Tòa tuyên án có lợi cho Qualcomm, nhiều mẫu iPhone bị cấm cửa tại Trung Quốc
Tòa án Phúc Châu của Trung Quốc tuyên án cho rằng Apple vi phạm hai bằng sáng chế của Qualcomm, do đó Apple bị cấm bán nhiều mẫu iPhone tại Trung Quốc.
Một tòa án của Trung Quốc đã tuyên án có lợi cho Qualcomm trước Apple. Theo Qualcomm, tòa cấm nhập khẩu và bán gần như tất cả các đời iPhone tại nước này.
Dù vậy, Apple lại cho rằng lệnh cấm chỉ áp dụng cho các iPhone chạy hệ điều hành cũ. Các mẫu iPhone bị ảnh hưởng bao gồm iPhone 6s, 6s Plus, 7, 7 Plus, iPhone 8, 8 Plus và iPhone X.
Tòa án Phúc Châu đã ban hành hai lệnh cấm sơ bộ với bốn công ty con của Apple tại Trung Quốc.
Nó liên quan đến hai bằng sáng chế của Qualcomm cho phép người dùng điều chỉnh và thay đổi cỡ ảnh, quản lý các ứng dụng trên màn hình cảm ứng. iPhone XS, XS Max và XR đang được bán đều chạy phiên bản iOS 12, không vi phạm các bằng sáng chế này.
Luật sư Don Rosenberg của Qualcomm nói Apple tiếp tục hưởng lợi từ tài sản sở hữu trí tuệ của công ty nhưng từ chối bồi thường.
Trong khi đó, “táo khuyết” tuyên bố nỗ lực cấm bán sản phẩm của Qualcomm là động thái “kinh khủng” khác của công ty có các hành vi vi phạm pháp luật đang bị các nhà chức trách toàn cầu điều tra.
Bằng sáng chế của Qualcomm trong vụ kiện này không liên quan đến các bằng sáng chế trong những vụ kiện khác đang diễn ra khắp thế giới.
Video đang HOT
Trước đó, hãng sản xuất chip cũng đề nghị nhà chức trách Mỹ cấm nhập khẩu một số mẫu iPhone nhưng bị từ chối.
Theo Báo Mới
Định dạng ảnh HEIF: nhỏ hơn JPEG 50%, có thể lưu thêm ảnh liên tục, video... trong 1 file duy nhất
Apple đã bắt đầu dùng HEIC cho iPhone, iPad từ năm 2017, gần đây có thêm Qualcomm hỗ trợ mạnh cho HEIC / HEIFnên sắp tới sẽ có nhiều điện thoại Android hỗ trợ cho chuẩn này. Biết đâu trong tương lai nó sẽ trở thành một thứ có thể thay thế hoàn toàn cho ảnh JPEG vốn đã cũ và không còn đáp ứng được cho các nhu cầu hiện đại?
1. HEIC và HEIF là gì?
HEIC là định dạng file, giống như .doc, .docx, .txt, .csv, còn HEIF là một tiêu chuẩn hình ảnh. HEIF (High Efficiency Image Format) dịch ra có nghĩa là "Định dạng hình ảnh hiệu suất cao", và như cái tên đã gợi ý, nó được sinh ra là để tiết kiệm dung lượng trong khi vẫn đảm bảo chất lượng hình ảnh cao, thậm chí cao hơn cả JPEG. HEIF sử dụng cùng kĩ thuật nén dữ liệu đang được sử dụng cho video HVEC (H.265).
Ở cùng mức chất lượng, ảnh HEIF có thể tiết kiệm dung lượng file lên đến 50% so với JPEG. Còn nếu ở cùng mức dung lượng, ảnh HEIF sẽ đẹp hơn JPEG, chỉnh sửa hậu kỳ cũng ngon hơn do dữ liệu được lưu trữ nhiều hơn.
HEIF không phải do Apple hay một công ty cụ thể nào tạo ra cả, nó được phát triển bởi Hiệp hội MPEG và được định nghĩa trong bộ chuẩn ISO/IEC 23008-12. MPEG nói rằng 1 file HEIF cùng dung lượng với 1 file JPEG có thể lưu trữ được gấp 2 lần lượng thông tin (tức ảnh đẹp hơn, hoặc lưu thêm các nội dung khác).
Cấu hình chuẩn HEIF cũng đề cập đến việc lưu trữ các đoạn video HEVC vào trong cùng 1 file với file ảnh. Nói cách khác, tính năng Live Photos của Apple hay các chức năng tương tự của điện thoại Android có thể tận dụng HEIF để lưu các đoạn video ngắn các ảnh chụp liên tục vào chung 1 file với file ảnh, thay vì phải lưu thành nhiều file riêng lẻ như truyền thống. Chỉ 1 file chứa hết mọi thứ luôn, vừa gọn vừa dễ cho các phần mềm chỉnh sửa về sau.
Trên iPhone, định dạng file lưu ra là .heic, nhưng hiệp hội MPEG cũng cho phép lưu file dưới đuôi .heif nữa.
2. HEIF có thể chứa những gì?
HEIF có thể lưu trữ các loại dữ liệu sau:
Dữ liệu hình ảnh: đương nhiên rồi, đây là cái quan trọng nhất. Ngoài hình ảnh ra thì còn lưu được thông tin về tấm hình, chụp ở đâu, ngày giờ ra sao, có flash hay không, khẩu độ, tốc độ... Ảnh thumbnail dùng để xem trước hình cũng có thể lưu trong file
Các biến thể sau khi đã edit ảnh: bằng cách lưu chỉ dẫn của ảnh sau chỉnh sửa, bạn luôn có thể quay trở lại ảnh gốc, không bị mất đi. Những chỉ dẫn này có thể là tọa độ để cắt ảnh, xoay bao nhiêu độ, có cần đè chữ kí hay thời gian gì lên ảnh hay không... Các chỉ dẫn sẽ được phần mềm vẽ ra dựa trên ảnh gốc, sau đó cần lưu hay kết xuất ảnh thì cứ theo đó mà làm. Việc lưu chỉ dẫn khiến file nhỏ đi, thay vì phải lưu nhiều ảnh sau chỉnh sửa lại.
Chuỗi hình ảnh: khi bạn chụp liên tục, một loạt ảnh sẽ được lưu vào file chung với nhau, mỗi ảnh đều có thông tin và thumbnail riêng. Trước đây khi dùng JPEG thuần túy, mội ảnh trong chế độ chụp liên tục sẽ thành 1 file riêng hoặc bạn cần phần mềm đặc biệt để gom chúng lại với nhau, HEIC chuẩn hóa vụ này sẵn cho bạn. Chuỗi hình ảnh này cũng có thể là một video nữa.
Các ảnh phụ: ảnh phụ là ảnh bổ sung thêm dữ liệu cho ảnh chính, ví dụ như các bản đồ chiều sâu phục vụ cho việc chụp trước lấy nét sau, kênh alpha hỗ trợ trong suốt, ảnh sắp lớp HDR... Những dữ liệu này sẽ được phần mềm xử lý kết hợp với ảnh gốc để cho ra hiệu ứng như mong muốn.
Metadata: như đã nói ở trên, các thông tin về ảnh, ví dụ như EXIF hay XMP, có thể được lưu vào file HEIF. Qualcomm nói thêm rằng dữ liệu về nhận diện chủ thể cũng có thể được nhét vào đây.
3. Hỗ trợ bởi phần mềm ra sao?
Apple là hãng di động đầu tiên hỗ trợ chuẩn HEIF, và ảnh HEIF tạo ra từ những thiết bị khác vẫn có thể đọc được trên thiết bị của Apple. Hiện tại macOS và iOS đã hỗ trợ đầy đủ cho định dạng ảnh này.
Về phía Android, Android 9 Pie đã bắt đầu hỗ trợ HEIF tuy nhiên cần có vi xử lý đủ mạnh để nén ảnh theo cấu hình này. Hiện có chip Snapdragon 855 là hỗ trợ chính thức cho HEIF với khả năng tăng tốc phần cứng, những máy cũ hơn sẽ gặp tình trạng lưu ảnh lâu hơn sau khi chụp hoặc chỉnh sửa.
Windows 10 bản mới nhất là October Update cũng đã hỗ trợ cho HEIF. Tuy nhiên việc đọc được ảnh HEIF hay không vẫn phụ thuộc một phần vào khả năng của app nữa.
Lightroom, GIMP là những ứng dụng chỉnh sửa ảnh hiện đã hỗ trợ HEIF.
Trên nền web, đa số các trình duyệt đều chưa hỗ trợ xem trực tiếp ảnh HEIF. Nokia có cung cấp một bộ engine mã nguồn mở để các website có thể tự triển khai việc hiển thị hình ảnh HEIF.
4. Khi nào thì phổ biến như JPEG
Mình nghĩ là còn khá lâu mới tới ngày đó, ít nhất là 3-4 năm nữa. Hiện tại tất cả mọi ứng dụng và web vẫn còn quen với định dạng JPEG, kể cả các phần cứng như TV, đầu đọc media... cũng chỉ có khả năng xem ảnh JPEG mà thôi, không hỗ trợ HEIF. Sẽ cần thời gian để các nhà sản xuất chuyển dần dần, và mọi sự thay đổi đều khó khăn cả.
Hiện tại, để đảm bảo tính tương thích tốt nhất, bạn vẫn chỉ nên dùng ảnh JPEG nếu có nhu cầu chuyển giữa các thiết bị với nhau hoặc copy cho người khác xem.
Theo Tinh Te
Apple tích cực săn lùng kỹ sư của Qualcomm vì mục đích 'lạ' Một báo cáo mới từ trang Bloomberg cho thấy, Apple đang tích cực tuyển dụng, săn lùng các kỹ sư làm việc ở trụ sở chính của Qualcomm tại San Diego. Cụ thể, mục đích của việc săn lùng này đó là Apple muốn tận dụng, thâu tóm đội ngũ kỹ sư này để giúp họ phát triển các bộ phận và bộ...