Toàn cảnh cuộc chiến pháp lý kịch tính giữa Apple và Qualcomm
Kể từ khi bắt đầu từ đầu năm 2017 cho đến nay, cả Apple và Qualcomm đã bị cuốn vào một cuộc chiến pháp lý đầy kịch tính với những lần phản pháo liên tục giữa hai công ty trước tòa án.
Cả Apple và Qualcomm đều đang tham gia vào một cuộc chiến pháp lý dài và đầy kịch tính. Trong khi Apple tố cáo Qualcomm lạm dụng vị thế độc quyền để tính phí cao cho công nghệ của mình, còn Qualcomm yêu cầu Apple phải trích một phần doanh thu iPhone để trả cho việc sử dụng các bằng sáng chế của mình. Hiện tại Apple đang kiện Qualcomm tại 3 quốc gia.
Ở Mỹ, Apple đang kiện Qualcomm đòi bồi thường 1 tỷ USD – ngoài ra họ cũng đang nộp đơn kiện ở Trung Quốc để đòi Qualcomm phải trả 145 triệu USD và một đơn kiện khác đang chờ tại Anh. Qualcomm cũng theo đuổi các vụ kiện riêng của mình.
Dưới đây là tóm tắt ngược dòng thời gian về cuộc chiến pháp lý của hai công ty này:
Qualcomm giành chiến thắng, tòa án Trung Quốc ra lệnh cấm bán nhiều dòng iPhone tại nước này
Thứ Hai, ngày 10 tháng 12 năm 2018, tòa án Nhân dân tỉnh Phúc Châu, Trung Quốc đã ban hành lệnh cấm sơ bộ đối với các mẫu iPhone đang bán tại nước này, do vi phạm bằng sáng chế của Qualcomm về việc cho phép người dùng điều chỉnh kích thước hình ảnh và quản lý ứng dụng bằng màn hình cảm ứng.
Apple cho biết lệnh cấm này chỉ có tác dụng đối với những thiết bị chạy iOS 11, còn các thiết bị đang được bán hiện chạy iOS 12 sẽ không bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm này.
Qualcomm tố cáo Apple trao các bí mật về chip của mình cho Intel
Ngày 24 tháng 9 năm 2018, Qualcomm đệ trình lên tòa án Tối cao ở San Diego, cáo buộc Apple trao các bí mật về chip của Qualcomm cho Intel để gia tăng hiệu năng của chip Intel trang bị trên iPhone. Cho dù Qualcomm không cung cấp bằng chứng nào, nhưng đã chỉ ra các đoạn trao đổi giữa kỹ sư của Apple và Intel đã được phát hiện ra trong quá trình điều tra.
Các luật sư của Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ ITC đứng về phía Qualcomm
Tháng 6 năm 2018, các luật sư đại diện cho ITC đã đưa ra tuyên bố ủng hộ cáo buộc của Qualcomm về việc Apple vi phạm bằng sáng chế. Tuy nhiên, các luật sư của ITC chỉ hành động như những người tư vấn và phán quyết của phiên tòa không cần phải tuân theo sự tư vấn của ITC. Cho dù vậy, các thẩm phán thường rất coi trọng ý kiến từ ITC.
Qualcomm nhận án phạt 1,2 tỷ USD vì trả tiền cho Apple để sử dụng chip của họ
Tháng Một năm 2018, Qualcomm đối mặt với án phạt 1,2 tỷ USD từ cơ quan chống độc quyền tại châu Âu sau một cuộc điều tra phát hiện ra rằng Qualcomm đã trả tiền Apple để sử dụng chip của mình thay vì chip các công ty đối thủ.
Video đang HOT
Theo cuộc điều tra của cơ quan quản lý, Qualcomm đã trả cho Apple hàng tỷ USD để loại bỏ các đối thủ, và nếu Apple dừng sử dụng chip Qualcomm, việc trả tiền sẽ dừng lại và Apple sẽ phải trả lại một phần của khoản tiền này.
Apple bị phạt 25.000 USD mỗi ngày vì giấu giếm bằng chứng về Qualcomm trong một vụ kiện khác
Ngày 21 tháng 12 năm 2017, một thẩm phán liên bang tại San Jose, California yêu cầu Apple phải trả tiền phạt 25.000 USD mỗi ngày vì không cung cấp bằng chứng chống lại Qualcomm đúng thời hạn. Các tài liệu này được xem là bằng chứng về việc Qualcomm áp đặt các điều khoản không công bằng đối với các nhà sản xuất điện thoại.
Án phạt này được thực hiện từ 16 tháng 12 cho đến 29 tháng 12, và Apple sau đó cho biết sẽ kháng cáo vì khung thời gian đưa ra để nộp hàng triệu trang tài liệu là quá ngặt nghèo.
Apple tố cáo Qualcomm vi phạm bằng sáng chế của mình, và phản pháo của Qualcomm
Cùng trong tháng 11 năm 2017, cả Apple và Qualcomm đều tố cáo hai bên vi phạm bằng sáng chế của nhau. Đầu tiên Apple tố cáo các chip Snapdragon 800 và 820 của Qualcomm vi phạm bằng sáng chế về quản lý pin của công ty, bao gồm khả năng tắt các phần không cần thiết của bộ xử lý và bật các chức năng lên một cách hiệu quả hơn.
Chip Qualcomm Snapdragon 820 (bên trái) và Snapdragon 835 (bên phải) tại CES 2017.
Một ngày sau, Qualcomm nộp đơn lên Tòa án Quận tại California, tuyên bố Apple sử dụng 16 bằng sáng chế của mình mà không được phép, và đề nghị cấm bán các thiết bị iPhone.
Qualcomm muốn cấm bán iPhone tại Trung Quốc
Tháng 10 năm 2017, Qualcomm tuyên bố Apple “ sử dụng công nghệ” do mình phát minh mà không trả tiền, và nộp hồ sơ đề nghị cấm bán và sản xuất iPhone tại Trung Quốc. Ngược lại, Apple tuyên bố, “trong nhiều năm đàm phán với Qualcomm, các bằng sáng chế này chưa bao giờ được thảo luận.”
Qualcomm yêu cầu các cơ quan quản lý thương mại Mỹ cấm nhập khẩu iPhone
Ngày 7 tháng Bảy 2017, Qualcomm đệ trình khiếu nại lên ITC và Tòa án Quận tại Quận Nam California yêu cầu ngừng nhập khẩu iPhone mới vào nước Mỹ và cấm bán iPhone đã nhập khẩu, vì vi phạm 6 bằng sáng chế về kéo dài thời lượng pin.
Apple tuyên bố Qualcomm đang vận hành một “ mô hình kinh doanh bất hợp pháp“
Ngày 20 tháng 6 năm 2017, Apple gia tăng số tiền phạt pháp lý đối với Qualcomm khi đệ đơn lên tòa án liên bang tại San Diego vì có “ ngày càng nhiều bằng chứng” về việc Qualcomm đang vận hành một “ mô hình kinh doanh bất hợp pháp” và rằng nhà sản xuất chip này không hoàn thành nghĩa vụ tính phí một cách hợp lý.
Ngoài ra Apple cũng yêu cầu tòa án loại bỏ các lời phản tố của Qualcomm, tố cáo Apple tuyên bố sai về chất lượng chip Intel, cũng như phủ nhận cáo buộc của Qualcomm về việc thúc đẩy điều tra và can thiệp vào hợp đồng của Qualcomm với các nhà sản xuất khác.
Qualcomm đệ đơn phản tố chống lại Apple
Tháng 4 năm 2017, Qualcomm đã phản tố lại các cáo buộc của Apple bằng đơn kiện của mình. Đơn kiện của Qualcomm xoay quanh 5 luận điểm chính, ví dụ, Qualcomm cho rằng Apple cố tình không sử dụng hết khả năng của chip Qualcomm để nó không quá vượt trội chip Intel trên iPhone 7.
Một phần khác trong đơn kiện của Qualcomm xoay quanh vai trò của Apple trong hàng loạt vụ kiện lên các cơ quan quản lý, và theo Qualcomm, Apple đã cố tình “ xuyên tạc sự thật và đưa ra các tuyên bố sai.”
Apple đệ trình đơn kiện thứ ba chống lại Qualcomm
Tháng 3 năm 2017, Apple đệ trình đơn kiện khác chống lại Qualcomm, sau các vụ kiện pháp lý tại Mỹ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chi tiết cụ thể của đơn kiện này không được tiết lộ, nhưng báo cáo từ Bloomberg cho thấy có thể nó có liên quan đến các bằng sáng chế và thiết kế – điều tương tự như đơn kiện của Apple tại Mỹ và Trung Quốc.
Qualcomm sẵn sàng cho cuộc chiến pháp lý
Trong buổi báo cáo thu nhập vào tháng Một năm 2017, Qualcomm bắt đầu đưa ra những lời lẽ cho thấy mình đã sẵn sàng cho cuộc chiến pháp lý với Apple. CEO Qualcomm, Steve Mollenkopf cho biết, Apple chỉ muốn kiếm được càng nhiều tiền càng tốt từ các vụ kiện này,
Nhưng vị CEO này cũng cho biết, Qualcomm sẽ vẫn cung cấp chip cho công ty Cupertino, ngay cả khi cuộc chiến pháp lý giữa hai bên đang diễn ra.
Ông Steve Mollenkopf, CEO của Qualcomm.
Apple đệ đơn kiện chống lại Qualcomm ở Trung Quốc yêu cầu đền bù 145 triệu USD
Chỉ vài ngày sau khi Apple đệ đơn kiện chống lại Qualcomm tại Mỹ với khoản tiền bồi thường 1 tỷ USD, Apple thông báo tiếp tục khiếu nại Qualcomm tại tòa án Trung Quốc – lần này số tiền thiệt hại chỉ 145 triệu USD. Về cơ bản, đơn kiện này vẫn tương tự như tại Mỹ khi Apple tố cáo Qualcomm không thực hiện các lời hứa liên quan đến bằng sáng chế.
Mở màn cuộc chiến: Apple đệ đơn kiện Qualcomm tại Mỹ đòi bồi thường 1 tỷ USD
Ngày 20 tháng Một năm 2017, Apple tiếp bước đơn kiện của Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ khi khởi kiện Qualcomm đòi bồi thường 1 tỷ USD thiệt hại vì nhà sản xuất chip “ tính phí bản quyền mà không làm gì với nó“.
Tài liệu của Apple cũng đề cập đến việc Qualcomm yêu cầu Apple trả một phần giá bán iPhone để đổi lấy việc sử dụng các bằng sáng chế của Qualcomm, và yêu cầu Apple sử dụng độc quyền chip của Qualcomm từ 2011 đến 2016 bằng việc cung cấp một khoản giảm giá hàng quý cho điều đó.
Khi Apple đồng ý hợp tác với Ủy ban Thương mại Hàn Quốc, Qualcomm đã chiếm giữ khoản giảm giá này và thậm chí còn nói với Apple rằng họ bị tước mất gần 1 tỷ USD này vì hợp tác với các cơ quan quản lý.
Qualcomm sau đó đã gọi vụ kiện này của Apple là “ vô căn cứ“.
Theo Tri Thuc Tre
CEO Qualcomm tin rằng Qualcomm và Apple sẽ sớm "tái hợp"
Qualcomm và Apple đã đệ đơn kiện nhau nhiều lần, Qualcomm nói rằng Apple đang nợ hãng vài tỷ USD, trong khi Apple cho rằng hãng đã "trả thừa" tiền modem cho Qualcomm.
Mọi thứ trở nên tồi tệ hơn khi gần đây, Apple chỉ sử dụng modem Intel trên các mẫu iPhone 2018. Theo báo cáo mới nhất, 2 công ty đã tham gia vào hơn 50 vụ kiện về sở hữu trí tuệ và chống độc quyền, các vụ kiện được nộp tại 16 khu vực trong 6 quốc gia khác nhau.
Tuy nhiên hôm nay, phát biểu trên CNBC, CEO của Qualcomm - Steve Mollenkopf nói rằng công ty của ông đang sắp sửa giải quyết xong các vấn đề với Apple. Ông cho biết, 2 công ty đang tiến hành đàm phán với nhau và "trận chiến" với Apple không phải là lần đầu tiên và nó "sắp kết thúc" kể từ tháng 10/2017.
"Chúng tôi đã nhất quán rằng, vào nửa cuối năm nay và năm sau sẽ đưa ra các giải pháp để giải quyết các vấn đề, và chúng tôi đang cùng hướng tới điều đó, không điều gì khác", CEO Qualcomm chia sẻ.
Ngay cả khi Qualcomm và Apple "tái hợp", các vụ kiện có thể kết thúc vào cuối năm nay thì cũng quá muộn để dùng chip modem Qualcomm trên các mẫu iPhone 2019. Nhưng nhà sản xuất chip Qualcomm có thể nhận được các hợp đồng modem 5G trên iPhone 2020.
Nguồn: Phonearena
Tòa tuyên án có lợi cho Qualcomm, nhiều mẫu iPhone bị cấm cửa tại Trung Quốc Tòa án Phúc Châu của Trung Quốc tuyên án cho rằng Apple vi phạm hai bằng sáng chế của Qualcomm, do đó Apple bị cấm bán nhiều mẫu iPhone tại Trung Quốc. Một tòa án của Trung Quốc đã tuyên án có lợi cho Qualcomm trước Apple. Theo Qualcomm, tòa cấm nhập khẩu và bán gần như tất cả các đời iPhone tại...