Tòa tháp đôi bí ẩn nhất Trung Quốc
Cho đến nay, vẫn chưa ai giải mã được nguồn gốc của tòa tháp đôi trên đỉnh núi Song Tháp gần khu nghỉ dưỡng núi Thừa Đức nổi tiếng của Trung Quốc.
Khu nghỉ dưỡng núi Thừa Đức nằm ở thành phố Thừa Đức, tỉnh Hà Bắc, là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng ở Trung Quốc.
Khu nghỉ dưỡng này là một trong bốn trang viên nổi tiếng nhất đất nước tỷ dân, quy tụ kỹ thuật đỉnh cao của nghệ thuật làm vườn cổ điển Trung Hoa. Với giá trị tiêu biểu về mặt kiến trúc, khu nghỉ dưỡng núi Thừa Đức được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.
Khu nghỉ dưỡng núi Thừa Đức nằm ở thành phố Thừa Đức, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. (Ảnh: Sohu)
Khu nghỉ dưỡng núi Thừa Đức bắt đầu được xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ 18, dưới thời vua Khang Hy triều đại nhà Thanh. Ban đầu, chỉ có một trang viên quy mô nhỏ được xây dựng, nhưng qua các triều đại Khang Hy, Ung Chính và Càn Long, nơi đây mới dần mở rộng thành quy mô như ngày nay.
Kiến trúc của khu nghỉ dưỡng mang phong cách giản dị, trang nhã, ưu tiên giữ gìn vẻ đẹp tự nhiên và hòa hợp với thiên nhiên nhất có thể. Các công trình được xây dựng phù hợp với địa hình sẵn có, không làm mất đi sự hài hòa của cảnh quan. Trong khuôn viên, không chỉ có sự bề thế, uy nghiêm của kiến trúc phương Bắc Trung Quốc, mà còn có sự tinh tế và mềm mại của kiến trúc phương Nam.
Video đang HOT
Kiến trúc khu nghỉ dưỡng núi Thừa Đức ưu tiên giữ gìn vẻ đẹp tự nhiên và hòa hợp với thiên nhiên nhất có thể. (Ảnh: Sohu)
Khu nghỉ dưỡng núi Thừa Đức được chia thành các khu vực như cung điện, hồ nước, hoa viên… Toàn bộ công trình là sự kết hợp hài hòa giữa núi non và sông hồ, thể hiện nhiều nét đặc trưng tiêu biểu của văn hóa Trung Quốc. Các công trình trong khu nghỉ dưỡng được xem là minh chứng cho lịch sử sự phát triển của nghệ thuật làm vườn Trung Hoa, là kho tàng nghệ thuật có giá trị lịch sử và văn hóa to lớn cho thế hệ tương lai.
Quanh khuôn viên khu nghỉ dưỡng còn có nhiều địa điểm tham quan nổi bật, một trong số đó được mệnh danh là “tòa nhà bí ẩn nhất Trung Quốc”. Đến nay, vẫn chưa ai có thể giải thích được nguồn gốc của nó. Đó là hai tòa tháp gạch cổ trên đỉnh núi Song Tháp, cách khu nghỉ dưởng khoảng 10 km.
Điểm đặc biệt nhất của nơi này chính là hai đỉnh núi đứng song song, phần trên nối liền nhau và phần dưới lại có một khe hở rộng. Trên mỗi đỉnh núi đều có một tháp gạch cổ, cũng là nguồn gốc của tên gọi núi Song Tháp.
Núi Song Tháp. (Ảnh: Sohu)
Núi Song Tháp có diện tích khoảng 3.000 ha, là danh lam thắng cảnh tự nhiên lớn nhất thành phố Thừa Đức. Nhìn từ xa, hai đỉnh núi trông như hai khối đá lớn, có vẻ không mấy đồ sộ. Nhưng khi đến gần, hai ngọn núi cao vút và thẳng đứng, với độ cao hơn 40 m và chu vi 74 m. Khe hở giữa hai khối đá đủ rộng để ô tô có thể đi qua.
Chuyên gia ước tính hai tòa tháp được xây từ thời nhà Liêu vào hơn 1.000 năm trước. Tháp trên đỉnh phía Bắc cao 2 m, còn tháp trên đỉnh phía Nam cao hơn 5 m, trong mỗi tháp đều có một bức tượng cổ.
Cận cảnh hai tòa tháp đá trên đỉnh núi Song Tháp. (ảnh: Baidu)
Đáng chú ý, bề mặt xung quanh núi Song Tháp rất nhẵn nhụi, ngay cả những người leo núi chuyên nghiệp ngày nay cũng khó có thể leo lên bằng tay không. Thời cổ đại, khi chưa có các thiết bị chuyên dụng, thật khó tưởng tượng con người làm thế nào leo lên đỉnh. Sau khi lên đến đỉnh, họ đã vận chuyển vật liệu xây dựng bằng cách nào để hoàn thành việc xây dựng hai tòa tháp gạch này? Những bí ẩn đó đến nay vẫn chưa có lời giải.
Ngọn núi nổi tiếng tại Trung Quốc nhưng không một ai dám leo vì lý do đặc biệt, nhất là người nước ngoài
Thu hút hàng nghìn du khách nước ngoài thế nhưng không một ai dám đặt chân lên đỉnh ngọn núi, lý do phía sau gây bất ngờ.
Núi Kailash là một trong những ngọn núi linh thiêng bậc nhất Trung Quốc và cũng bậc nhất thế giới. Nơi đây được hơn 1 tỷ Phật giáo, Ấn Độ giáp, Kỳ Na giáo tôn kính, nó giao thoa nhiều điều kiến thức Phật giáo và vì quá linh thiêng nên không một ai dám leo lên đỉnh ngọn núi này.
Ngọn núi này còn được gọi là đỉnh Kangringboqe, cao 6714m và nằm tại phía nam của Tây Tạng. Những người theo đạo Hindu và đạo Phật tin rằng đây là quê hương của Thần Shiva và gọi nó với cái tên núi Meru huyền thoại, được coi là trung tâm của vũ trụ. Mọi người không dám leo lên đỉnh núi Kailash vì sợ rằng nếu làm như vậy sẽ ảnh hưởng tới sự tôn nghiêm của ngọn núi.
Ảnh minh họa.
Tương truyền có một nhà sư tên Milarepa đã chinh phục đỉnh núi và quay trở lại để "cảnh báo mọi người tránh làm phiền đến thần thánh đang an nghỉ trên cao".
Ngoài tôn giáo, thần thoại và điều kiện thời tiết, núi Kailash được cho là không thể leo lên được do những thách thức về thể chất với người leo núi.
"Hình dạng núi Kailash giống như kim tự tháp, sườn dốc, tuyết phủ liên tục khiến việc leo lên vô cùng khó khăn. Những vách đá đối xứng nhau cao vút, sườn dốc gần như thẳng đứng, rất khó để leo lên", nhiều người mô tả những ngọn núi tại Tây Tạng.
Vậy nên dù chưa ai leo lên đỉnh núi Kailash thế nhưng nó vẫn chào đón hàng nghìn người hành hương tới hàng năm. Dù vậy nhưng không phải ai cũng đủ can đảm và có đủ thời gian để tới ngọn núi này, bạn phải thực sự kiên trì và mạnh mẽ, đa số bạn phải đi bộ hoàn toàn. Cuộc hành hương sẽ kéo dài 3 ngày và mọi người sẽ đi bọ quanh chân núi 3 lần theo chiều kim đồng hồ.
Vào ngày đầu tiên, những người hành hương sẽ đi theo tuyến đường ở phía nam và phía tây của ngọn núi, nơi khá bằng phẳng và dễ đi bộ. Vào ngày thứ hai, điều kiện trở nên khó khăn hơn đối với những người đi bộ theo hướng phía bắc và phía đông của ngọn núi, bao gồm cả dọc theo đèo Drolma La cao 5.650m.
Cuộc hành hương sẽ trở nên bớt khó khăn hơn vào giai đây là quãng đường đi ngắn nhất và du khách đi về phía nam để hoàn thành cuộc hành trình này.
Hòa mình cùng thiên nhiên tại 'xứ sở hải âu' ở thành phố Côn Minh Mỗi dịp mùa Đông về, khu vực quanh hồ Điền Trì ở Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc tấp nập du khách từ các nơi đổ về vãn cảnh, vui đùa và check-in với đàn chim hải âu di cư. Hồ Điền Trì ở phía tây nam thành phố Côn Minh, Trung Quốc là điểm dừng chân ưa thích của khách Việt...