Tòa nhà 6 tầng ở Trung Quốc đổ sập giữa đám tang, chưa rõ thương vong
Các nhân viên cứu hộ Trung Quốc đang chạy đua để giải cứu những người sống sót sau khi một tòa nhà sáu tầng ở thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam đổ sập vào ngày 29.4.
Hiện trường vụ sập tòa nhà 6 tầng ở thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam của Trung Quốc ngày 29.4. Ảnh AFP
Truyền thông Trung Quốc đưa tin một tòa nhà 6 tầng ở thủ phủ Trường Sa của tỉnh Hồ Nam, miền Trung Trung Quốc, đã sụp đổ vào ngày 29.4. Hiện vẫn chưa rõ con số thương vong.
Theo AFP, bên trong tòa nhà là một nhà hàng, một nhà khách và một rạp chiếu phim.
Sở cứu hỏa Hồ Nam cho biết trong một bài đăng trên Weibo rằng họ đã được thông báo về vụ tai nạn vào lúc 12 giờ 22 phút. Trong bản tin cập nhật vào khoảng 16 giờ chiều ngày 29.4, cơ quan này cho biết một số người đã được cứu, nhưng không nói rõ con số.
Theo Đài CGTN, đến sáng ngày 30.4, đã có 5 người được cứu khỏi đống đổ nát và đưa đến bệnh viện. Công tác cứu hộ vẫn đang tiếp diễn.
Hiện chưa rõ bao nhiêu người đã có mặt trong tòa nhà khi vụ tai nạn xảy ra. Tuy nhiên, báo Trung Quốc The Metropolis Daily dẫn lời chủ sở hữu của một nhà hàng gần đó cho biết vào thời điểm xảy ra vụ việc, một đám tang đang được tổ chức trong tòa nhà.
Video đang HOT
Chính quyền thành phố Trường Sa cho biết tòa nhà nằm gần cổng phía bắc của Đại học Y Trường Sa và là một khu dân cư xây bằng gạch và bê tông có diện tích sàn khoảng 800m 2. Video truyền thông địa phương công bố cho thấy vụ việc đã tạo ra một đám mây bụi lớn trong khu vực.
Đài truyền hình nhà nước CCTV cho biết Sở cứu hỏa Trường Sa đã cử 23 xe cứu hỏa, 134 nhân viên cứu hỏa và cứu hộ và 4 chó nghiệp vụ đến hiện trường.
Jimu News dẫn lời một người bán hàng gần khu vực này cho biết tòa nhà đã được xây dựng từ hơn 10 năm trước.
Theo AFP, việc các công trình xây dựng tự sụp đổ không phải là chuyện hiếm thấy ở Trung Quốc do tiêu chuẩn an toàn thấp và tham nhũng.
Vào tháng 1, một vụ nổ nghi do rò rỉ khí gas đã khiến một tòa nhà ở thành phố Trùng Khánh đổ sập, làm hơn một chục người thiệt mạng.
Trung Quốc tranh cãi về tiêu hủy thú cưng giữa Covid-19
Giới chức một số địa phương Trung Quốc tiêu hủy chó mèo của người nhiễm nCoV để ngăn virus lây lan, gây tranh cãi trên mạng xã hội.
Một cư dân ở Thành Đô, tây nam Trung Quốc, gần đây đăng trên mạng xã hội Xiaohongshu rằng đàn mèo của cô đã bị tiêu hủy sau khi giới chức y tế đưa cô tới khu cách ly tập trung để điều trị Covid-19.
Một phụ nữ ở Cáp Nhĩ Tân hồi tháng 9 đăng trên Weibo rằng các nhân viên cộng đồng giết ba con mèo của cô sau khi chúng dương tính với nCoV. Những người này cho biết không có cách nào điều trị cho động vật nhiễm nCoV và tiêu hủy là cách duy nhất.
"Nếu thú cưng dương tính với nCoV, chúng không thể quay lại bình thường và cả khu dân cư cũng thế, dịch bệnh sẽ không bao giờ kết thúc", một nhân viên cộng đồng Cáp Nhĩ Tân cho biết trên truyền thông địa phương.
Một trong ba con mèo bị tiêu hủy tại Cáp Nhĩ Tân hồi tháng 9. Ảnh: SCMP/Weixin.
Trung Quốc vẫn theo đuổi chiến lược "không Covid". Khi xảy ra bất cứ đợt bùng phát nào, giới chức địa phương triển khai xét nghiệm diện rộng, truy vết tiếp xúc và phong tỏa các khu dân cư để ngăn dịch lây lan.
Dân Trung Quốc nhìn chung vẫn chấp nhận chiến lược "không Covid", song nhiều người ngày càng cảm thấy mệt mỏi với những đợt phong tỏa lẫn cách xử lý mạnh tay của giới chức địa phương, trong đó có cách xử lý thú cưng của người nhiễm.
Lisa Li, một phụ nữ sống ở Bắc Kinh, tìm mọi cách để tự bảo vệ mình, khẳng định sẽ tự đóng cửa với thế giới bên ngoài nếu xảy ra một đợt bùng phát tại khu cô sống. "Nếu tôi mắc Covid-19, chuyện gì sẽ xảy ra với con mèo của tôi? Liệu nó có chết đói hay bị giết khi tôi đi cách ly hay không", Li nói.
Li cho biết cảm thấy bức xúc vì những vụ tiêu hủy thú cưng. "Chưa có bằng chứng y tế hoặc căn cứ pháp lý nào cho việc tiêu hủy những con vật này, điều đó hết sức vô nhân đạo", Li nói.
Các chủ sở hữu thú cưng đang đưa ra kiến nghị trực tuyến, kêu gọi chính quyền địa phương đưa ra chính sách rõ ràng hơn với vật nuôi của người mắc Covid-19. Họ kêu gọi nhau quay video bằng chứng các viên chức tiêu hủy vật nuôi, kêu gọi giúp đỡ qua mạng xã hội và truyền thông địa phương, yêu cầu được cách ly cùng thú cưng của họ.
Một số đặt câu hỏi về quy định pháp lý mà giới chức địa phương dựa vào để tiêu hủy thú cưng của họ. Luật pháp Trung Quốc quy định có thể tiêu hủy động vật hoang dã hoặc gia súc bị nhiễm bệnh trong đại dịch, nhưng chó mèo không được coi là gia súc.
Khi được hỏi giới chức Thành Đô đang tuân theo quy định nào khi tiêu hủy đàn mèo của người dân, một viên chức cho biết họ đang chờ chỉ đạo rõ ràng hơn từ trung ương và cho rằng thay vì chất vấn chính quyền, mọi người "nên đọc kỹ các chính sách hiện hành".
Một phụ nữ bế con mèo ở thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc tháng 8/2020. Ảnh: AFP.
Chưa có bằng chứng cho thấy thú cưng có thể lây truyền nCoV. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ đánh giá nguy cơ động vật truyền nCoV sang người "là thấp". "Nếu một người trong nhà mắc Covid-19, hãy cách ly người đó với tất cả những người và động vật khác trong gia đình", CDC Mỹ cho biết.
Truyền thông Trung Quốc cũng ủng hộ cách đối xử khoan hồng hơn đối với thú cưng nhiễm bệnh. Tờ Life Times thuộc People's Daily, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, kêu gọi công chúng không hoảng sợ trước nguy cơ thú cưng làm lây lan virus. "Trong đại dịch, thú cưng cũng là nạn nhân của virus như con người", Life Times đưa tin.
Tuy nhiên, khi chưa có chính sách rõ ràng hơn, những người như Li chỉ biết tự dựa vào bản thân để bảo vệ thú cưng của mình. "Trung Quốc chưa có luật bảo vệ thú cưng, do đó chưa có cơ hội để đấu tranh cho chúng. Cái chết của chúng chỉ có tác dụng cảnh báo chủ chó mèo từ bây giờ phải cẩn thận hơn".
Trung Quốc đang đối phó với đột bùng phát mới với hơn 1.000 ca nhiễm cộng đồng trên khắp 21 tỉnh thành, khiến đây trở thành làn sóng lây nhiễm rộng nhất sau khi Covid-19 bùng phát lần đầu tại Vũ Hán.
Va chạm máy bay huấn luyện ở Hàn Quốc, nhiều người thương vong Ngày 1/4, hai máy bay huấn luyện KT-1 của Không quân Hàn Quốc đã va chạm trên không và rơi xuống khu vực miền Nam nước này, làm 3 phi công thiệt mạng và một người khác bị thương nặng. Phi công nhảy dù xuống cánh đồng ở Sacheon, tỉnh Nam Gyeongsang, Hàn Quốc sau khi hai máy bay huấn luyện KT-1 va...