Toàn cảnh “công nghệ” nhuộm hạt sen bằng phẩm màu công nghiệp
“Công nghệ” trên vừa bị phát hiện tại một cơ sở chế biến mứt hạt sen ở xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm (Hà Nội)
Chiều 9-1, Đội 4 Phòng Cảnh sát PCTP về môi trường, phối hợp Đội QLTT số 13 tiến hành
kiểm tra việc chấp hành các quy định về VSATTP tại cơ sở sản xuất mứt sen Phương Vi
(thôn 8, xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm) – chuyên sản xuất mứt sen
Kiểm tra thực tế tại khu vực sản xuất mứt sen, trinh sát phát hiện, thu giữ nhiều loại phụ gia
thực phẩm gồm: chất tạo màu, tạo mùi không rõ nguồn gốc xuất xứ
Theo chủ cơ sở, ngoài “độn” đường để tăng trọng lượng, hạ giá thành sản phẩm,
muốn hạt sen loại bóng bẩy, ưa nhìn cơ sở này tưới một loại phẩm màu vàng
mua trôi nổi ngoài thị trường
Tại thời điểm kiểm tra, tổ công tác ghi nhận cơ sở đang hoạt động, 3 công nhân đang chao
hạt sen qua nước đường
Không chỉ vi phạm các quy định về VSATTP trong chế biến mứt sen, lực lượng công an
còn phát hiện cơ sở này sử dụng hóa chất nhôm sulfat để bảo quản hạt sen khô tránh mối mọt.
“Nếu không sử dụng hóa chất này, nửa tháng hạt sen sẽ mối mọt hết” – đại diện cơ sở nhận
Trinh sát Phòng Cảnh sát PCTP về môi trường khẳng định, mứt sen tại cơ sở này
đều được nhuộm phẩm màu công nghiệp – chất gây ung thư
Phẩm màu công nghiệp giúp hạt sen vàng óng, nhưng vô cùng
độc hại cho người sử dụng
Để hạ giá thành sản phẩm, hạt sen khô sau khi luộc bở
sẽ tẩm nhiều đường để tăng trọng lượng
Kết thúc buổi kiểm tra, lực lượng chức năng đã lập biên bản tạm giữ toàn bộ các phụ gia
dùng để sản xuất mứt sen không có nguồn gốc xuất xứ, tạm giữ số mứt sen thành phẩm,
lấy mẫu gửi cơ quan chức năng phân tích chất lượng sản phẩm, làm căn cứ xử lý
Theo ANTD
Trống đồng Cảnh Thịnh: Tỏa sáng tinh thần Tây Sơn
Trống Cảnh Thịnh được đúc vào tháng 4 năm thứ 8 niên hiệu Cảnh Thịnh đời Nguyễn Quang Toản (năm 1800, thời đại Tây Sơn) tại xã Phù Ninh, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn (nay thuộc xã Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội).
Trống Cảnh Thịnh được lưu giữ tại chùa Nành (chùa Linh Ứng, Gia Lâm, Hà Nội). Trống được đúc mô phỏng theo kiểu trống da với thân trống nở nhẹ ở giữa, trông hệt một chiếc trống da thường thấy. Thay vì hình mặt trời ở trên mặt trống như những chiếc trống đồng khác, chính giữa mặt trống cong vồng lên là hai vòng tròn nổi. Thân và chân trống liền nhau trang trí nhiều loại hoa văn. Hoa văn trên thân trống chia thành 3 đoạn. Đoạn thứ nhất gồm các hoa văn nhũ đinh, hoa bốn cánh, kỳ lân, hoa, rồng phượng, mây như ý hình tim. Ngoài ra còn có những chữ Hán nêu ngày, địa điểm đúc trống đồng. Đoạn thứ hai cũng trang trí hồi văn, ở giữa khắc chữ Hán. Đoạn thứ ba có bốn nhóm minh văn, bốn nhóm hoa văn, hai nhóm trang trí kỳ lân, rùa. Trống đúc bằng phương pháp khuôn sáp. Trên trống có đôi quai tròn nay đã đứt một chiếc.
Một giá trị đặc biệt khác của trống chính là phần tư liệu - một bài minh dài 272 chữ được khắc trên thân trống. Bài văn này được viết bằng chữ Hán với nội dung nói về bà Nguyễn Thị Lộc, người góp công lập chùa Linh Ứng (Gia Lâm, Hà Nội). Trống Cảnh Thịnh phản ánh sự sáng tạo trong nghệ thuật trang trí, kỹ thuật đúc trống cũng như nghề đúc đồng cổ truyền của dân tộc. Trống góp phần làm phong phú thêm bộ sưu tập trống đồng cổ và là nguồn sử liệu có giá trị về lịch sử đương thời. Trống Cảnh Thịnh còn được các nhà khoa học đánh giá là tiêu biểu nhất cho hiện tượng "trống da hóa" trống đồng, cũng như đưa cả một "sơ yếu lý lịch", một câu chuyện cuộc sống lên trống. Ở chiếc trống đồng đang trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia này vẫn mãi tỏa sáng một tinh thần, một vẻ đẹp của thời đại Tây Sơn nói chung và của nước Việt Nam nói riêng.
Theo ANTD
Cận cảnh vụ xẻ thịt hổ dã man trong bóng tối "Ông ba mươi" bị các đối tượng dùng rìu pha, chặt ra từng khúc nhỏ một cách dã man. 21 ngày 22-9,Phòng Cảnh sát môi trường Công an TP Hà Nội, phối hợp với Cục nghiệp vụ, Công an tỉnh Phú Thọ bắt quả tang 5 đối tượng đang tổ chức nấu cao tại khu đất trống thuộc TP Việt Trì, tỉnh Phú...