Toàn cảnh cung đường 600 tỷ ven di sản vịnh Hạ Long
Đường Trần Quốc Nghiễn (TP Hạ Long, Quảng Ninh) dài 4,7 km chạy ven bờ di sản vịnh Hạ Long. Công trình được đầu tư 600 tỷ đồng, hiện đại và rợp bóng cây.
Bác sĩ kéo túi nilon dài 30 cm ra khỏi lỗ huyệt của rùa do ăn nhầm
Một con rùa đang phục hồi sau khi một mảnh túi nilon dài 30 cm được kéo ra khỏi ruột từ lỗ huyệt của nó.
Con rùa biển xanh này được phát hiện khi đang vật lộn để cố lết đi sau khi bị dạt vào bờ ở Rayong, miền đông Thái Lan ngày 10 tháng 5 vừa qua. Người dân địa phương đã liên lạc với dịch vụ cứu hộ, sau đó con vật này đã được đưa tới Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Tài nguyên Đại dương và Ven bờ ở Băng-Cốc.
Cảnh quay không dễ nhìn cho thấy một bác sĩ thú y đang từ từ kéo dải túi nilon ra khỏi con vật tội nghiệp này từ lỗ huyệt. Trông nó có vẻ đau khổ khi dải nilon được kéo từ từ ra khỏi lỗ huyệt, đây là lỗ ở phía sau dùng để đại tiện, sinh sản và thậm chí là một quá trình gọi là "hô hấp lỗ huyệt" để thải ra CO2.
Chiếc túi nilon này đã ảnh hưởng đến sự tiêu hóa của con rùa, làm cho nó bị táo bón.
Bác sĩ thú y cho biết, rác thải từ bên ngoài mắc kẹt trong cơ thể con rùa này thậm chí còn có thể khiến nó chết đi nếu không được lấy ra. "Rác thải nhựa mà mọi người vứt xuống biển cực kỳ nguy hiểm cho động vật. Chúng ăn nhựa mà không biết rằng thứ đó không ăn được và sẽ từ từ giết chết chúng".
Không giống với các loại rùa biển khác, rùa biển xanh là loài ăn thực vật và chúng ăn các loại tảo hoặc cỏ biển. Có thể là con vật không may này đã nhầm mảnh rác dài cỡ bàn chân với một miếng cỏ biển cực lớn.
Con rùa đang được chăm sóc để phục hồi và khỏe mạnh trước khi nhân viên thả nó trở lại đại dương.
Rác thải nhựa ở bờ biển Rayong
Rùa biển xanh ( Chelonia mydas) sống ở vùng nước ấm ven bờ trên khắp thế giới, nó được liệt kê là loài nguy cấp trong sách đỏ của IUCN -kiểm kê toàn diện nhất về tình trạng bảo tồn các loài trên toàn cầu.
Hiện nay, nó đang được bảo vệ khỏi đánh bắt ở nhiều nước châu Á sau khi từng bị bắt và giết để lấy thịt trong quá khứ. Tuy vậy, loài này vẫn bị đe dọa bởi lưới đánh cá, bị thu hoạch trứng và mất môi trường sống, cũng như sự hiện diện đáng kể của rác thải nhựa trong đại dương.
Theo số liệu được công bố trên tạp chí khoa học Science, có từ 4,8 đến 12,7 triệu tấn nhựa đang đổ vào đại dương mỗi năm.
Theo một nghiên cứu gần đây, rùa ăn rác thải nhựa trong đại dương vì mùi giống như thức ăn của chúng do có lớp tảo bao phủ - làm cho chúng bị tắc ruột.
Các chuyên gia Hoa Kỳ viết trên tạp chí sinh học Current Biology, rác thải nhựa trong đại dương bẫy các loại vi khuẩn và tảo biển, khiến chúng tiết ra mùi giống như thức ăn của một số loài.
Một báo cáo năm 2018 được công bố trên trang khoa học Scientific Reports cho thấy, một con rùa có khoảng 20% nguy cơ tử vong khi chỉ ăn một mảnh nhựa - con số này tăng lên 50% nếu chúng ăn 14 mảnh nhựa.
Cây di sản ở Thanh Hóa chết hàng loạt Tại xã Phú Yên, huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) có một cây gạo cổ thụ, ước khoảng gần 600 năm tuổi. Vào năm 2015, cây cổ thụ này được Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường (HBVTNMT) Việt Nam công nhận 'Cây di sản Việt Nam'. Thời điểm đó, cây gạo này có đường kính gốc khoảng 4m, chu vi gần chục...