Vụ sập đường hầm ở Ấn Độ: Cần thêm 2 ngày nữa để giải cứu công nhân
Ngày 17/11, lực lượng cứu hộ Ấn Độ ước tính có thể phải mất thêm 2 ngày nữa mới có thể tiếp cận 40 công nhân mắc kẹt dưới đường hầm bị sập ở bang Uttarakhand, miền Bắc nước này trong gần 1 tuần qua.
Ngày 16/11/2023, nhà chức trách Ấn Độ cho biết lực lượng chức năng đang tập trung khoan xuyên qua một tảng đá rơi để lắp đặt một đường ống có thể đưa các nạn nhân bị mắc kẹt trong vụ sập đường hầm ở bang Uttarakhand, miền Bắc nước này, ra ngoài an toàn. Lực lượng cứu hộ đã chuyển thuốc men, cùng với thực phẩm và bơm khí oxy xuống khu vực trú ngụ của 40 công nhân mắc kẹt. Ảnh: AFP/TTXVN
Sau khi các máy xúc không phát huy hiệu quả trong việc dọn dẹp đống đổ nát và máy khoan gặp vấn đề, lực lượng chức năng đã triển khai thêm 1 máy khoan tiên tiến đến hiện trường. Hiện các kỹ sư đang nỗ lực khoan xuyên qua một tảng đá để lắp đặt ống thép có đường kính khoảng 90cm nhằm đưa các công nhân ra ngoài. Hiện lực lượng chức năng mới chỉ lắp đặt được 21 m đường ống. Do đó, cần thêm từ 40 – 48 giờ để hoàn tất nốt 60 m đường ống còn lại để giải cứu công nhân.
Video đang HOT
Sau vụ sập đường hầm hôm 12/11, Ấn Độ đã tham khảo ý kiến của công ty Thái Lan tham gia giải cứu các học sinh khỏi hang động bị ngập hồi năm 2018, cũng như các chuyên gia Viện Địa kỹ thuật Na Uy.
Đường hầm dài 4,5 km này đang được xây dựng để nối thị trấn Silkyara và Dandalgaon. Dọc tuyến đường này có các ngôi đền Hindu linh thiêng, trong đó có 2 ngôi đền được cho là linh thiêng nhất là Uttarkashi và Yamunotri. Công trình trị giá 1,5 tỷ USD được khởi công vào năm 2018 và dự kiến hoàn thành vào tháng 7/2022. Tuy nhiên, thời điểm hoàn thành công trình đã bị lùi lại đến tháng 5/2024. Những bức ảnh do đội cứu hộ công bố sau vụ sập đường hầm cho thấy các khối đất đá khổng lồ chặn ngang đường hầm rộng, với những thanh kim loại xoắn trên trần bị vỡ nhô ra phía trước đống đổ nát.
Sau khi đường hầm bị sập, các công nhân bị mắc kẹt đã được cung cấp thực phẩm, nước uống và oxy qua một đường ống. Sức khỏe của các công nhân trong tình trạng ổn định.
Nhà chức trách hiện chưa công bố nguyên nhân dẫn tới vụ sập đường hầm, song khu vực này thường hứng chịu lở đất, động đất và lũ lụt. Chính phủ Ấn Độ cho biết đã sử dụng các kỹ thuật thân thiện môi trường trong thiết kế để đảm bảo an toàn tại các đoạn đường không ổn định về địa chất.
Vụ sập đường hầm ở Ấn Độ: Sử dụng thiết bị khoan mới để giải cứu người mắc kẹt
Ngày 16/11, nhà chức trách Ấn Độ cho biết lực lượng chức năng đang tập trung khoan xuyên qua một tảng đá rơi để lắp đặt một đường ống có thể đưa các nạn nhân bị mắc kẹt trong vụ sập đường hầm ở bang Uttarakhand, miền Bắc nước này, ra ngoài an toàn.
Tuy nhiên, nỗ lực này vẫn đang bị cản trở do đống đổ nát tiếp tục rơi xuống.
Công tác cứu hộ được triển khai tại hiện trường vụ sập đường hầm ở bang Uttarakhand, Ấn Độ ngày 13/11/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Giới chức Ấn Độ hy vọng chiếc máy khoan tiên tiến, được mang từ thủ đô New Delhi, có thể đẩy nhanh nỗ lực giải cứu. Chiếc máy khoan này có thể khoan khoảng từ 2-2,5 mét đá trong 1 giờ. Dự kiến, lực lượng chức năng sẽ phải khoan khoảng 60 mét mới có thể tiếp cận 40 nạn nhân bị mắc kẹt trong vụ sập đường hầm hôm 12/11.
Đường hầm dài 4,5 km này nối Silkyara và Dandalgaon đang được xây dựng để kết nối các ngôi đền Hindu linh thiêng, dọc tuyến đường 890 km, trong đó có hai ngôi đền Uttarkashi và Yamunotri. Công trình trị giá 1,5 tỷ USD được khởi công vào năm 2018 và dự kiến hoàn thành vào tháng 7/2022. Tuy nhiên, thời điểm hoàn thành công trình đã bị lùi lại đến tháng 5/2024. Những bức ảnh do đội cứu hộ chính phủ công bố sau vụ sập đường hầm cho thấy các khối đất đá khổng lồ chặn ngang đường hầm rộng, với những thanh kim loại xoắn trên trần bị vỡ nhô ra phía trước đống đổ nát.
Kể từ sau khi đường hầm bị sập, các công nhân bị mắc kẹt đã được cung cấp thực phẩm, nước uống và oxy qua một đường ống. 2 người bị nôn mửa và đau đầu nhẹ đã được cung cấp thuốc và hiện đã khỏe.
Nhà chức trách không nêu nguyên nhân dẫn tới vụ sập đường hầm, song khu vực này thường hứng chịu lở đất, động đất và lũ lụt. Chính phủ Ấn Độ cho biết đã sử dụng các kỹ thuật thân thiện môi trường trong thiết kế để đảm bảo an toàn tại các đoạn đường không ổn định về địa chất.
Vụ sập đường hầm ở Ấn Độ: Khẩn trương cứu hộ các công nhân bị mắc kẹt Nỗ lực cứu hộ đang được khẩn trương triển khai tại bang Uttarakhand, phía Bắc Ấn Độ nhằm giải cứu ít nhất 40 công nhân bị mắc kẹt trong vụ sập đường hầm đang xây dựng ngày 12/11. Vụ sập đường hầm xảy ra lúc sáng sớm, khi 2 tốp công nhân xây dựng đang đổi ca. Theo đại diện cơ quan ứng...