Tòa Anh tiết lộ thông tin “động trời” đằng sau vụ bắt cóc 2 công chúa Dubai
Hoàng thân Mohammed Bin Rashid al-Maktoum, người đang trị vì Dubai thuộc Các Tiểu Vương Quốc Ả rập Thống Nhất ( UAE), bị tòa án Anh tố cáo dàn xếp vụ bắt cóc 2 người con gái và chỉ đạo chiến dịch “đe dọa” đối với người vợ cũ của ông.
Tiểu vương Dubai Mohammed Bin Rashid al-Maktoum bị tòa Công lý London cáo buộc bắt cóc con gái, đe dọa vợ cũ (Ảnh: Getty)
Những cáo buộc trên được báo Guardian và nhiều kênh thông tin khác đưa ra sau nhiều tháng xét xử và những tranh chấp pháp lý tại tòa án Công lý Anh, trong đó tiết lộ suốt 20 năm qua, vị hoàng thân 70 tuổi này đã tổ chức các vụ bắt cóc quốc tế đối với 2 cô con gái của mình và “tước đoạt quyền tự do của họ.”
Phần lớn nội dung “tìm hiểu thực tế” trong 34 trang phán quyết của Thẩm phán Andrew McFarlane, Chủ tịch Tòa án gia đình của Anh và xứ Wales, đã ghi lại những sự kiện xung quanh vụ mất tích đầy tai tiếng của công chúa Shamsa al-Maktoum tại Cambridge vào năm 2000, và công chúa Latifa al-Maktoum, người bị bắt bởi đặc công Ấn Độ vào năm 2018, trước khi bị ép quay trở lại Dubai.
Những hành động trên của hoàng thân Mohammed chỉ bị tố giác sau khi người vợ thứ 6 và em út của ông, công chúa Haya bint al-Hussein, 45 tuổi, đào thoát sang London vào tháng 4 năm ngoái cùng với 2 đứa con của bà. Những nỗ lực của hoàng thân để đưa những đứa con của mình trở lại Dubai đã châm ngòi một cuộc chiến pháp lý tại tòa án ở Anh.
Hoàng thân Mohammed Bin Rashid al-Maktoum, người đang là Tiểu vương Dubai, có tới 25 người con, trong đó 2 người con nhỏ tuổi nhất của ông là con chung với công chúa Haya bint al-Hussein.
Video đang HOT
2 công chúa Shamsa al-Maktoum (trái) và Latifa al-Naktoum đều bị bắt cóc một cách bí ẩn khi đang ở nước ngoài (Ảnh: Guardian)
Phán quyết của thẩm phán McFarlane còn đi vào chi tiết các hành vi quấy rối mà công chúa Haya phải chịu đựng từ chồng cũ của mình mình, và đều được Tòa Công lý tại London xác minh.
Theo bản án, vào đầu năm 2019, hoàng thân Mohammed bắt đầu đe dọa công chúa Haya và tự ý ly dị theo luật sharia mà không báo trước cho bà, sau khi công chúa bày tỏ sự quan tâm đến 2 công chúa Shamsa và Latifa.
Vào ngày 11.3 năm đó, một chiếc trực thăng đã hạ cánh gần tư gia của công chúa Haya ở Dubai. Viên phi công trên trực thăng nói sẽ đưa bà đến Awir, một nhà tù giữa sa mạc. Công chúa cho biết nếu con trai bà không ở đó và bám vào chân mẹ, bà sẽ bị bắt đi.
Phán quyết cho biết thêm: Trong suốt thời gian này, công chúa Haya phải nhận một loạt thông điệp ẩn danh, để trong phòng ngủ hoặc nhiều nơi khác ở nhà bà, với nội dung mang tính đe dọa như: “Chúng tôi sẽ bắt con trai của bà, con gái của bà là của chúng tôi, mạng sống của bà sẽ chấm dứt…”
Có hai lần vào tháng 3.2019, công chúa Haya cho biết đã phát hiện một khẩu súng đặt trên giường ngủ của bà, với nòng hướng về phía cửa ra vào và chốt an toàn bị tháo.
Hoàng thân Mohammed bị công chúa Haya tố “tra tấn tinh thần” bà bằng nhiều cách khác nhau (Ảnh: Getty)
Đến tháng 6 cùng năm, Tiểu vương Dubai đã xuất bản một bài thơ có tựa đề “Sống và chết”. Công chúa Haya coi đó là lời đe dọa trực tiếp và là một thông báo công khai của hoàng thân về sự “phản bội” của bà.
Bài thơ ghi rõ: “Nhà ngươi đã phạm tội phản bội, ngươi đã phản bội lòng tin quý giá nhất. Ta đã vạch trần ngươi và các mánh khóe của ngươi … Ta có bằng chứng thuyết phục về những gì ngươi đã làm … Ngươi biết hành vi này là một sự xúc phạm … Để xem ngươi được những gì từ những tội lỗi này, ta quan tâm không biết ngươi còn sống hay đã chết.”
Tiểu vương 70 tuổi của Dubai không ra trình diện trước tòa mà giao cho các luật sư đại diện. Sau khi kết luận của thẩm phán McFarlane được công bố ngày 5.3, hoàng thân Mohammed nói rằng nó chỉ phản ánh “một phía của câu chuyện”.
“Do vị trí vầ công việc, tôi không thể tham dự tiến trình tìm kiếm sự thật của tòa án, điều này đã dẫn đến một phán quyết chỉ phản ánh một phía của câu chuyện”, hoàng thân cho biết trong tuyên bố được các luật sư của mình đưa ra.
Công chúa Haya bint al-Hussein và luật sư ra trình diện tại Tòa Công lý London hôm 28.2 (Ảnh: Getty)
Ông Mohammed còn nói rằng việc tòa Công lý London công bố kết luận công khai như vậy không bảo vệ con ông “khỏi sự soi mói của báo chí, điều mà trẻ em trong các gia đình ở Anh được bảo vệ”.
Phán quyết của tòa dù không dẫn đến bản án hình sự, nhưng có thể gây tổn hại cho danh tiếng của nhà lãnh đạo được coi là người cải cách có tầm nhìn, giúp Dubai bước lên vũ đài quốc tế.
Khi được hỏi phán quyết trên ảnh hưởng như thế nào đến quan hệ kinh tế của Anh với UAE, Ngoại trưởng Anh Dominic Raab cho biết với Reuters khi đang có chuyến công du tại thủ đô Riyadh, Ả rập Saudi: “Chúng tôi sẽ xem xét kỹ lưỡng trước khi đưa ra bất kỳ kết luận nào”.
Theo danviet.vn
Tàu chở dầu Stena Impero đã tới UAE
Một ngày sau khi rời khỏi cảng Bandar Abbas của Iran, ngày 28/9, tàu chở dầu treo cờ Anh Stena Impero, vốn bị Iran tạm giữ trong 10 tuần qua, hiện đã tới neo đậu ở cảng Rashid của Dubai, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE).
Tàu chở dầu mang cờ hiệu Anh Stena Impero neo đậu ngoài khơi thành phố cảng Bandar Abbas, Iran ngày 22/7/2019. Ảnh: AFP/TTXVN
Ông Erik Hanell, Giám đốc điều hành công ty Stena Bulk (Thụy Điển) - chủ sở hữu tàu Stena Impero- cho hay tàu chở dầu trên "cuối cùng đã neo đậu tại một cảng ở Dubai". Ông cho biết thêm tinh thần thủy đoàn vẫn ổn định và họ sẽ được kiểm tra sức khỏe sau khi cập cảng. Ngoài ra, những người này sẽ được thẩm vấn tại Dubai trước khi trở về với gia đình. Trong số 23 thành viên thủy thủ đoàn, gồm công dân thuộc các nước như Ấn Độ, Philippines và Nga, 7 người đã được Iran thả tự do trước đó.
Trước đó, ngày 25/9, Bộ Ngoại giao Iran thông báo lệnh tạm giữ tàu chở dầu Stena Impero đã được dỡ bỏ nhưng cơ quan chức năng nước này vẫn đang mở một cuộc điều tra về tàu này. Trong khi đó, công ty Stena Bulk cho biết công ty không đàm phán với Iran và cũng không nắm được bất cứ thông tin về cáo buộc chính thức nhằm vào thủy thủ đoàn và công ty.
Iran đã bắt giữ tàu Stena Impero ngày 19/7 vừa qua, với cáo buộc vi phạm quy định hàng hải khi đi qua Eo biển Hormuz. Động thái này diễn ra khoảng 2 tuần sau khi Anh bắt giữ một tàu chở dầu của Iran ngoài khơi vùng lãnh thổ Gibraltar thuộc Anh. Mặc dù vậy, nhà chức trách Iran khẳng định không có mối liên hệ giữa 2 vụ bắt giữ này. Tàu chở dầu của Iran cũng đã được rời Gibraltar hồi tháng 8.
Theo Thanh Hương (TTXVN)
Trung Quốc: Mỹ, Anh hãy ngừng can thiệp vào Hồng Kông Trung Quốc kêu gọi Hoa Kỳ, Vương Quốc Anh chấm dứt mọi hình thức can thiệp vào Hồng Kông. Ông Cảnh Sảng. Theo Tân Hoa xã, ngày 12/11, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng cho biết, Trung Quốc kêu gọi Hoa Kỳ, Anh chấm dứt mọi hình thức can thiệp vào Hồng Kông. Trước đó, trong một thông cáo...