Toà xử Qualcomm phải cấp phép bằng sáng chế modem cho các hãng đối thủ
Thẩm phán liên bang Lucy Koh vừa đưa ra phán quyết Qualcomm phải cấp phép các bằng sáng chế liên quan tới modem trên thiết bị di động cho các đối thủ của mình, trong đó bao gồm Intel hay Samsung. Đây là kết quả từ vụ kiện đầu năm 2017 mà Uỷ ban thương mại Liên bang (FTC) nhắm vào Qualcomm.
Tòa án cho rằng Qualcomm phải cấp phép các bằng sáng chế về modem cần thiết để làm ra smartphone cho các đối thủ, ví dụ như Intel với lý do tránh tình trạng độc quyền và giới hạn tính cạnh tranh trên thị trường chip modem. Đây là tin vui cho các công ty đối thủ nhưng lại là tin gây sốc cho Qualcomm, cổ phiếu của họ đã giảm.
Qualcomm nắm giữ nhiều bằng sáng chế rất quan trọng cho công nghệ liên quan tới modem (giúp điện thoại kết nối mạng không dây). Từ trước tới nay, Qualcomm chỉ cấp phép những bằng sáng chế này cho các công ty trực tiếp sản xuất điện thoại (ví dụ Apple).
Việc các công ty khác có thể sử dụng bằng sáng chế của Qualcomm sẽ giúp thị trường modem cạnh tranh hơn, nhiều công ty có thể sản xuất modem hơn. Intel cũng đã có modem dành cho smartphone nhưng nó được cho là có tốc độ không nhanh như của Qualcomm.
Video đang HOT
Có một điều không thay đối sau phán quyết của tòa án là mức phí mà Qualcomm áp dụng khi cấp phép, tòa án cũng chưa nói đến vấn đề này mà chỉ tố cáo Qualcomm thu phí quá cao. Apple cũng đã có đơn kiện nhắm vào Qualcomm vì mức phí cao mà Qualcomm thu.
Theo Tinh Te
Thẩm phán yêu cầu Qualcomm buộc phải cấp phép một số công nghệ của mình cho các đối thủ, bao gồm cả chính Intel
Cho dù đây mới chỉ là phán quyết sơ bộ nhưng nó có thể gây hại cho mô hình kinh doanh của Qualcomm trong tương lai.
Vào thứ Ba vừa qua, một thẩm phán liên bang tại Mỹ đã ra phán quyết rằng hãng cung cấp chip Qualcomm phải cấp phép một số công nghệ của mình cho các đối thủ cạnh tranh, ví dụ như Intel.
Đây là phán quyết sơ bộ cho vụ kiện chống độc quyền do Ủy ban Thương mại Mỹ FTC đưa ra vào đầu năm 2017 nhằm chống lại Qualcomm và dự kiến được đưa ra xét xử vào năm tới.
Theo phán quyết này, thẩm phán Lucy Koh tại Tòa án Quận Bắc California cho rằng, Qualcomm phải cấp phép một số công nghệ liên quan đến các chip modem của mình - các bộ phận giúp smartphone kết nối với mạng lưới dữ liệu không dây - cho các công ty chip đối thủ.
Phán quyết này được xem như một thất bại đối với Qualcomm bởi vì công ty chip và FTC vào tháng trước đã cùng nhau yêu cầu thẩm phán Koh hoãn đưa ra phán quyết với vụ kiện này trong vòng 30 ngày để hai bên theo đuổi các cuộc đàm phán dàn xếp vụ việc.
Thẩm phán Koh đã phủ nhận hành động đó và đưa ra quyết định vào hôm thứ Ba vừa qua.
Vẫn chưa rõ liệu phán quyết này sẽ tác động như thế nào đến các cuộc đàm phán dàn xếp giữa hai bên. Cổ phiếu Qualcomm đã giảm 0,3% xuống còn 63,26 USD/cổ phiếu sau khi thông tin này được đưa ra.
Cả Qualcomm, Intel và FTC đều không trả lời các yêu cầu đưa ra bình luận của mình về vụ việc này.
Dàn xếp với các cơ quan quản lý Mỹ sẽ là bước ngoặt đối với hãng chip ở San Diego này. Nó sẽ cho phép công ty bảo vệ được mô hình kinh doanh của mình giữa cơn bão kiện tụng với các khách hàng lớn của mình, bao gồm Apple và Huawei Technologies, cũng như các thách thức pháp lý khác mà họ đang gặp phải từ nhiều nước trên thế giới.
Trung tâm trong các vụ kiện dân sự và tranh chấp với các cơ quan quản lý là liệu việc cấp phép bằng sáng chế của Qualcomm, khi kết hợp với hoạt động kinh doanh chip của mình, có tạo thành hành vi chống lại cạnh tranh hay không. Các nhà quản lý tại Hàn Quốc và Đài Loan đều ra các phán quyết chống lại Qualcomm, nhưng họ đã đệ đơn kháng cáo và dàn xếp với một số cơ quan đó.
Vào tháng Tám vừa qua, Qualcomm đã dàn xếp với các nhà quản lý tại Đài Loan bằng số tiền 93 triệu USD và một thỏa thuận đầu tư 700 triệu USD vào quốc gia này trong vòng 5 năm tới.
Theo GenK
Chip Samsung và Intel cũng sẽ có tốc độ mạng nhanh như Qualcomm sau phán quyết của tòa án hôm nay? Đây là phán quyết sơ bộ của vụ kiện lớn nhằm vào phía Qualcomm mà Ủy ban Thương mại Liên bang đệ trình hồi năm 2017. Bằng sáng chế là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn tới những vụ kiện tụng giữa các công ty công nghệ, bởi chúng liên quan đến vấn đề quyền sở hữu trí tuệ. Các hãng...