm về Việt Nam tiêu thụ là bài toán không dễ dàng, không chỉ ngốn khoản tiề.n lớn để nhập sản phẩm đó mà còn đòi hỏi nhà cung cấp có chiến dịch tiếp thị tương ứng để bán hết số lượng đó. Để tạo sự khác biệt nhằm thu hút khách hàng, các công ty thường chọn cách đầu tư vào phần mềm, cung cấp một số ứng dụng hoặc cải thiện giao diện phù hợp với người dùng Việt Nam.

Chọn cách dễ dàng là đặt hàng ODM các sản phẩm có sẵn từ Trung Quốc về dán mác và phân phối, các công ty Việt Nam có thể kiếm lời trong một thời gian vài năm. Tuy nhiên, tình hình sẽ ngày càng trở nên khó khăn hơn khi các công ty sản xuất smartphone giá rẻ Trung Quốc như Lenovo, ZTE, Huawei... đẩy mạnh sự hiện diện trực tiếp ở thị trường Việt Nam và hãng lớn như Nokia, Samsung và thậm chí cả Apple cũng bắt đầu chú tâm hơn đến phân khúc giá rẻ.

Nếu không có sự đầu tư mạnh mẽ và chiến lược phát triển phù hợp, cục diện thị trường smartphone mác Việt có thể sẽ lặp lại tình cảnh giống như các thương hiệu điện thoại cơ bản gần đây, lần lượt biến mất dần trên thị trường như trường hợp thương hiệu Hi-mobile của HiPT hay Bluefone của CMC.

Theo VnReview

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Đình chỉ cô giáo ở Hà Nội có hành vi thân mật với na.m sin.h trong lớp học
17:15:34 02/10/2024
Phan Đạt rút khỏi showbiz hậu "bó.c phố.t" chấn động, một nam diễn viên lập tức khóa trang cá nhân
15:09:26 02/10/2024
Xác minh clip nữ "giáo viên" có cử chỉ thân mật, phản cảm với na.m sin.h THPT
16:00:10 02/10/2024
Ngày ăn hỏi, mẹ chồng tái mặt khi thấy vết bớt trên cánh tay con dâu: Kết quả ADN khiến 2 nhà điếng người
12:40:41 02/10/2024
Vụ phụ huynh xông vào lớp đán.h học sinh: Kỷ luật 3 học sinh, phụ huynh nhận lỗi
12:43:28 02/10/2024
NSƯT Hữu Châu bị réo chèn ép diễn viên trẻ, Phan Đạt công khai tin nhắn riêng tư
16:19:43 02/10/2024
Miss Grand 2024: Quế Anh bị phẫn nộ khủng khiếp, chưa từng có lịch sử nhan sắc
15:15:24 02/10/2024
Nữ giáo viên trẻ có cử chỉ thân mật, phản cảm với na.m sin.h THPT tường trình gì?
17:23:55 02/10/2024

Tin mới nhất

Nâng cao và biến đổi hình ảnh của bạn bằng trình chỉnh sửa video trực tuyến CapCut

15:45:56 16/01/2024
Đã đến lúc bỏ lại các công cụ chỉnh sửa cũ và chấp nhận giải pháp thay đổi cuộc chơi. Gặp gỡ Trình chỉnh sửa video trực tuyến CapCut - giải pháp sẽ nâng cao, nâng cao và cách mạng hóa thế giới sáng tạo nội dung trực quan của bạn

Cách đăng Facebook để có nhiều lượt thích và chia sẻ

22:01:27 21/12/2022
Chắc hẳn là ai trong chúng ta cũng luôn muốn các bài đăng trên Facebook có được nhiều lượt thích và chia sẻ. Tuy nhiên, làm thế nào để tối ưu bài đăng thì không phải ai cũng biết

Thêm nhiều bang của Mỹ cấm TikTok

21:03:46 21/12/2022
Louisiana và Tây Virginia là hai bang mới nhất cấm công chức sử dụng TikTok trên thiết bị công do lo ngại Trung Quốc có thể theo dõi người Mỹ và kiểm duyệt nội dung

Microsoft cấm khai thác tiề.n điện tử trên các dịch vụ đám mây để bảo vệ khách hàng

20:03:41 21/12/2022
Microsoft đã cập nhật thỏa thuận cấm khai thác tiề.n điện tử trên các dịch vụ trực tuyến của mình. Việc khai thác tiề.n điện tử trên dịch vụ của Microsoft cần có sự cho phép bằng văn bản của công ty, nhưng cũng chỉ nhằm mục đích thử nghiệ...

Facebook trấn áp hàng loạt công ty phần mềm gián điệp

20:01:24 21/12/2022
Meta (công ty mẹ của Facebook) cho biết họ đã ngăn chặn không dưới 200 hoạt động bí mật, trấn áp hàng loạt công ty phần mềm gián điệp kể từ năm 2017 tại khoảng 70 quốc gia

Meta đối mặt cáo buộc vi phạm các quy tắc chống độc quyền với mức phạt 11,8 tỷ đô

19:01:39 21/12/2022
Ủy ban Châu Âu - cơ quan điều hành của EU cho biết, đã phát hiện Meta vi phạm các quy tắc chống độc quyền của EU bằng cách bóp méo sự cạnh tranh trên thị trường quảng cáo trực tuyến. Meta có thể phải đối mặt với khoản tiề.n phạt lên tới ...

Không cần thăm dò, Musk nên sớm từ chức CEO Twitter

15:01:33 21/12/2022
Người dùng Twitter, các nhà đầu tư Tesla và chuyên gia phân tích trong ngành đều cho rằng Elon Musk nên sớm từ chức CEO Twitter

Đại lý Việt nhập iPhone 14 kiểu 'bia kèm lạc'

14:01:42 21/12/2022
Muốn nhập được các mẫu bán chạy như iPhone 14 Pro/Pro Max, các chuỗi đại lý bán lẻ ủy quyền của Apple bắt buộc phải nhập thêm hàng loạt phụ kiện đi kèm

Khai trương hệ thống vé điện tử và dịch vụ trải nghiệm thực tế ảo XR tại Quần thể Di tích Cố đô Huế

09:38:18 21/12/2022
Sáng 20/12, tại Ngọ Môn, Đại Nội Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức Lễ Khai trương Hệ thống vé điện tử và dịch vụ trải nghiệm thực tế ảo XR

Xiaomi sa thải hàng nghìn nhân sự

09:35:12 21/12/2022
Gã khổng lồ smartphone Trung Quốc Xiaomi đang lên kế hoạch sa thải 15% trong số hơn 30.000 nhân sự trong bối cảnh công ty gặp khó khăn

Apple sẽ bắt đầu sản xuất MacBook tại Việt Nam vào giữa năm 2023

09:34:00 21/12/2022
Đối với Trung Quốc, việc mất vị trí độc quyền sản xuất MacBook tượng trưng cho vị thế công xưởng thế giới của Trung Quốc đang bị suy yếu

Nếu đã từ bỏ Twitter, đây là những nền tảng mới thay thế

09:33:06 21/12/2022
Nếu đã từ bỏ Twtter để đọc tin tức, hãy tìm đến những nền tảng mới dưới đây. Twitter luôn được biết đến là nền tảng cung cấp tin tức tuyệt vời cho người dùng. Nhưng với các xáo trộn gần đây, mạng xã hội này đang khiến nhiều người nghĩ đ...

Có thể bạn quan tâm

Nguyên nhân khiến Italy và Thụy Sĩ vẽ lại biên giới

Thế giới

18:32:59 02/10/2024
Theo chính phủ Thụy Sĩ, ngay sau khi cả hai bên ký kết, thỏa thuận sẽ được công bố và thông tin chi tiết về biên giới mới sẽ được công khai.

Hai cựu hiệu trưởng và thuộc cấp chi sai, hạch toán ngoài sổ sách cả trăm tỷ đồng

Pháp luật

18:31:02 02/10/2024
Ngày 2/10, Viện KSND tỉnh Đồng Nai đã hoàn tất cáo trạng truy tố 8 bị can là cựu lãnh đạo và nhân viên Trường Đại học Đồng Nai về tội tham ô tài sản và lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ...

Hoa hậu Quế Anh đăng tâm thư trước thềm dự thi Miss Grand International 2024

Sao việt

17:45:47 02/10/2024
Trên trang cá nhân mới đây, Hoa hậu Quế Anh đã đăng tải bức tâm thư ngay trước thêm tham dự đấu trường nhan sắc Miss Grand International 2024.

Bà Phương Hằng "quay xe", huỷ kèo quyên góp bão lũ, bị 1 sao nam réo thẳng tên

Netizen

17:44:50 02/10/2024
Sau khi được trả tự do, bà Phương Hằng liên tục có nhiều động thái thu hút sự chú ý. Trong đó có việc ủng hộ tiề.n tỷ cho vùng bão lũ và tuyên bố từ nay về sau sẽ không livestream.

Nhận miễn phí tựa game có giá gần 300.000 VND trên Steam, thời gian chỉ kéo dài 24 tiếng

Mọt game

17:38:27 02/10/2024
Không giống như Epic Games Store với những ưu đãi miễn phí định kỳ mỗi tuần, Steam thường xuyên mang tới những bất ngờ thú vị tới với người chơi.

Beyoncé nhận kết cục đắng vì dính líu tội ác của Diddy, thao túng Justin Bieber?

Sao âu mỹ

17:19:26 02/10/2024
Những ngày này, vụ việc của Diddy đang là tâm điểm của mọi sự chú ý, cũng là sự kiện gây chấn động nhất trong năm 2024. Nhiều người bàng hoàng tự hỏi tại sao những vụ việc kinh hoàng này đến bây giờ mới bị đưa ra ánh sáng.

Xếp hạng may mắn của 12 con giáp ngày 3/10/2024: Tuổ.i Sửu và Tỵ có vận may cực tốt

Trắc nghiệm

16:49:30 02/10/2024
Xếp hạng may mắn 12 con giáp hôm nay 3/10. Đâu là con giáp may mắn nhất hôm nay? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.Xếp hạng may mắn nhất: Tuổ.i Sửu và Tỵ

Hôm nay nấu gì: Bữa tối ngon miệng, đủ chất với 3 món thú vị

Ẩm thực

16:43:42 02/10/2024
Bữa tối ngon miệng, đủ chất với 3 món thú vị. Đảm bảo bữa ăn hợp mùa thu này ai cũng sẽ thích thú khi thưởng thức.

Trang phục linen là điểm nhấn riêng cho phong cách mùa thu

Thời trang

16:35:49 02/10/2024
Hướng đến những ngày làm việc kéo dài trong môi trường công sở, những bộ trang phục linen thông dụng như sơ mi linen, váy linen dáng suông thoải mái và thanh lịch trở thành ưu tiên hàng đầu của quý cô.

Nữ tân binh tung album đầu tay, tài năng thế nào mà khiến Trang Pháp "cảm thấy may mắn"?

Nhạc việt

16:29:45 02/10/2024
Ngày 1/10, nữ tân binh Vpop Vy Vy tổ chức họp báo giới thiệu album đầu tay mang tên Buộc Vào Cơn Gió. Vy Vy tên thật là Đỗ Phương Vy, từng gây ấn tượng qua chương trình Big Song Big Deal năm 2022.