Tòa bác yêu cầu chặn phiếu bầu đến muộn ở Pennsylvania
Một toà án phúc thẩm liên bang ở Pennsylvania bác bỏ yêu cầu từ phía đảng Cộng hoà về việc chặn khoảng 9.300 phiếu bầu đến sau ngày bầu cử.
Thẩm phán Brooks Smith thuộc tòa phúc thẩm Pennsylvania hôm 13/11 ra phán quyết trên, nhấn mạnh “những thách thức chưa có tiền lệ” mà nước Mỹ đang đối mặt năm nay, đặc biệt là “sự gián đoạn trên diện rộng” do đại dịch Covid-19 gây ra.
Một đại diện đảng Cộng hòa nộp đơn lên tòa án, yêu cầu loại bỏ khoảng 9.300 phiếu bầu này, với lý do chúng được gửi đến địa điểm bầu cử trong khoảng thời gian ba ngày sau Ngày Bầu cử 3/11, cho rằng đây là những phiếu bầu bất hợp pháp.
Ông Smith cho biết các thẩm phán giữ vững lập trường không thể chối cãi trong quy trình dân chủ của Mỹ rằng phiếu bầu hợp pháp của mọi công dân phải được kiểm đếm.
Người ủng hộ tuần hành ăn mừng chiến thắng của Joe Biden ở thành phố Philadelphia, Pennsylvania, tuần trước. Ảnh: Reuters .
Video đang HOT
Thẩm phán cũng viện dẫn quyết định của Toà án Tối cao bang Pennsylvania, cho phép giới chức bầu cử nhận các phiếu bầu qua thư đến ngày 6/11, tức 3 ngày sau khi các điểm bỏ phiếu đóng cửa. Toà án đồng tình với việc các quan chức Dân chủ của bang muốn gia hạn thời gian nhận phiếu, do lo ngại bưu điện chuyển phát thư chậm trễ và ảnh hưởng của Covid-19.
Các nghị sĩ Cộng hoà ở Pennsylvania đã đề nghị Toà án Tối cao Mỹ xem xét lại quyết định này. Tuy nhiên, ngay cả khi Tòa án Tối cao can thiệp và loại bỏ số phiếu bầu đến muộn này, kết quả kiểm phiếu ở Pennsylvania nhiều khả năng sẽ không thay đổi, bởi ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden đang dẫn trước Tổng thống Donald Trump khoảng 60.000 phiếu trong tổng số 6,8 triệu phiếu được kiểm.
Chiến dịch của Trump và các thành viên đảng Cộng hoà đã nộp hơn 15 đơn kiện ở Pennsylvania nhằm tìm cách giành lại 20 phiếu đại cử tri của bang, nhưng đến nay họ chưa đưa ra được bằng chứng nào về cáo buộc gian lận trên diện rộng. Họ cũng đang theo đuổi cuộc chiến pháp lý tại nhiều bang chiến trường khác, bao gồm Georgia, Arizona, Nevada và Michigan.
Porter Wright Morris & Arthur, hãng luật nổi tiếng bị chỉ trích vì tham gia chiến dịch thách thức pháp lý của Trump, hôm 12/11 đã xin rút khỏi vụ kiện ngăn giới chức Pennsylvania công nhận kết quả bầu cử. Hồ sơ của Ủy ban Bầu cử Liên bang cho thấy Trump và Ủy ban Quốc gia đảng Cộng hòa (RNC) đã chi cho công ty này hơn 730.000 USD kể từ tháng hai, trong đó hơn 143.000 USD là từ một tài khoản của RNC dành cho những nỗ lực kiểm phiếu lại.
Hiện chỉ còn luật sư bầu cử địa phương Linda A. Kerns theo đuổi vụ kiện của Trump ở toà án liên bang tại thành phố Williamsport, bang Pennsylvania. Hôm 13/11, bà Kerns đã đại diện chiến dịch của Trump ra toà đối chất trong vụ kiện cáo buộc khoảng 8.300 phiếu bầu qua thư có lỗi kỹ thuật. Thẩm phán trong vụ kiện này chưa đưa ra phán quyết.
Trump có thể thua tại tòa, nhưng Biden cũng phải trầy trật để tiếp quản Nhà Trắng
Đứng dưới trời mưa không che ô khiến áo khoác ướt đẫm tại Nghĩa trang Quốc gia Arlington, Tổng thống Mỹ Donald Trump vẽ nên một cảnh tượng buồn và cô đơn trong lần tái xuất đầu tiên trước công chúng sau khi ông thất bại trước đối thủ Joe Biden trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2020.
Xuất hiện trước công chúng hơn một tuần kể từ khi Joe Biden được tuyên bố là người chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020, ông Trump vẫn không nói lời nào trước báo giới, theo ABC News.
Đây là lần im lặng lâu nhất của ông Trump kể từ khi ông trở thành Tổng thống Mỹ. Tuy nhiên, ông Trump vẫn đăng nhiều tuyên bố trên Twitter liên quan đến các cáo buộc gian lận bầu cử và cuộc chiến pháp lý mà ông và chiến dịch của mình đang cố thúc đẩy nhằm lật ngược kết quả bỏ phiếu.
Tờ Wall Street Journal đưa tin, các cố vấn của ông Trump đã thảo luận về nỗ lực yêu cầu tòa án trì hoãn chứng nhận phiếu bầu ở một số bang chiến trường quan trọng, để các cơ quan lập pháp bang do Đảng Cộng hòa kiểm soát có thể chỉ định các đại cử tri ủng hộ Trump nhằm tạo lợi thế cho ông trong cuộc bỏ phiếu cử tri đoàn sắp tới. Hiện các hành động pháp lý khác nhau đang được phe Trump tiến hành ở Michigan, Georgia, Arizona, Nevada, Pennsylvania.
Tuy nhiên, các cố vấn và luật sư của Trump được cho là đều không tin rằng chiến lược này sẽ hiệu quả mà thực ra nó chủ yếu chỉ để nhằm xoa dịu ông Trump.
Về phần mình, Tổng thống đắc cử Biden đang bắt đầu công việc để xây dựng chính quyền mới của mình và đã tuyên bố rằng, không điều gì có thể gây trở ngại cho quá trình chuyển giao quyền lực, kể cả việc ông Trump không chịu khoan nhượng, chấp nhận kết quả bầu cử.
Nhưng ông Trump chắc chắn sẽ không để quá trình chuyển giao quyền lực diễn ra suôn sẻ, dễ dàng, ABC News bình luận.
Cho đến nay, ông vẫn từ chối cho phép bắt đầu quá trình chuyển đổi, khiến ông Biden không có quyền truy cập vào các báo cáo tình báo hàng tuần, các cơ quan chính phủ và hàng triệu USD ngân sách được phân bổ cho quá trình này.
Ngay cả trong cuộc đua không ngã ngũ hơn 1 tháng sau Ngày bầu cử giữa George W. Bush - Al Gore năm 2000, ông George W. Bush và các thành viên chủ chốt trong đội ngũ nhân viên của ông vẫn được cung cấp đầy đủ các báo cáo tình báo, dù chưa có quyền truy cập vào các cơ quan và nguồn lực liên bang.
Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa James Lankford, thành viên trong Ủy ban An ninh Nội địa và Các vấn đề Chính phủ của Thượng viện cũng cảm thấy sốt ruột và đã phải lên tiếng kêu gọi để cho phe Biden được cấp quyền truy cập vào các cuộc họp tình báo tối mạt.
"Điều này cần phải diễn ra để bất kể kết quả của cuộc bầu cử diễn ra theo cách nào. Nếu điều đó không diễn ra vào thứ Sáu 13/11, tôi sẽ phải can thiệp", ông Lankford tuyên bố.
5 mặt trận pháp lý bầu cử Trump khởi xướng Trump đang thúc đẩy các thách thức pháp lý nhằm tìm kiếm cơ hội mong manh thay đổi kết quả bầu cử năm nay khi phần thắng hiện thuộc về đối thủ Biden. Truyền thông Mỹ hôm 7/11 xướng tên ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden là tổng thống đắc cử khi ông giành được hơn 270 phiếu đại cử tri cần...