Tòa trả tự do, VKS tiếp tục buộc tội
VKSND tỉnh Đắk Nông cho rằng tòa cùng cấp tuyên ông Đỗ Văn Hùng không phạm tội là không đúng nên kháng nghị phúc thẩm.
Ngày 28/11, ông Phan Thanh Hải, Phó viện trưởng VKSND tỉnh Đắk Nông, cho biết đã có quyết định kháng nghị phúc thẩm bản án của TAND cùng cấp trong việc tuyên ông Đỗ Văn Hùng (ngụ TP.HCM) không phạm tội sau 4 năm bị giam. Kháng nghị được gửi tới VKSND cấp cao tại TP.HCM.
Trước đó, ngày 13/11, ông Đỗ Văn Hùng được TAND tỉnh Đắk Nông tuyên không phạm tội và trả tự do tại tòa, sau khi bị tuyên 14 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Mua bán đất trên giấy
Theo kháng nghị, năm 2012, ông Nguyễn Quốc Hùng (ngụ Bà Rịa – Vũng Tàu) bán cho ông Đỗ Văn Hùng 14 ha đất tại thôn 7, xã Đắk Ha, huyện Đắk G’long (Đắk Nông) cách đường nhựa liên thôn 5 km. Lúc này trên đất có một căn nhà bằng gỗ nhưng đã phá bỏ, nửa diện tích đất được trồng cao su.
Ông Nguyễn Quốc Hùng chỉ mô tả vị trí đất cho ông Đỗ Văn Hùng rồi hai bên làm các thủ tục mua bán tại TP.HCM.
VKSND tỉnh Đắk Nông kháng nghị bản án của tòa về việc tuyên ông Đỗ Văn Hùng không phạm tội. Ảnh: Minh Lộc.
Lúc mua bán, ông Nguyễn Quốc Hùng cho biết khu đất trên đang nhờ ông Trần Văn Biên (công an viên xã Đắk Ha) trông coi. Sau khi giao dịch, ông Nguyễn Quốc Hùng đã đưa số điện thoại ông Biên cho ông Đỗ Văn Hùng để liên hệ, xác định vị trí đất.
Tuy nhiên, ông Đỗ Văn Hùng không liên hệ với ông Biên mà nhờ người quen tại Đắk Nông dẫn đi tìm khu đất đã mua.
Những người này đưa ông Đỗ Văn Hùng đến nhà ông K’Siêng (ngụ xã Đắk Ha) nhờ chỉ đất. Theo mô tả của ông Hùng và xem Giấy chứng nhận quyền đăng ký sử dụng đất, ông K’Siêng dẫn đến khu đất tại thôn 7, xã Đắk Ha.
Sau đó, nhóm trên gọi cho ông Lục Văn Sao (cán bộ địa chính xã Đắk Ha) xuống xem và được xác định lô đất tại thôn 7, xã Đắk Ha, cách đường nhựa 200 m, có diện tích 17,8 ha là của ông Hùng.
Theo đó, lô đất này đã trồng toàn bộ cao su, trên đất có căn nhà gỗ và xung quanh đã đào hào làm ranh giới.
Tháng 9/2012, ông Đỗ Văn Hùng bán lại khu đất trên cho ông Nguyễn Hữu Tuấn (ngụ TP.HCM), toàn bộ giao dịch được thực hiện tại TP.HCM với giá 2,1 tỷ đồng.
Video đang HOT
Sau khi hoàn thành việc sang nhượng, ông Tuấn xây dựng nhà thì ông Nguyễn Tuấn Anh thông báo đây là khu đất của mình nên hai bên xảy ra tranh chấp.
Khi biết ông Hùng giao đất không đúng vị trí, ông Tuấn nhiều lần yêu cầu người này trả lại tiền nhưng không được nên gửi đơn đến công an tố giác.
Tòa nói giao dịch dân sự, VKS nói hình sự
Ngày 29/9/2014, TAND tỉnh Đắk Nông đã tuyên phạt ông Đỗ Văn Hùng 14 năm tù giam. Ngoài ra, ông Đỗ Văn Hùng phải bồi thường số tiền hơn 2,1 tỷ đồng cho bị hại.
Sau đó, vợ ông Đỗ Văn Hùng đã có đơn kháng cáo gửi TAND cấp cao tại TP.HCM.
Đến tháng 9/2016, TAND Tối cao có văn bản kháng nghị bản án của TAND tỉnh Đắk Nông, đề nghị Ủy ban Thẩm phán TAND cấp cao tại Đà Nẵng xét xử giám đốc thẩm hủy bản án để điều tra lại.
Ngày 6/6/2017, TAND cấp cao tại TP.HCM quyết định hủy toàn bộ bản án của TAND tỉnh Đắk Nông, đồng thời giao VKSND cấp cao tại TP.HCM điều tra lại theo thủ tục chung.
Ngày 23/7, VKSND tỉnh Đắk Nông ban hành cáo trạng tiếp tục truy tố, xét xử ông Đỗ Văn Hùng với tội danh Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo điều 139, Bộ luật Hình sự 1999.
Đến ngày 13/11, TAND tỉnh Đắk Nông mở phiên xét xử sơ thẩm lần 2 tuyên ông Đỗ Văn Hùng không phạm tội và trả tự do tại tòa.
Theo ông Phan Thanh Hải, Phó viện trưởng VKSND tỉnh Đắk Nông, TAND cùng cấp nhận định đây là giao dịch dân sự do nhầm lẫn. Theo quy định, giao dịch dân sự là thực hiện những việc mà pháp luật không cấm và trái với đạo đức xã hội.
Tuy nhiên, VKSND lại nhận định ông Hùng đã vi phạm pháp luật vì đưa ra thông tin gian dối.
Cụ thể trong trường hợp này, ông Hùng không liên lạc với ông Biên để xác định vị trí đất, khu đất được người quen chỉ không đúng theo mô tả của ông Nguyễn Quốc Hùng.
“Như vậy, VKS nhận định ông Đỗ Văn Hùng cố tình đưa ra thông tin gian dối để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Hiện VKS đã gửi kháng nghị lên VKSND Cấp cao tại TP.HCM xét xử theo hướng hủy bản án của TAND tỉnh Đắk Nông để buộc có tội đối với trường hợp ông Đỗ Văn Hùng”, ông Hải nói.
Tây Nguyên
Theo Zing
Giám đốc thẩm vụ xe lùi cao tốc: Thông tin mới nhất
Gia đình bị cáo Hoàng hy vọng đơn xin tại ngoại cho chồng sẽ được xem xét trong phiên giám đốc thẩm sắp tới
Mới đây Thẩm phán Phạm Văn Hà, Chánh án TAND Cấp cao tại Hà Nội cho biết, cơ quan này đã có lịch mở thủ tục giám đốc thẩm vụ án đâm xe lùi trên cao tốc.
Cụ thể, phiên giám đốc thẩm sẽ diễn ra vào ngày 30/11, Ủy ban Thẩm phán TAND Cấp cao giám đốc thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm ba Thẩm phán, có sự tham gia của Kiểm sát viên Viện KSND Cấp cao.
Chia sẻ về thông tin trên, chị Vũ Thị Thúy (vợ bị cáo Hoàng, người điều khiển xe đâm xe lùi trên cao tốc) cho biết: "Gia đình không nhận được thông báo về phiên giám đốc thẩm. Tuy nhiên ngày hôm đó gia đình tôi cũng sẽ lên và đứng ngoài đợi kết quả".
Chị Thúy cho biết gia đình đã làm đơn xin cho chồng tại ngoại gửi TAND Cấp cao tại Hà Nội. Chị hy vọng trong phiên giám đốc thẩm sắp tới họ sẽ xem xét đơn xin tại ngoại của gia đình, cho bị cáo trở về với vợ con.
Thông tin thêm với PV, luật sư Giang Hồng Thanh (người bào chữa cho bị cáo Hoàng) cho biết, luật sư mới biết lịch giám đốc thẩm và không được gửi thông báo.
Theo luật sư chỉ có tòa án và Viện KSND tham gia. Theo luật quy định nếu cần thiết họ sẽ mời luật sư và bị cáo tham gia nhưng nếu không cần thiết thì không mời hoặc trường hợp hủy thì luật sư và bị cáo sẽ được tham gia.
Hiện gia đình bị cáo Hoàng cũng đã làm đơn đề nghị cho Hoàng tại ngoại gửi lên TAND Cấp cao.
Hiện trường vụ tai nạn trên đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên
Luật sư Thanh cũng cho biết thêm, người có quyền kháng nghị có thêm quyền tạm đình chỉ bản án phúc thẩm hay sơ thẩm. Tạm đình chỉ bản án có nghĩa là việc bắt Hoàng đi thi hành án sẽ không xảy ra, nếu không xảy ra việc thi hành án thì Hoàng sẽ đương nhiên được trả tự do.
Nhưng đấy là quyền của họ được cho phép, không bắt buộc tòa án sẽ phải thực hiện quyền ấy.
Theo luật sư, đó là cơ chế mở để tòa có thể áp dụng hoặc không. Cũng có thể họ không ra quyết định tạm đình chỉ vụ án, vậy nên tất cả phải chờ vào kết quả trong phiên giám đốc thẩm sắp tới.
Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, giám đốc thẩm xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án.
Chánh án TAND Cấp cao, Viện trưởng Viện KSND Cấp cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Theo quyết định kháng nghị của TAND Cấp cao tại Hà Nội, tòa án cấp phúc thẩm đã xác định lỗi vi phạm của Lê Ngọc Hoàng (tài xế ô tô đầu kéo container) là do không giảm tốc độ khi gặp chướng ngại vật trên đường và không đảm bảo khoảng cách an toàn.
Tuy nhiên, để có đầy đủ căn cứ pháp lý cũng như khoa học nhằm đánh giá một cách toàn diện, khách quan về hành vi vi phạm của tài xế Hoàng thì cần phải làm rõ thêm nhiều vấn đề.
Cần làm rõ điểm va chạm đầu tiên của ôtô đầu kéo và ôtô Innova trên sơ đồ hiện trường, đây là căn cứ quan trọng để xác định khoảng cách giữa 2 xe khi va chạm và khoảng cách khi tài xế Hoàng nhấn phanh nhằm xác định mức độ lỗi của các bên.
Làm rõ thời điểm ôtô đầu kéo mất tín hiệu thiết bị giám sát hành trình thì xe đang ở vị trí nào trên sơ đồ hiện trường, nguyên nhân mất tín hiệu của thiết bị giám sát hành trình là gì.
Theo kết luận giám định của Viện Khoa học hình sự Bộ Công an thì thời gian mất tín hiệu là 52 giây, giả sử thời điểm mất tín hiệu là thời điểm xe ôtô đầu kéo và xe Innova đâm va thì theo phân tích khoa học, khoảng thời gian mất dữ liệu thì tốc độ xe đầu kéo là bao nhiêu?
Cần lấy lại lời khai của tài xế Lê Ngọc Hoàng kết hợp với dấu vết trên sơ đồ hiện trường, bảng dữ liệu về tốc độ để xác định còn cách xe Innova bao nhiêu mét thì tài xế Hoàng rà phanh, định chuyển làn đường? Trước khi quyết định chuyển làn thì tài xế Hoàng có rà phanh, bật xinhan xin đường hay không. Khi tài xế Hoàng nhấn phanh chết thì khoảng cách từ ôtô đầu kéo đến xe Innova là bao nhiêu mét?
Ngoài ra cần làm rõ tốc độ của ôtô đầu kéo, trọng lượng của xe và khối lượng hàng chở trên xe, khi tài xế Hoàng nhấn phanh chết thì xe đầu kéo còn chạy thêm được bao nhiêu mét mới dừng hẳn.
Làm rõ các quy định về ôtô đầu kéo có được phép chở thép hay không, quy định về chằng buộc thép như thế nào khi vận chuyển?
Với hệ thống biển báo đặt trên đường có tác dụng đối với các phương tiện lưu thông như thế nào và cụ thể đối với ôtô đầu kéo do Lê Ngọc Hoàng điều khiển?
Trong kết luận giám định của Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an thể hiện tại thời điểm va chạm giữa 2 xe thì xe Innova đang hoạt động ở trạng thái chạy lùi.
Tuy nhiên, cơ quan điều tra chưa làm rõ tốc độ lùi của xe Innova, chưa xác định được khi xe Innova bắt đầu lùi thì xe đang ở vị trí nào trên sơ đồ hiện trường, lùi được bao nhiêu thời gian thì bị đâm, khi bị đâm thì xe Innova đang ở làn đường nào, vị trí của xe so với chiều dài làn đường là thẳng hay chếch?
Cần làm rõ đối với các phương tiện chạy trên đường cao tốc (quy định tốc độ tối đa và tốc độ tối thiểu).
Theo Thanh Thanh (Đất Việt)
Khi nào xử giám đốc thẩm vụ container đâm Innova ở Thái Nguyên? Sáng nay (27.11), trao đổi nhanh với PV, Thẩm phán Phạm Văn Hà, Chánh án TAND Cấp cao tại Hà Nội cho biết, cơ quan này đã có lịch xử giám đốc thẩm vụ án container đâm xe Innova xảy ra trên cao tốc Thái Nguyên - Hà Nội. Tài xế Lê Ngọc Hoàng, người điều khiển ô tô đầu kéo container đâm...