Tòa quân sự Quân khu 7 tuyên phạt Lê Quang Hiếu Hùng 30 năm tù
Tòa quân sự Quân khu 7 buộc Lê Quang Hiếu Hùng và 2 đồng phạm bồi thường toàn bộ thiệt hại cho 4 ngân hàng. Đây là vụ án lừa đảo, làm giả… xảy ra tại Kho VK102 thuộc Cục hậu cần Quân khu 7.
Sáng 14.1, Tòa án quân sự Quân khu 7 đã tuyên án vụ “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”, “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” đối bị cáo Lê Quang Hiếu Hùng và đồng phạm, gây thiệt hại hơn 465 tỉ đồng cho 4 ngân hàng.
Đây là vụ án lừa đảo, làm giả… xảy ra tại Kho VK102 – Cục hậu cần Quân khu 7.
Theo đó, HĐXX tuyên phạt bị cáo Lê Quang Hiếu Hùng (Công nhân viên quốc phòng thuộc chi nhánh Đầu tư và xây dựng Miền Nam, Tổng công ty Xây dựng Lũng Lô – Bộ Quốc phòng) 21 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức. Tổng hợp với các bản án trước đó, Hùng phải chấp hành chung là 30 năm tù.
Tòa án cũng tuyên phạt ông Nguyễn Văn Phương (Giám đốc Công ty Vạn Xuân) 24 năm tù, Nguyễn Đăng Hưng (nhân viên Công ty Vạn Xuân) 11 năm tù cùng về 2 tội danh trên.
8 bị cáo còn lại là cán bộ thuộc 4 ngân hàng trên bị tuyên mức án từ 3 năm tù treo đến 6 năm tù về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
HĐXX nhận định, nhằm lừa đảo chiếm đoạt tiền của các ngân hàng để chi cho hoạt động sản xuất xăng giả và chi tiêu cá nhân nên trong thời gian từ 10.2015 đến 10.2018, bị cáo Lê Quang Hiếu Hùng đã chỉ đạo ông Nguyễn Văn Phương, ông Nguyễn Đăng Hưng dùng thủ đoạn gian dối làm giả con dấu của Kho VK102 và chữ ký của ông Nguyễn Minh Nhân, Chủ nhiệm kho VK102 để làm thủ tục vay tiền tại 4 ngân hàng trên.
Video đang HOT
Qua đó, Công ty Vạn Xuân được giải ngân 30 lần tại Ngân hàng Indovina, 60 lần tại Ngân hàng Quốc Dân – NCB, 13 lần tại Ngân hàng Liên Việt – LienVietPostBank, 31 lần tại Ngân hàng Công thương – Vietinbank, với tổng số tiền hơn 465 tỉ đồng.
HĐXX đánh giá, bị cáo Lê Quang Hiếu Hùng có vai trò là người cầm đầu, chỉ đạo ông Phương, Hưng. Số tiền chiếm đoạt được của các ngân hàng, Hùng trực tiếp hưởng lợi và sử dụng 90 tỉ đồng để mua tài sản, chi tiêu cho cá nhân, chuyển ra nước ngoài và chi cho các hoạt động của Công ty Vạn Xuân.
8 bị cáo còn lại nguyên cán bộ của các ngân hàng Indovina, NCB, LienVietPostBank, Vietinbank, trong quá trình cấp tín dụng cho Công ty Vạn Xuân đã thiếu trách nhiệm, thực hiện không đúng quy định dẫn đến thiệt hại cho các ngân hàng này.
Theo hồ sơ vụ án, khoảng giữa năm 2015, Lê Quang Hiếu Hùng đã cấu kết với Nguyễn Văn Phương và một số đối tượng khác pha chế xăng giả để bán ra thị trường nhằm thu lợi bất chính.
Để có nơi lưu giữ xăng giả, Hùng liên hệ và chỉ đạo Phương ký hợp đồng tiếp nhận, giữ hộ và bơm rót xăng dầu giữa Công ty Vạn Xuân với Kho VK102. Từ đó, Hùng và các bị cáo thực hiện hành vi phạm phạm tội như trên.
Đối với hành vi pha chế xăng giả, Lê Quang Hiếu Hùng đã bị xét xử về tội “sản xuất, buôn bán hàng giả”.
Đồng phạm phản bác Lê Quang Hiếu Hùng tại Tòa án Quân sự Quân khu 7
Trong khi nhiều bị cáo và nhân chứng cho rằng Lê Quang Hiếu Hùng chính là người "cầm trịch" toàn bộ kế hoạch, quá trình phạm tội thì bị cáo Hùng quả quyết bản thân chỉ nhận lại tiền vay nợ cá nhân.
Chiều 12-1, tại Tòa án Quân sự Quân khu 7, phiên tòa sơ thẩm xét xử Lê Quang Hiếu Hùng (thạc sĩ, cựu công nhân viên quốc phòng, làm việc tại Chi nhánh Đầu tư và Xây dựng miền Nam - Tổng Công ty Xây dựng Lũng Lô, thuộc Bộ Quốc phòng) cùng đồng phạm gây thất thoát hơn 465 tỉ đồng, bước sang phần xét hỏi.
Trước đó, đại diện VKS Quân sự Quân khu 7 cáo buộc bị cáo Lê Quang Hiếu Hùng cùng 10 đồng phạm các tội danh: "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "Làm giả con dấu tài liệu của cơ quan tổ chức, sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan tổ chức" và "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".
Đại diện cơ quan công tố kết luận giai đoạn 2015-2018, Lê Quang Hiếu Hùng chỉ đạo Nguyễn Văn Phương (nguyên Giám đốc Công ty TNHH Năng lượng Vạn Xuân) và Nguyễn Đăng Hưng (nguyên nhân viên Công ty TNHH Năng lượng Vạn Xuân) dùng thủ đoạn gian dối làm giả hình con dấu kho hàng, chữ ký chủ nhiệm kho trên 161 tài liệu; làm giả 89 phiếu nhập kho. Hùng cùng đồng phạm dùng những giấy tờ giả này thủ tục vay vốn tại nhiều ngân hàng, chiếm đoạt hơn 465 tỉ đồng.
Toàn cảnh phiên tòa chiều 12-1
Tại tòa, bị cáo Lê Quang Hiếu Hùng phủ nhận cáo buộc trục lợi. Bị cáo biện minh mình không nhận tiền từ Công ty TNHH Năng lượng Vạn Xuân. Thời điểm sai phạm xảy ra, Hùng có nhận tiền từ Phương. Tuy nhiên, đó là số tiền Phương vay gia đình Hùng.
"Bị cáo từng giao Phương nhiều tài sản, như: ô tô, tiền mặt. Đó là vay mượn cá nhân giữa gia đình bị cáo và Phương" - Lê Quang Hiếu Hùng trần tình. Theo bị cáo này, ông ta chỉ hoạt động tại Công ty TNHH Năng lượng Vạn Xuân với vai trò người góp vốn, tiến hành công việc theo phương án sản xuất kinh doanh do giám đốc thời điểm đó (Nguyễn Văn Phương) trình bày. Cuối tháng 5-2017, Hùng chuyển phần vốn góp đó sang người khác. Về những lần làm việc với ngân hàng, Hùng chỉ thừa nhận mình có mặt tại một buổi làm việc giữa Công ty TNHH Vạn Xuân với Ngân hàng Thương mại CP Bưu điện Liên Việt - Chi nhánh TP HCM.
HĐXX chất vấn các bị cáo
Trong khi đó, bị cáo Nguyễn Văn Phương phản bác toàn bộ lời khai trên. Phương khai Lê Quang Hiếu Hùng rất nhiều lần trực tiếp làm việc, thuyết phục ngân hàng đồng ý giải ngân vốn vay. Phương chỉ đi cùng, làm mọi việc theo sự chỉ đạo từ Hùng.
Bị cáo Phương nói: "Bị cáo chỉ làm việc dưới quyền, bị cáo không có nhu cầu vay tiền ông Hùng. Ngoài ra, việc ông Hùng chuyển giao vốn góp chỉ là hình thức ký kết trên giấy tờ. Khi đó, ông Hùng muốn Công ty TNHH Năng Lượng Vạn Xuân trở thành công ty con trực thuộc doanh nghiệp do người nhận chuyển nhượng làm chủ. Sau đó, người này rút lui vì ông Hùng nhiều lần vi phạm cam kết giữa hai bên".
Tương tự, nhiều nhân chứng cũng như bị cáo (nguyên là cán bộ, lãnh đạo ngân hàng) đưa ra lời khai hoàn toàn trái ngược bị cáo Hùng.
Dự tòa với tư cách người làm chứng, bà Huỳnh Ngọc Điệp (nhân viên Công ty TNHH Năng Lượng Vạn Xuân từ 2015-2016) cho rằng Hùng vạch kế hoạch, Phương chỉ huy cấp dưới làm những công việc cụ thể theo kế hoạch đó.
Bị cáo Nguyễn Thị Ánh Hằng (nguyên Phó Trưởng phòng, Phòng Khách hàng Ngân hàng Thương mại CP Bưu điện Liên Việt - Chi nhánh TP HCM) khẳng định Hùng là người trình bày phương án vay vốn trước hội đồng tín dụng. Nếu Hùng không đưa ra lý lẽ thuyết phục thì ngân hàng đã không đồng ý những bước thủ tục giải ngân tiếp theo.
Bị cáo Nguyễn Mạnh Tiến (nguyên Giám đốc Trung tâm doanh nghiệp Hàng Xanh thuộc Ngân hàng Thương mại CP Quốc Dân - Chi nhánh Sài Gòn) xác nhận Hùng có dự buổi làm việc giữa ngân hàng với doanh nghiệp. Tại đây, Hùng giới thiệu bản thân có nhiều mối quan hệ trong lĩnh vực xăng dầu, xây dựng...
Tám bị cáo là nhân viên, lãnh đạo các chi nhánh ngân hàng thừa nhận một phần trách nhiệm trong sai sót khi không kiểm tra kỹ lưỡng hàng hóa, tài sản. Về nguyên nhân sai phạm, những bị cáo này nói rằng họ tin tưởng Hùng. Từ đó, họ biểu quyết đồng ý thông qua hồ sơ vay hàng trăm tỉ đồng khiến ngân hàng thiệt hại nặng nề. Tám bị cáo trên ra tòa về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".
Ngày mai (13-1), luật sư bào chữa tiếp tục xét hỏi các bị cáo cũng như người có quyền lợi , nghĩa vụ liên quan. Phiên tòa dự kiến kéo dài đến ngày 14-1.
Làm giả giấy tờ đất, lừa đảo trên 2 tỷ đồng Ngày 5/1, Công an tỉnh Bến Tre đã bắt giữ Huỳnh Kim Quốc Tài (SN 1997, ngụ phường 4, TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Sử dụng tài liệu giả của cơ quan tổ chức". Vào tháng 6/2020, Tài cùng một số đối tượng thuê người làm giả giấy chứng nhận quyền sử dụng...