Toà quyết định cai nghiện ma tuý bắt buộc với người dưới 18 tuổi
Việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc do TAND cấp huyện quyết định và không coi là biện pháp xử lý hành chính.
Đây là một trong những nội dung được thể hiện trong dự thảo Luât Phòng, chống ma túy (sưa đôi), được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến trong phiên họp 51, sáng 9/12.
Cần đơn giản thủ tục đưa đi cai nghiện
Trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình, bà Nguyễn Thuý Anh – Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng, với quan điểm người nghiện ma túy từ đủ 12 đến dưới 18 tuổi là đối tượng cần được ưu tiên bảo vệ và biện pháp phải khác so với đối tượng từ 18 tuổi trở lên, đó là quan điểm mang tính nhân văn của Nhà nước ta.
“Nếu quy định tiếp tục áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi đã cai nghiện ma túy bắt buộc nhưng vẫn nghiện ma túy thì đã vô tình coi đối tượng này giống như trường hợp người từ đủ 18 tuổi trở lên bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc khi trong thời hạn quản lý sau cai nghiện ma túy mà tái nghiện. Như vậy, chưa thể hiện được tính nhân văn của pháp luật nước ta. Do vậy, Thường trực Ủy ban xin được giữ như dự thảo Chính phủ trình” – bà Nguyễn Thuý Anh nói.
Dự thảo quy định thời hạn cai nghiện ma túy bắt buộc cho người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi từ 6 tháng đến 12 tháng. Việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc do Tòa án nhân dân cấp huyện quyết định và không coi là biện pháp xử lý hành chính. Uy ban Thương vu Quôc hôi quy đinh trinh tư, thu tuc TAND xem xet, quyêt đinh viêc ap dung biên phap đưa người nghiện từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện ma túy công lập để cai nghiện bắt buộc.
Bày tỏ quan tâm đến việc lập hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện ma tuý từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho rằng, nhiều gia đình muốn đưa con em vào cơ sở cai nghiện ma tuý, nhưng với trình tự quy định trong dự thảo thì hơi khó thực hiện.
Bà Nguyễn Thuý Anh – Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội.
Lý do là gia đình phải đề nghị với Chủ tịch xã, đợi xã lập hồ sơ, rồi lại đợi 3 ngày xem có vấn đề gì hay không rồi mới chuyển cho huyện xem xét, tiếp đó lại đề nghị Toà án trong thời gian 2 ngày xem xét.
“Với quy trình này, nhất là các tỉnh miền núi thì không khả thi. Trước thì đơn giản lắm, công an lập danh sách xong trình tỉnh quyết định thì đưa đi cai nghiện ngay, rất nhanh và không có vướng mắc. Giờ phải đợi toà thì tôi e rằng sẽ ùn tắc việc liên quan đến hồ sơ đưa đi cai nghiện” – ông Nguyễn Hạnh Phúc băn khoăn và đề nghị đơn giản hoá thủ tục.
Nêu ý kiến về vấn đề này, Thượng tướng Lê Quý Vương – Thứ trưởng Bộ Công an cũng nhấn mạnh, các em từ 12 đến dưới 18 tuổi là đối tượng đang trong độ tuổi đi học, vui chơi nên việc đưa vào cai nghiện bắt buộc phải tính toán kỹ vì liên quan đến nhiều vấn đề.
“Nếu đưa các cháu vào cai nghiện 6 tháng, 1 năm thì đảm bảo học hành thế nào? Khi soạn thảo chúng tôi cũng băn khoăn. Đây cũng là độ tuổi dễ bị nghiện hút nhất. Chính vì vậy thiết kế quyết định của toà án là rõ ràng, rành mạch” – Thượng tướng Lê Quý Vương nói.
Để bảo đảm đầy đủ quyền được học văn hóa của người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi, với thời gian cai nghiện ma túy từ 6 tháng đến 12 tháng, trong điều kiện cơ sở vật chất, nhân lực của các cơ sở cai nghiện ma túy như hiện nay thì việc quy định cụ thể trong Luật sẽ khó bảo đảm tính khả thi. Vì vậy, Thường trực Ủy ban về các vấn đề xã hộ đề xuất hướng quy định các cơ sở cai nghiện ma túy bảo đảm quyền lợi tốt nhất đối với người nghiện ma túy trong độ tuổi này trong thời gian cai nghiện bắt buộc.
Chồng chéo hay không?
Liên quan đến trách nhiệm, quyền hạn của các lực lượng chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy, Điều 10 dự thảo luật cũng quy định rõ Cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy thuộc Công an nhân dân, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển và Hải quan.
Thượng tướng Lê Quý Vương – Thứ trưởng Bộ Công an
Video đang HOT
Trong đó, Cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy thuộc Công an nhân dân chủ trì, phối hợp thực hiện các hoạt động phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy.
Cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy thuộc Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan trong phạm vi, trách nhiệm, quyền hạn của mình chủ trì, phối hợp với cơ quan Công an, các cơ quan hữu quan khác thực hiện các hoạt động phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy tại khu vực hoặc địa bàn quản lý, kiểm soát.
Góp ý vào nội dung này, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng tán thành với nguyên tắc kế thừa chủ trì, phối hợp mà luật hiện hành đang quy định và được quy định trong dự thảo luật. Ông cũng thống nhất không quy định cụ thể hoạt động cơ quan chuyên trách thuộc lực lượng công an nhân dân trong dự thảo vì nếu quy định cụ thể như Chính phủ trình thì vừa lặp lại, vừa thiếu, không bảo đảm tính toàn diện so với các quy định có liên quan được quy định trong bộ luật tố tụng hình sự, Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự…
Ông Hoàng Thanh Tùng cũng đề nghị rà soát thêm để làm rõ các khoản trong Điều 10 vì nếu quy định như dự thảo thì có thể hơi chồng lấn về mặt trách nhiệm, thẩm quyền giữa cơ quan phòng chống tội phạm về ma tuý công an nhân dân với các lực lượng khác như bộ đội biên phòng, cảnh sát biển, hải quan.
“Nếu chồng lấn thì không xác định được thầm quyền, trách nhiệm của các lực lượng. Tôi đề nghị quy định rõ hơn là cơ quan nào phát hiện trước thì cơ quan đó có thẩm quyền thụ lý và giải quyết” – ông Hoàng Thanh Tùng nêu quan điểm.
Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương thì cho rằng, thiết kế như dự thảo theo đúng luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự và không có gì chồng chéo. Theo thẩm quyền, cơ quan chuyên trách của công an điều tra tất cả các vụ từ đầu đến cuối. Cơ quan của Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quản làm theo chức năng tại địa bàn như biên giới, hải đảo và thẩm quyền thực hiện điều tra ban đầu, sau đó chuyển giao cho cảnh sát điều tra công an các cấp thụ lý.
“Các lực lượng trên có nhiệm vụ “gác cửa” biên giới, còn lại lực lượng công an chủ trì điều tra toàn diện, kể cả các vụ bắt giữ của hải quan, biên phòng, cảnh sát biển. Lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm ma tuý được quyền điều tra tất cả các vụ ma túy xảy ra trong phạm vi cả nước và có tránh nhiệm phối hợp với các cơ quan phòng chống ma tuý của các nước để tiến hành hoạt động điều tra tội phạm ma tuý. Hiện nay chúng tôi đang phối hợp với cảnh sát của nhiều nước tư vấn đề xác lập chuyên án phối hợp chống tội phạm ma tuý. Không có gì vướng mắc ở trong Điều 10 ” – ông Lê Quý Vương nói.
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thống nhất trình Quốc hội xem xét, thông qua dự án luật tại Kỳ họp thứ 11 dự kiến diễn ra vào tháng 3/2021, với hiệu lực thi hành bắt đầu từ 1/1/2022.
Cô gái Việt bị bán sang Trung Quốc, tìm đường trở về sau 9 năm lưu lạc
Sau 9 năm bị lừa bán sang Trung Quốc, cô gái Kha Thị Kim Dân dần quên tiếng mẹ đẻ nhưng nỗi nhớ quê hương vẫn khiến cô thổn thức hằng đêm.
Kha Thị Kim Dân (năm nay 21 tuổi, Tà Cạ, Kỳ Sơn, Nghệ An) từng bị người họ hàng lừa bán sang Trung Quốc.
Suốt 9 năm, mặc dù tiếng mẹ đẻ dần mai một nhưng trong lòng cô chưa bao giờ nguôi nỗi nhớ quê hương. Cô luôn khát khao được về nhà.
9 năm lưu lạc xứ người
Bố mẹ Dân sinh được ba người con. Cô là con thứ hai. Ngôi nhà của gia đình Dân nằm ở bản Sơn Thành - một bản làng xa xôi, heo hút.
Bà Xeo Thị Oanh - mẹ Dân quanh năm cắm mặt vào nương rẫy. Bố Dân nghiện ma túy nặng, trong nhà có bất cứ thứ gì bán được, ông đều tìm cách mang đi.
Cô gái Kha Thị Kim Dân và mẹ. Ảnh: Sĩ Ỏn
Dân nhiều lần chứng kiến cảnh mẹ còng lưng trên nương, khóe mắt ướt sau đêm thức trắng. Cô thương mẹ, sau giờ học, lên rẫy hái rau mang ra chợ bán.
Mười hai tuổi, Dân gầy gò, đen đúa cõng rau đi bán. Trên đường đi, cô gặp người họ hàng. Người này rủ Dân sang Lào làm, hứa sẽ tìm cho cô công việc, kiếm tiền gửi về giúp mẹ.
Cô bé ngây thơ, chưa va vấp sự đời nhanh chóng bị thuyết phục. Sau chuyến xe đường dài, Dân giật mình biết mình bị lừa. Nơi cô đến không phải Lào mà là Hà Nam (Trung Quốc).
Gia đình nghèo mua cô về làm vợ cậu con trai cả. Họ nhìn thấy Dân bé xíu, đôi mắt ầng ậc nước, bỗng động lòng trắc ẩn. Vợ chồng đó nhận Dân làm con nuôi và từ bỏ ý định ban đầu.
Bố mẹ nuôi thương Dân như con gái ruột. Họ lấy giấy bút về dạy cô tiếng Trung.
Tháng ngày còn nhớ tiếng Việt, Dân nắn nót viết tên bố mẹ, chị gái và em trai cùng địa chỉ gia đình vào quyển vở. Đó là cách cô ghi nhớ lại gốc tích của mình.
Nơi xứ người, Dân theo bố mẹ nuôi trồng trọt, chăn nuôi. Hai năm đầu, gần như cô không giao tiếp, không trò chuyện cùng ai.
Một phần vì không hiểu tiếng bản địa, một phần vì cô sợ. Đêm nào cô gái nhỏ cũng khóc, thầm gọi tên mẹ, lo mình bị bán thêm một lần nữa.
Trong lòng Dân chứa đầy sự hoảng loạn. Cô luôn khắc khoải mong mẹ tìm được đến đây, đưa cô về.
Ngày này qua tháng khác, cô gái Việt Nam dần chấp nhận rằng, có thể cả cuộc đời này, cô không còn gặp lại mẹ nữa.
Bố mẹ nuôi thương cảm, giúp đỡ Dân hòa nhập với cuộc sống mới. Cô cũng tự học cách sinh tồn, thích nghi...
Ở Việt Nam, bà Oanh mỏi mắt ngóng tin con. Một tháng sau khi bán Dân, người họ hàng kia về nước. Bà ta báo cho mẹ Dân biết, cô đã sang Lào rửa bát thuê. Cuối năm sẽ mang tiền về.
Bà Oanh nào cần tiền của con gái, bà chỉ mong con bình an là đủ. Hai Tết trôi qua, ngày đoàn tụ càng xa vời.
Người mẹ nghèo sang nhà họ hàng hỏi tin con nhưng bà ta đã bỏ đi biệt tích. Một thời gian sau, thông tin người họ hàng bị bắt vì buôn bán người trái phép, bà mới hay con gái mình đã bị bán.
Bà định đi tìm con. Mọi người lên tiếng can ngăn, bởi biển người mênh mông bà biết đến đâu tìm. Trong khi đó, ở nhà, bà vẫn còn hai đứa con phải lo.
Nếu không cẩn thận, có thể chúng lại là nạn nhân tiếp theo của bọn buôn người. Bà nén đau, đành từ bỏ ý định. Năm 2017, vợ chồng bà Oanh ly hôn. Năm 2019, bà đi bước nữa.
Đường về nhà
Năm tháng lưu lạc xứ người, Dân không có giấy tờ tùy thân nên bố mẹ nuôi không cho cô đi đâu xa, sợ người ta bắt được lại sinh phiền phức.
Mãi 4 năm sau ngày bị lừa bán, cô mới được ra ngoài xa hơn. Dân đi bán quần áo thuê, kiếm tiền gửi về cho bố mẹ nuôi nhưng họ trả lại, dặn cô để dành phòng thân.
Lúc này, Dân gần như quên hết tiếng Việt. Tại đây, cô có nhiều người bạn mới. Cô từng kể cho họ câu chuyện của mình. Bạn bè khuyên Dân nên báo cho công an nhưng cô không dám.
Các ban, ngành và đoàn thể đến động viên Dân.
Tháng 5/2019, cô quen một chàng trai Việt Nam tên Phương (22 tuổi) đang làm việc và sinh sống ở Trung Quốc qua mạng xã hội wechat. Cô nhờ người này đăng thông tin tìm giúp mình gia đình ở Việt Nam.
Chàng trai tốt bụng đăng thông tin lên Facebook. Thông tin được anh Cụt Sĩ Ỏn - Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc xã Tà Cạ (Kỳ Sơn, Nghệ An) xem được. Anh Ỏn liên lạc với Phương và cho biết, Dân là cháu họ của mình.
Dân trò chuyện với mọi người bằng vốn tiếng Việt ít ỏi.
"Để Phương tin tưởng, tôi phải gửi ảnh mình đang đứng trong UBND xã Tà Cạ để cậu ấy cho Kim Dân xem. Khi Kim Dân xác nhận đúng là họ hàng, Phương mới kết nối cho hai bên gặp nhau", anh Ỏn nhớ lại.
Anh Ỏn và gia đình báo tin lên cơ quan chức năng. Công an tỉnh Nghệ An vào cuộc xác minh và liên hệ với các tổ chức, giải cứu Dân về nước.
Giây phút đoàn tụ, bà Oanh chạy đến ôm con vào lòng. Gần 10 năm mòn mỏi đợi tin, có lúc bà nghĩ con đã chết. Bà không ngờ, có ngày mẹ con còn nhìn thấy nhau. Câu đầu tiên Dân nói là: "Con nhớ mẹ".
Thời gian trong khu vực cách ly, sống cùng người Việt Nam, cô đã nhớ lại được một chút tiếng Việt.
Những ngày mới về Việt Nam, Dân cảm giác lạ lẫm với chính người thân. Bà Oanh cố làm cho con gái vui, cố cho con hiểu mình yêu con thế nào.
Thế nhưng, bà khóc hết nước mắt khi con gái bày tỏ nguyện vọng, muốn làm hộ chiếu để quay lại Trung Quốc sống. Chín năm qua, cô đã quen thuộc với bên đó. "Tôi không muốn con đi đâu nữa", bà Oanh nghèn nghẹn nói.
Dân chia sẻ, cô có mối tình 2 năm với chàng trai Trung Quốc. Họ dự định sẽ kết hôn.
Mặc dù được mẹ và gia đình yêu thương nhưng cô lạc lõng khi ai cũng có cuộc sống riêng. "Tôi sống ở đâu, Việt Nam vẫn là quê hương, là nguồn gốc của tôi. Đó là lý do, tại sao 9 năm qua tôi luôn đau đáu tìm đường về. Giờ tôi có 2 gia đình", Dân thổ lộ.
Một ngày tháng Chín, Dân cùng mẹ và chị gái lên UBND xã Tà Cạ làm căn cước công dân, chuẩn bị giấy tờ làm hộ chiếu.
Ông La Pa Vin - Phó Chủ tịch UBND xã Tà Cạ (Kỳ Sơn, Nghệ An) thông tin: "Kim Dân là nạn nhân trở về sau 9 năm bị lừa bán sang Trung Quốc. Phòng LĐTB&XH cùng cơ quan ban ngành đã đến thăm hỏi, tặng quà và động viên Kim Dân. Cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn gia đình các thủ tục cần thiết, cấp quyền công dân cho cô.
Những năm qua, tệ nạn buôn bán người qua biên giới diễn ra phức tạp. Chính quyền địa phương liên tục có những biện pháp tuyên truyền, giáo dục đồng bào đề cao cảnh giác, giảm thiểu tình trạng này".
Phó giám đốc Công an Hà Nội được điều động về Bộ Công an Bộ Công an điều động và bổ nhiệm đại tá Nguyễn Văn Viện, Phó giám đốc Công an thành phố Hà Nội, giữ chức Cục trưởng C04. Ngày 1/6, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04) công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về công tác cán bộ. Tại buổi lễ, thượng tướng Lê Quý Vương,...