Toà nhà Diamond Flower của Handico 6 từ 6 thành… 39 tầng, đất công thành đất ở
Một trong những điển hình xấu về tuỳ tiện điều chỉnh quy hoạch chất tải lên tuyến “đường đau khổ” Lê Văn Lương – Tố Hữu là toà nhà Diamond Flower của Handico 6 tại ngã từ Lê Văn Lương – Hoàng Đạo Thúy.
Điều chỉnh từ 6 tầng thành… 39 tầng
Thanh tra Bộ Xây dựng mới ban hành Kết luận thanh tra số 39 về thực hiện thanh tra Sở Quy hoạch – Kiến trúc TP. Hà Nội; Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội; các chủ đầu tư dự án, công trình và tổ chức, cá nhân có liên quan trong công tác quy hoạch xây dựng, điều chỉnh quy hoạch xây dựng, quản lý xây dựng theo quy hoạch được duyệt tại khu vực 2 bên tuyến đường Lê Văn Lương, Tố Hữu, khu đô thị Trung Hoà – Nhân Chính.
Toà nhà Diamond Flower của Handico 6 tại ngã tư Lê Văn Lương – Hoàng Đạo Thúy được điều chỉnh từ 6 tầng thành 39 tầng. Ảnh LÊ QUÂN
Kết luận thanh tra đã chỉ ra nhiều vi phạm về điều chỉnh quy hoạch. Toà nhà Handico 6 do Công ty CP đầu tư và phát triển nhà số 6 (Handico 6) là một trong các điển hình xấu về điều chỉnh quy hoạch bừa bãi, chất tải lên hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội khiến Lê Văn Lương trở thành “đường đau khổ”. Handico 6 làm chủ đầu tư 13,78 ha tại Khu đô thị Trung Hoà – Nhân Chính gồm một số lô đất, trong đó có ô đất 9.1-CC (tức ô C1) là lô góc tại ngã tư Lê Văn Lương – Hoàng Đạo Thúy.
Toà nhà Diamond Flower nằm ở ô góc của ngã tư Lê Văn Lương – Hoàng Đạo Thúy, vị trí đắc địa. Ảnh LÊ QUÂN
Tại ô đất C1 này, Thanh tra Bộ Xây dựng đã chỉ ra UBND TP.Hà Nội 1 lần điều chỉnh quy hoạch; Sở Quy hoạch – Kiến trúc điều chỉnh 3 lần tổng mặt bằng, phương án kiến trúc sai quy định của pháp luật.
Cụ thể, đã điều chỉnh chỉ tiêu: hệ số sử dụng đất từ 1,24 lần thành 4,3 lần, thành 1,92 lần, thành 6 lần, rồi thành 13,4 lần; mật độ xây dựng từ 31% thành 39,2%, thành 31%, thành 40%, rồi thành 40,05%; tầng cao tối đa từ 6 tầng thành 21, 30, 36 rồi thành 39 tầng.
Diamond Flower của chủ đầu tư Handico 6 cao nổi bật so với các toà nhà trong khu vực . Ảnh LÊ QUÂN
Điều chỉnh chức năng từ thương mại – dịch vụ công cộng điều chỉnh thành công cộng thành phố, thành trung tâm thương mại – dịch vụ cao cấp – nhà ở cho thuê rồi thành trung tâm thương mại – dịch vụ cao cấp – nhà ở, dân số tăng thêm 912 người (tạm tính 228 căn x 4 người/căn).
Video đang HOT
Đáng chú ý, trong các lần điều chỉnh gia tăng chất thêm tải của Sở Quy hoạch – Kiến trúc vào các năm 2007, 2009, 2011 đều là điều chỉnh vượt thẩm quyền; không tính toán hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, giải pháp khắc phục vi phạm quy định của UBND TP.Hà Nội, Bộ Xây dựng, luật Quy hoạch đô thị 2009.
Ngã tư Lê Văn Lương – Hoàng Đạo Thúy là nơi có mật độ dày đặc các toà nhà cao tầng . Ảnh LÊ QUÂN
Đất công cộng thành đất ở, đa chức năng
Đáng chú ý, UBND TP.Hà Nội đã cho phép Handico 6 chuyển mục đích sử dụng 5.230 m 2 đất ô C1 từ Trung tâm thương mại – Dịch vụ công cộng sang Trung tâm thương mại – Dịch vụ công cộng và nhà ở cho thuê (thuê đất 50 năm); tiếp tục điều chỉnh 2.088 m 2 để xây dựng công trình Trung tâm thương mại, dịch vụ công cộng và nhà ở, giao đất có thu tiền sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất lâu dài là điều chỉnh không thuộc các trường hợp được điều chỉnh, điều chỉnh không đánh giá mức độ ảnh hưởng do tăng mật độ dân số gây áp lực hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, vi phạm Điều 47, Điều 48 luật Quy hoạch đô thị 2009.
Ô đất xây dựng toà nhà Diamond Flower ban đầu là đất công cộng nhưng được UBND TP.Hà Nội điều chỉnh thành đa chức năng, trong đó có đất ở. Ảnh LÊ QUÂN
Thanh tra Bộ Xây dựng xác định trách nhiệm thuộc về UBND TP.Hà Nội, Sở Quy hoạch – Kiến trúc. Đồng thời, yêu cầu cơ quan này theo thẩm quyền kiểm điểm, xử lý trách nhiệm cá nhân có vi phạm.
Handico 6 là đơn vị nhà nước nhưng “làm bậy”
Về cấp phép xây dựng, kết luận thanh tra cũng chỉ ra nhiều tồn tại. Cụ thể, bản vẽ cấp phép thể hiện từ tầng 2 đến tầng 5 văn phòng cho thuê là sai với phương án kiến trúc được chấp thuận vào tháng 8.2011 thể hiện là tầng 2 đến tầng 5 có chức năng thương mại; tầng 6 – 15 là văn phòng. Như vậy là vi phạm Điều 65 luật Xây dựng 2014. Trách nhiệm thuộc Sở Xây dựng, Handico 6.
Thanh tra Bộ Xây dựng chỉ rõ, Sở Quy hoạch – Kiến trúc chấp thuận tầng hầm vượt chỉ giới xây dựng là vượt thẩm quyền. Ảnh LÊ QUÂN
Về quản lý xây dựng theo quy hoạch xây dựng được duyệt, giấy phép xây dựng, cơ quan thanh tra chỉ ra, các hành vi vi phạm của chủ đầu tư đã được Thanh tra Sở Xây dựng kiểm tra, ra quyết định xử phạt, báo cáo UBND TP.Hà Nội nhưng đến tháng 9.2020 chưa xử lý triệt để.
Cụ thể, tháng 11.2018, Thanh tra Sở Xây dựng có biên bản làm việc, ghi nhận kết quả kiểm tra hiện trạng: tầng 1 diện tích khoảng 404 m 2; từ tầng 2 – 5 diện tích khoảng 1.388 m 2/1 tầng đang sử dụng làm văn phòng làm việc.
Mật độ dày đặc tại khu vực đường Lê Văn Lương nơi có toà nhà Diamond Flower do Handico 6 xây dựng khi được UBND TP.Hà Nội, Sở Quy hoạch – Kiến trúc, Sở Xây dựng… điều chỉnh, cấp phép. Ảnh LÊ QUÂN
Tại tầng hầm lửng B2 làm thêm diện tích khoảng 1.500 m 2 kết cấu thép làm sàn để xe máy; tầng kỹ thuật (L1 – giữa tầng 5 và tầng 6) có diện tích khoảng 750 m 2 làm văn phòng công ty; tầng kỹ thuật L2 (giữa tầng 15 và 16) đang sử dụng 355 m 2 làm dịch vụ ăn uống.
Handico 6 là đơn vị thuộc nhà nước nhưng làm bậy, chây ì khắc phục vi phạm khi được cơ quan thanh tra chỉ ra sai phạm. Ảnh LÊ QUÂN
Đến tháng 12.2018, Thanh tra Sở Xây dựng có quyết định xử phạt vi phạm hành chính, phạt 40 triệu đồng và khắc phục hậu quả. Đồng thời, sau đó báo cáo UBND TP.Hà Nội xem xét, chỉ đạo.
Thanh tra Bộ Xây dựng chỉ ra trách nhiệm để xảy ra các vi phạm, tồn tại là thuộc UBND TP.Hà Nội, Sở Quy hoạch – Kiến trúc, Sở Xây dựng, UBND Q.Thanh Xuân… Ảnh LÊ QUÂN
Đến tháng 9.2020, thời điểm Thanh tra Bộ Xây dựng kiểm tra phát hiện nhiều nội dung vi phạm nêu trên chưa được xử lý: Handico 6 sử dụng khoảng 1.211 m 2 sàn làm văn phòng làm việc tại tầng L1 kỹ thuật; sử dụng 247 m 2 sàn, trong đó có 163 m 2 sàn lửng kết cấu thép làm dịch vụ ăn uống tại tầng L2 kỹ thuật; mở rộng sàn lửng hầm B2 khoảng 1.500 m 2 bằng tấm bê tông trên hệ dầm thép để xe máy.
Handico 6 cũng dựng nhà hàng cà phê với diện tích khoảng 150 m 2, kết cấu khung thép, vách kính, lợp mái cao 2,7 m. Theo quy hoạch tổng mặt bằng thì đây là bể cảnh và vườn cây, vi phạm luật Xây dựng 2014.
Diamond Flower của Handico 6 nổi bật trong các nhà cao tầng tại khu đô thị Trung Hoà – Nhân Chính. Ảnh LÊ QUÂN
Thanh tra Bộ Xây dựng chỉ ra trách nhiệm thuộc về UBND TP.Hà Nội, Sở Xây dựng, UBND Q.Thanh Xuân, Đội Quản lý trật tự xây dựng Q.Thanh Xuân, UBND P.Nhân Chính và Handico 6. Đồng thời, đề nghị các cơ quan kể trên theo thẩm quyền tổ chức kiểm điểm, xử lý dứt điểm các tổ chức cá nhân vi phạm, khắc phục dứt điểm các vi phạm tại dự án.
Những khu 'đất vàng' nào trong nội đô của Hà Nội phải di dời?
Dự kiến, tại kỳ họp thứ 7 sắp tới, HĐND TP.Hà Nội sẽ xem xét, thông qua Nghị quyết về danh mục nhà, đất phải di dời theo quy hoạch trên địa bàn thành phố.
UBND TP.Hà Nội vừa có tờ trình gửi HĐND thành phố về danh mục nhà, đất phải di dời theo quy hoạch trên địa bàn thành phố (đợt 1).
Theo tờ trình, UBND thành phố đề xuất di dời 10 cơ sở nhà đất do các doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ đang quản lý, sử dụng phải di dời theo quy hoạch (do không phù hợp với hoạch xây dựng), thuộc trường hợp UBND cấp tỉnh ban hành danh mục nhà, đất phải di dời theo quy hoạch sau khi có ý kiến của Hội đồng nhân dân cùng cấp.
Nhà máy thuốc lá Thăng Long thuộc diện phải di dời nhiều năm nay nhưng vẫn đang tồn tạ. Ảnh T.L
Cụ thể, trong số 10 cơ sở này, Q.Hoàn Kiếm có 3 cơ sở, gồm Công ty In báo Nhân dân, địa chỉ tại 15 Hàng Tre, diện tích hơn 1.500 m 2; toà soạn báo Lao Động, địa chỉ tại 51 Hàng Bồ, diện tích 359 m 2, hiện đóng cửa để không, không cho thuê, không sản xuất; Cty TNHH MTV in báo Hà Nội mới, địa chỉ tại 35 Nhà Chung, diện tích hơn 1.800 m 2, hiện có nhà máy in, trong đó một phần diện tích là nhà hàng ăn uống.
Q.Ba Đình có 1 cơ sở là nhà máy bia Hà Nội (Tổng Công ty CP Bia - rượu - nước giải khát Hà Nội), địa chỉ tại 183 Hoàng Hoa Thám, diện tích hơn 52.000 m 2, hiện vẫn đang hoạt động sản xuất và trưng bày giới thiệu sản phẩm. Đáng chú ý, theo quy hoạch phân khu đô thị H1-2 được UBND thành phố phê duyệt tháng 3.2021. Khu đất này sẽ trở thành đất hỗn hợp - công cộng - trường THPT - cây xanh - nhà ở - bãi đỗ xe.
Q.Thanh Xuân có 2 cơ sở, gồm: Công ty TNHH MTV Thuốc lá Thăng Long, địa chỉ tại 235 Nguyễn Trãi, diện tích hơn 64.000 m 2, đang là hệ thống nhà kho, để vật tư phục vụ sản xuất và thành phẩm; nhà xe của cán bộ công nhân viên để đi xe đưa đón đến địa điểm mới tại Cụm công nghiệp Thạch Thất - Quốc Oai. Theo quy hoạch được UBND thành phố phê duyệt, khu vực này sẽ là đất công cộng của thành phố và khu vực, hỗn hợp (dịch vụ thương mại và ở), nhà trẻ, trường tiểu học, cây xanh.
Công ty TNHH MTV In và TM Thông tấn xã Việt Nam, địa chỉ tại số 70/342 Khương Đình, P.Hạ Đình, diện tích 5.000 m 2, là văn phòng và cơ sở sản xuất. Theo quy hoạch, khu đất sẽ là đất công cộng khu vực, đất cây xanh, đất hỗn hợp.
Q.Long Biên có 2 cơ sở, gồm: nhà máy xe lửa Gia Lâm - Cty Vận tải Hành khách đường sắt Hà Nội, địa chỉ tại số 551 Nguyễn Văn Cừ, diện tích hơn 200 m2, hiện là trụ sở Công ty, nhà xưởng sửa chữa toa xe. Cơ sở thứ 2 là Tổng kho xăng dầu Đức Giang, địa chỉ tại số 26 phố Đức Giang, diện tích hơn 159.000 m 2, đang là bể chứa xăng dầu. Theo quy hoạch, khu đất sẽ có chức năng đất hỗn hợp, đất nhóm nhà ở mới, đất cây xanh, đất bãi đỗ xe, đất công cộng và đường quy hoạch.
Q.Đống Đa có 1 cơ sở, là Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản Nông nghiệp, địa chỉ tại số 167/6 phố Phương Mai, diện tích hơn 800 m 2, hiện là văn phòng làm việc.
Q.Bắc Từ Liêm có 1 cơ sở, là Viện Hoá học công nghiệp Việt Nam, địa chỉ tại P.Phúc Diễn, diện tích hơn 30.000 m 2, hiện trạng một phần đã phân cho cán bộ công nhân viên, một phần hoạt động nghiên cứu công nghệ ngành hoá chất, sản xuất thuốc tuyển quặng. Theo quy hoạch, vị trí này là đất cơ quan, viện nghiên cứu.
10 năm trước nhà trong phố là số một, nhưng tại sao ngày càng nhiều người bỏ trung tâm ra ngoại ô? Các đại đô thị mới được quy hoạch bằng cách "nén" cư dân trong một không gian đô thị phong phú, nhường diện tích cho các tiện ích khác như trường học, bệnh viện, bể bơi, thậm chí biển nhân tạo, khu vui chơi, đường giao thông... thu hút người dân đổ về đây sinh sống. Cuộc "di cư" bỏ "phố" về vùng...