Toàn bộ 41 người bị kẹt trong vụ sập đường hầm ở Ấn Độ được giải cứu
Ngày 28/11, sau 17 ngày, đội tìm kiếm và cứu nạn Ấn Độ đã giải cứu được toàn bộ 41 công nhân mắc kẹt bên trong đoạn đường hầm cao tốc bị sập tại bang Uttarakhand, miền Bắc nước này.
Hoạt động cứu hộ được thực hiện nhằm nỗ lực giải cứu 41 công nhân mắc kẹt sau vụ sập đường hầm cao tốc tại bang Uttarakhand, Ấn Độ, ngày 26/11/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Thủ hiến bang Uttarakhand Pushkar Singh Dhami – người có mặt tại địa điểm cứu hộ trong suốt những ngày qua, đã gặp các công nhân được giải cứu và hỏi thăm sức khỏe của họ. Ngay sau khi được giải cứu, các công nhân đã được chuyển đến một bệnh viện gần đó để điều trị y tế.
Theo ông Harpal Singh, người đứng đầu dự án đường hầm Zoji-la, chiến dịch giải cứu chính thức có đột phá vào lúc 19h05 ngày 28/11. Những người mở đường sống cho các thợ mỏ đã thực hiện một công việc phi thường khi đào được 10m trong chưa đầy 24 giờ.
Trong 17 ngày qua, giới chức Ấn Độ đã triển khai nhiều phương án giải cứu các nạn nhân, nhưng gặp nhiều khó khăn do điều kiện địa hình và thời tiết. Ngày 27/11, họ phải áp dụng phương pháp “đào hang chuột”, sử dụng máy khoan thủ công để tạo lối mở qua những mét đất đá cuối cùng tới nơi nhóm công nhân mắc kẹt.
Video đang HOT
Theo các quan chức, nhân viên cứu hộ, cứu nạn phải dọn sạch bên trong đường ống cứu hộ, trước khi bò vào bên trong, bắt đầu quá trình đưa 41 công nhân mắc kẹt ra ngoài an toàn. Lực lượng cứu hộ sử dụng cáng có bánh xe để kéo từng công nhân ra ngoài thông qua đường ống rộng 90 cm.
Hỗ trợ thành công trọn vẹn cho chiến dịch giải cứu các thợ mỏ ra khỏi đường hầm là đội ngũ các nhân viên y tế. Ngoài hàng chục xe cứu thương túc trực bên ngoài đường hầm, Lực lượng Không quân Ấn Độ còn bố trí một trực thăng Chinook (một loại trực thăng hạng nặng hai cánh quạt) gần trung tâm y tế ở Chinyalisaur, nơi những công nhân bị mắc kẹt sẽ được đưa đến sau khi họ được giải cứu khỏi đường hầm.
Toàn bộ 41 công nhân mắc kẹt kể từ ngày 12/11 vừa qua khi lở đất khiến một đoạn đường hầm dài 4,5 km mà họ đang xây dựng bị sập tại vị trí cách cửa hầm 200 mét. Các nỗ lực giải cứu diễn biến chậm, phức tạp khi đất đá tiếp tục sập xuống, các máy khoan hạng nặng quan trọng liên tục bị trục trặc hoặc hỏng. Ngày 21/11, lực lượng cứu hộ đã lần đầu tiên nhìn thấy những người công nhân mắc kẹt phía dưới nhờ hình ảnh ghi lại bởi máy quay nội soi mà lực lượng này thả xuống dọc theo đường ống hẹp chuyên dùng để chuyển khí oxy, thực phẩm, nước uống cho những người ở dưới. Toàn bộ 41 công nhân vẫn sống sót trong đoạn đường hầm dài khoảng 2 km, cao khoảng 8,5m.
Đường hầm dài 4,5 km nối Silkyara và Dandalgaon đang được xây dựng để kết nối các ngôi đền Hindu linh thiêng, dọc tuyến đường 890 km, trong đó có hai ngôi đền Uttarkashi và Yamunotri.
Nhà chức trách chưa nêu nguyên nhân dẫn tới vụ sập đường hầm, song khu vực này thường hứng chịu lở đất, động đất và lũ lụt.
Vụ sập đường hầm ở Ấn Độ: Vẫn chưa thể đưa 41 công nhân ra ngoài sau 2 tuần mắc kẹt
Sau 2 tuần xảy ra vụ sập đường hầm cao tốc tại bang Uttarakhand của Ấn Độ, các nỗ lực hộ đã đến giai đoạn cuối nhưng vẫn chưa thể đưa 41 công nhân bị mắc kẹt ra ngoài.
Hoạt động cứu hộ tại hiện trường vụ sập đường hầm ở bang Uttarakhand, Ấn Độ, ngày 22/11/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 25/11, lực lượng cứu hộ đã triển khai tới hiện trường máy đào mới nhằm tạo một trục thẳng đứng xuống phía dưới đường hầm, sau những nỗ lực mở đường khác gặp chướng ngại vật khi chỉ còn cách những người mắc kẹt vài mét.
Theo tính toán của các kỹ sư, trục thẳng đứng nói trên cần sâu khoảng 89m để đảm bảo an toàn cho những người mắc kẹt bên dưới, trong bối cảnh nền đất này đã bị sập lún. Vụ sập xảy ra ở khu vực núi Himalaya nên địa hình rừng núi cũng là một cản trở đối với công tác cứu hộ.
Các kỹ sư đã điều khiển đặt một đường ống kim loại xuyên qua 57m đất đá, xi măng, các thanh kim loại và máy móc xây dựng bị chôn vùi dưới đất. Ở vị trí cách nơi những người công nhân đang mắc kẹt khoảng 9m, hoạt động đào bằng máy khoan khổng lồ đã phải tạm dừng, trong khi rất khó thao tác các thiết bị khoan cắt để tạo khoảng trống đủ rộng cho một người bò qua giữa các dầm kim loại ngổn ngang. Một nhóm cứu hộ cũng đã triển khai đào ở vị trí thứ ba xa hơn, cách khoảng 480m.
Ông Arnold Dix, Chủ tịch Hiệp hội quốc tế về đường hầm và không gian dưới mặt đất cho biết máy đào chính đã bị hỏng khiến việc đào bới bị gián đoạn, tuy nhiên ông tin tưởng vẫn còn nhiều cách để tiếp cận được vị trí của những người công nhân và đưa họ ra ngoài an toàn.
Kể từ khi đường hầm bị sập ngày 12/11, các nỗ lực giải cứu diễn biến chậm, phức tạp khi đất đá tiếp tục sập xuống, các máy khoan hạng nặng quan trọng liên tục bị trục trặc hoặc hỏng.
Lực lượng không quân đã 2 lần thả hàng cứu trợ xuống cho những người mắc kẹt. Xe cứu thương vẫn túc trực tại hiện trường, trong khi một bệnh viện dã chiến đã được bố trí để sẵn sàng tiếp nhận những người mắc kẹt.
Hôm 21/11, lực lượng cứu hộ đã lần đầu tiên nhìn thấy những người công nhân mắc kẹt phía dưới nhờ hình ảnh ghi lại bởi máy quay nội soi mà lực lượng này thả xuống dọc theo đường ống hẹp chuyên dùng để chuyển khí oxy, thực phẩm, nước uống cho những người ở dưới. 41 công nhân vẫn sống sót trong đoạn đường hầm bị sập dài khoảng 2km, cao khoảng 8,5m.
Từ đó đến nay, lực lượng chức năng nhiều lần hi vọng có thể tạo đột phá trong vài giờ. Tuy nhiên, một tuyên bố của chính quyền nêu rõ, các kế hoạch có thể thay đổi bất cứ lúc nào, do lỗi kỹ thuật, địa hình vùng núi và các tình huống khẩn cấp khó lường khác.
Vụ sập đường hầm ở Ấn Độ: Sử dụng thiết bị khoan mới để giải cứu người mắc kẹt Ngày 16/11, nhà chức trách Ấn Độ cho biết lực lượng chức năng đang tập trung khoan xuyên qua một tảng đá rơi để lắp đặt một đường ống có thể đưa các nạn nhân bị mắc kẹt trong vụ sập đường hầm ở bang Uttarakhand, miền Bắc nước này, ra ngoài an toàn. Tuy nhiên, nỗ lực này vẫn đang bị cản...