Toàn cảnh duyệt binh Nga lần cuối ở thao trường Albino
Hôm 22/4, Quân đội Nga đã tiến hành cuộc duyệt binh lần cuối ở thao trường Albino trước khi tiến vào Moscow thực hiện các đợt sơ duyệt, tổng duyệt.
Hôm 22/4, Quân đội Nga
đã tiến hành buổi hợp luyện duyệt binh lần cuối tại thao trường Albino trước khi tiến vào Quảng Trường Đỏ thực hiện hai buổi sơ duyệt và tổng duyệt vào đêm 29/4 và 5/5 trước khi tiến hành duyệt binh chính thức ngày 7/5. Ảnh: Hai xe chở chỉ huy duyệt binh đi duyệt đội ngũ. Bộ ảnh do nhiếp ảnh gia Vitaly V.Kuzmin thực hiện
Sau khi kết thúc màn diễu binh của khoảng 10.000 binh sĩ, sĩ quan, học viên các trường sĩ quan, sẽ tới màn duyệt binh của đội hình phương tiện cơ giới mặt đất và dàn máy bay của Không quân Nga. Ảnh: Xe tăng T-34-85 dẫn đầu đội hình cơ giới tiến vào lễ đài.
Đội hình xe bọc thép của lực lượng tác chiến đặc biệt ASN 233115 Tigr-M.
Xe bọc thép AMN 233114 Tigr-M với tháp pháo tự động Arbalet-DM.
Cũng như năm ngoái, năm nay Quân đội Nga tiếp tục giới thiệu lại các hệ thống vũ khí mới nhất đang được nghiên cứu phát triển và sẽ trang bị trong thời gian tới. Ảnh tổ hợp tên lửa chống tăng tự hành Kornet-D1 đặt trên khung gầm xe bọc thép VPK-233116 Tigr-M.
Xe bọc thép chở quân BTR-82A.
Hai dòng xe bọc thép kháng mìn thế hệ mới KAMAZ-63968 Typhoon-K và Ural-63095 Typhoon-U cũng sẽ được giới thiệu.
Video đang HOT
Xe chiến đấu bộ binh Object 695 thiết kế dựa trên khung gầm xe xích hạng trung Kurganets-25.
Điểm khác so với duyệt binh Nga năm ngoái là các phương tiện chiến đấu mới như Bumerang, Kurganets đều có tên riêng thay vì gọi chung một tên.
Xe bọc thép chở quân Object 693 dựa trên nền tảng bánh xích hạng trung Kurganets-25.
Xe tăng T-90A vẫn được Quân đội Nga ưu ái xuất hiện trong các cuộc duyệt binh, trong khi T-72 và T-80 không còn được cho hiện diện trên Quảng Trường Đỏ.
Xe tăng chủ lực T-14 hoặc Object 148 thiết kế trên cơ sở nền tảng bánh xích hạng nặng Armata. Tuy nhiên, người ta vẫn thích gọi chung là xe tăng Armata hơn là xe tăng Object 148 hay T-14.
Lựu pháo tự hành tầm xa 2S19M2 Msta-S.
Lựu pháo tự hành 2S35 Koalitsiya-SV.
Xe chiến đấu tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp tác chiến mọi điều kiện thời tiết Tor-M2U.
Bệ phóng tự hành 9A317 của tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung Buk-M2.
Xe chiến đấu đổ bộ đường không BMD-4M.
Xe bọc thép chở quân đổ bộ đường không BTR-MDM.
Tưởng như đội hình xe phóng tự hành 15U175M của tổ hợp tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-24 Yars sẽ kết thúc màn trình diễn hoành tráng của Quân đội Nga ngày 9/5…
… Thế nhưng kết đoàn lại là đội hình xe chiến đấu bộ binh bánh lốp K-17 VPK-7829 thiết kế trên khung gầm bánh lốp chiến đấu Bumerang.
Theo_Kiến Thức
Tên lửa Ukraine tự phát triển dũng mãnh trong thử nghiệm
Trang vpk.name dẫn nguồn tin từ Trung tâm phân tích Chiến lược và công nghệ Ukraine cho biết, nước này vừa thử nghiệm thành công tên lửa nội địa.
Thư ký Hội đồng An ninh và quốc phòng Ukraine Alexander Turchynov cho biết, đạn tên lửa mới là một biến thế phát triển trên nền tảng công nghệ của đạn rocket trong tổ hợp pháo phản lực bắn loạt BM-30 Smerch.
Tuy ông A. Turchynov không nói rõ về đạn tên lửa mới Ukraine tự phát triển. Tuy nhiên, căn cứ vào các bức ảnh và clip được công khai về việc vụ phóng thử đạn tên lửa mới sử dụng xe phóng tự hành MAZ-543, giới chuyên gia quân sự nhận định đó là đạn tên lửa Vlha.
Trang bmpd nhấn mạnh: "Có thể kết luận sơ bộ đó là vụ thử đạn tên lửa cỡ 300mm Vlha sử dụng bệ phóng tự hành của tổ hợp BM-30 Smerch".
Theo nguồn tin này, tên lửa mới là sản phẩm của Viện thiết kế Phương Nam ở Dnepropetrovsk. Thế hệ đạn tên lửa này sử dụng hệ thống dẫn đường quán tính kết hợp định vị vệ tinh GPS để giảm sai số phát bắn (CEP).
Quá trình thử nghiệm tên lửa Vlha sử dụng khung gần xe phóng tự hành BM-30 Smerch với mô-đun điều khiển chuyên biệt.
Trước khi có thử nghiệm thành công Vlha sử dụng bệ phóng tự hành của vũ khí Liên Xô, công ty Artem và Radionix của Ukraine đã cùng nhau hợp tác phát triển một biến thể mới của tên lửa không đối không R-27 (Định danh NATO là AA-10 Alamo).
R-27 là mẫu tên lửa không đối không tầm trung do Liên Xô phát triển, cụ thể hơn là Cục thiết kế Vympel có trụ sở chính ở Moscow.
Tuy nhiên dây chuyền sản xuất của R-27 cũng như nhiều mẫu tên lửa không đối không khác của Liên Xô đều được lắp ráp tại nhà máy Artem gần thủ đô Kiev của Ukraine. (Ảnh trong bài: Ukraine thử nghiệm tên lửa Vlha).
Một mguồn tin thuộc ngành công nghiệp quốc phòng Ukraine tiết lộ với Jane's cho biết, biến thể đất đối không của R-27 do Artem phát triển sẽ có sự thay đổi lớn về thiết kế so với phiên bản không đối không. Trong ảnh: Hệ thống BM-30 Smerch của Ukraine.
Phiên bản Ukraine sẽ được trang bị một động cơ đẩy mới phù hợp hơn cho việc triển khai từ các bệ phóng dưới mặt đất, biến thể đất đối không này của R-27 sẽ có tầm bắn hiệu quả ít nhất là 55km. Trong ảnh: Hệ thống BM-30 Smerch của Ukraine.
Theo_Báo Đất Việt
Báo Mỹ: Trung Quốc đã thử nghiệm lần cuối DF-41 Tên lửa mới nhất của Trung Quốc có thể mang từ 6 đến 10 đầu đạn hạt nhân và có tầm xa hơn 10.000 km. Trung Quốc đã tiến hành vụ thử tên lửa đạn đạo liên lục địa mới nhất (ICBM) "DF-41 trong tuần trước, tờ Washington Free Beacon dẫn lời một nguồn tin trong Lầu Năm Góc ngày 19/4 đưa tin...