Tòa trọng tài Liên hợp quốc bắt đầu xử vụ Philippines kiện Trung Quốc
Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) của Liên hợp quốc có trụ sở ở La Hay (Hà Lan) hôm nay 7/7 bắt đầu xem xét vụ kiện của Philippines đối với các tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông.
(Ảnh minh họa: Rappler)
Yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc sẽ lần đầu tiên bị xem xét kỹ theo luật pháp quốc tế, mặc dù Bắc Kinh chính thức từ chối tham gia vụ kiện mà Philippines khởi xướng kể từ năm 2013.
Trong vòng điều trần kéo dài từ 7-13/7, PCA sẽ xác định xem liệu cơ quan này có thẩm quyền đối với vụ kiện tuyên bố “đường lưỡi bò” của Trung Quốc ở Biển Đông hay không. Nếu PCA xác định có thẩm quyền, Philippines sẽ được yêu cầu trình bày các lý lẽ của vụ kiện trong một vòng điều trần khác.
Một phái đoàn cấp cao của Philippines, bao gồm cố vấn pháp luật hàng đầu của Philippines, người đứng đầu Bộ Ngoại giao, Quốc phòng và Tư pháp, cùng các luật sư tại Washington do Manila thuê, đã bay tới La Hay để tham gia phiên tòa.
Vụ việc đang được các lãnh đạo châu Á và Mỹ theo dõi chặt chẽ, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở Biển Đông, đặc biệt tại quần đảo Trường Sa, nơi Trung Quốc đang cấp tập xây dựng 7 đảo nhân tạo.
Trong đơn kiện được gửi lên PCA tháng 1/2013, Philippines nói rằng các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với hầu hết Biển Đông, cùng với việc nước này đơn phương chiếm các đảo và bãi cạn trong khu vực, là đi ngược lại Công ước Liên hợp quốc về Luât Biển và không có giá trị pháp lý.
Video đang HOT
Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền đối với các vùng biển và các bãi cạn mà Manila xem là thuộc vùng đặc quyền kinh tế của mình.
Philippines cũng cáo buộc Trung Quốc tiếp tục xâm lấn khi một tàu khu trục hải quân và hải tàu khác của nước này xâm phạm vùng 5 hải lý quanh một tàu vận tải cũ mà Manila cho mắc cạn tại bãi cạn Second Thomas ( bãi Cỏ Mây) vào năm 1999 để khẳng định chủ quyền.
Phái đoàn của Philippines đã đưa ra các lý lẽ để chứng minh rằng tuyên bố “đường lưỡi bò” của Trung Quốc là vô giá trị theo Công ước Liên hợp quốc về Luât Biển. Họ cũng sẽ tìm cách làm rõ những giới hạn lãnh thổ, theo Luật Biển, của các bãi đá và bãi cạn như bãi cạn Scarborough – tất cả đều nằm trong một nỗ lực nhằm khẳng định các quyền lợi của Philippines trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của mình.
Trung Quốc đã từ chối tham gia vào cuộc phân xử và dự kiến sẽ phản đối bất kỳ quyết định nào của tòa án mà có lợi cho phía Philippines.
Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông, chồng lấn lên các vùng biển của các quốc gia láng giềng gồm Philippines, Malaysia, Việt Nam, Brunei.
An Bình
Tổng hợp
Theo Dantri
Philippines: TQ lén thả bia thép ở Biển Đông?
Khi tàu hải quân tìm cách thu hồi tấm bia và những chiếc phao, tàu tuần tra Trung Quốc bất ngờ xuất hiện và lao về phía họ.
Ngày 6.7, tờ South China Morning Post dẫn các nguồn tin hải quân Philippines cho biết hải quân nước này vừa phát hiện một tấm bia thép lớn khắc chữ Trung Quốc và hàng trăm chiếc phao màu vàng bí ẩn ở gần Bãi Cỏ Rong trên Biển Đông.
Một sĩ quan hải quân Philippines cho biết anh ta đã phát hiện ra tấm bia thép và những chiếc phao màu vàng này gần Bãi Cỏ Rong từ hồi cuối tháng Năm, và những chiếc phao trên được kết thành một hàng "dài hút tầm mắt".
Hải quân Mỹ và Philippines phối hợp diễn tập trên biển
Trong khi hải quân Philippines tìm cách thu hồi những chiếc phao trên, một tàu tuần tra của Trung Quốc bất ngờ xuất hiện và áp sát, buộc tàu của Philippines phải rời đi.
Viên sĩ quan hải quân trên kể: "Khi các binh sĩ của chúng tôi đang cắt và lôi những chiếc phao kia lên, một tàu tuần tra lớn của Trung Quốc xuất hiện ở phía chân trời và lao về phía chúng tôi từ bên trái". Viên sĩ quan này cho hay anh ta không đọc được những chữ Trung Quốc khắc trên tấm bia thép gắn trên các phao này.
Hai quan chức cấp cao của hải quân Philippines đã xác nhận thông tin này. Một quan chức cho biết khi tàu hải quân của họ tới địa điểm trên để kiểm tra vào hồi giữa tháng Sáu, những chiếc phao màu vàng vẫn nằm ở đó, mặc dù tấm bia thép đã được đưa đi. Hải quân Philippines cũng không tìm cách loại bỏ những chiếc phao này nữa.
Tàu chiến Trung Quốc hoạt động trên Biển Đông
Các quan chức hải quân Philippines giấu tên này nói rằng đây là lần đầu tiên họ phát hiện bia mang chữ Trung Quốc ở gần Bãi Cỏ Rong.
Khi được hỏi về tấm bia thép và những chiếc phao này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố "chúng tôi không hiểu các bạn đang nói gì", đồng thời không quên lặp lại luận điệu cũ rằng Trung Quốc có "chủ quyền không thể chối cãi" đối với quần đảo Trường Sa và vùng biển xung quanh.
Một tướng không quân Philippines cho rằng những chiếc phao nổi lớn trên có thể được Trung Quốc thả xuống để ngư dân nước này làm nơi buộc tàu thuyền, và khi hải quân Philippines tìm cách xua đuổi những tàu cá trên, tàu hải cảnh Trung Quốc sẽ xuất hiện và thực hiện chiêu bài cũ là "bảo vệ ngư dân".
Tàu hải cảnh Trung Quốc áp sát, đe dọa một tàu tiếp tế của Philippines
Từ lâu, các chiến lược gia quân sự Philippines đã bày tỏ lo ngại rằng Trung Quốc có thể tìm cách chiếm Bãi Cỏ Rong, giống như cách mà họ đã làm đối với bãi cạn Scarborough hồi năm 2012. Hồi đó, Trung Quốc đã dùng chiến thuật đưa tàu hải cảnh và tàu cá của ngư dân gây sức ép với tàu hải quân Philippines suốt 4 tháng trời, và lợi dụng lúc tàu hải quân Philippines rút đi, họ đã chiếm luôn bãi cạn này.
Trước đây, hải quân Philippines cũng đã tìm thấy nhiều tấm bia khắc chữ Trung Quốc được thả xuống các bãi cạn trên Biển Đông. Năm 2011, hải quân nước này phát hiện và kéo đi một tấm bia thép có kích thước lớn bằng một thùng container tại bãi cạn Sa Bin thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Đến tháng Bảy năm ngoái, họ lại phát hiện nhiều tấm bia bê tông ở bãi cạn này và đã dùng thuốc nổ để phá tan chúng.
Theo_Dân việt
Philippines phát hiện hàng trăm phao chữ Trung Quốc ở Biển Đông Hải quân Philippines phát hiện ra một tấm biển lớn bằng thép có chữ Trung Quốc và hàng trăm chiếc phao vàng dùng để đánh dấu trong vùng biển gần bãi Cỏ Rong, thuộc quần đảo Trường Sa. Bãi Cỏ Rong. Ảnh: amazingnews SCMP dẫn lời một thủy thủ cho hay hồi cuối tháng 5, ông đang ở trên tàu cá mà hải...