Tòa án và VKS “vênh nhau” trong vụ kiện chủ tịch thành phố
Trong khi tòa án nhận định việc 1 hộ dân xây dựng các công trình trên diện tích hơn 500 m2 là phục vụ sản xuất nông nghiệp thì VKSND cho rằng chưa chính xác.
Ngày 6-4, một lãnh đạo VKSND tỉnh Đắk Lắk xác nhận đã ban hành quyết định kháng nghị bản án của TAND tỉnh trong vụ án kiện quyết định hành chính giữa bà N.T.N.A. và Chủ tịch UBND TP Buôn Ma Thuột.
Gia đình bà N.T.N.A. xây dựng các công trình trên thửa đất số 73 (tờ bản đồ số 35)
Bà N.A. là vợ ông P.L.D. (giám đốc 1 chi nhánh ngân hàng), thời gian qua xảy ra lùm xùm về việc xây dựng nhà cửa, sân golf mini trên đất nông nghiệp. Thửa đất xảy ra kiện cáo cũng nằm trong khu vực gia đình ông D. xây dựng các công trình này.
Theo nội dung vụ án, tháng 10-2023, UBND xã Hòa Thắng, TP Buôn Ma Thuột lập biên bản vi phạm hành chính đối với bà N.A. về hành vi chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất phi nông nghiệp trên diện tích hơn 500 m2 tại thửa đất số 73, tờ bản đồ số 35. Tháng 11-2023, Chủ tịch UBND TP Buôn Ma Thuột ban hành quyết định buộc bà N.A. khôi phục tình trạng của đất trước khi vi phạm.
Kiểm sát viên xác minh các công trình
Không đồng ý với quyết định này, bà N.A. khởi kiện Chủ tịch UBND TP Buôn Ma Thuột.
Video đang HOT
HĐXX cấp sơ thẩm nhận định thửa đất trên có diện tích hơn 25.000 m2, được bà N.A. nhận chuyển quyền sử dụng đất vào tháng 11-2017.
Biên bản thẩm định tại chỗ của TAND tỉnh Đắk Lắk thể hiện trên thửa đất có diện tích các công trình khoảng 527 m2 (nhà tạm 133,9 m2, sân phơi 382 m2), nhằm phục vụ hoạt động sản xuất nông nghiệp trên diện tích đất gần 10 ha trồng cây lâu năm và đất nông nghiệp khác là hoàn toàn phù hợp. HĐXX chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà N.A. hủy quyết định của Chủ tịch UBND TP Buôn Ma Thuột.
Tuy nhiên, quyết định kháng nghị của VKSND tỉnh Đắk Lắk nhận định bản án của TAND tỉnh xác định bà N.A. xây dựng chủ yếu là phục vụ hoạt động sản xuất nông nghiệp là chưa chính xác. Bởi lẽ, biên bản xử phạt vi phạm hành chính của UBND xã Hòa Thắng thể hiện bà N.A. đã xây dựng nhà ở với diện tích 167.4 m2, kết cấu móng đá hộc, tường xây gạch kết hợp khung sắt, mái lợp tôn và sân xi-măng với diện tích 360 m2.
Thửa đất nói trên nằm trong khu vực xây dựng sân golf mini
Bà N.A. trình bày thời điểm nhận chuyển nhượng, trên thửa đất có sẵn 1 nhà tạm làm bằng gỗ, vách ván, mái tôn diện tích 128 m2 và 1 sân xi-măng khoảng 360 m2 xây dựng từ năm 1998. Tuy nhiên, đối chiếu với hình ảnh do UBND xã Hòa Thắng chụp vào năm 2020, không thể hiện có sân xi-măng như lời trình bày của bà N.A.
Biên bản xác minh của VKSND tỉnh Đắk Lắk cho thấy nhà có diện tích khoảng 133,9 m2, gồm 2 phòng ngủ, 1 phòng chứa đồ (bên trong để dụng cụ phục vụ chơi đánh golf), khu bếp ăn và khu vệ sinh (có bảng hướng dẫn nhà vệ sinh dành cho nam – nữ riêng biệt).
Cùng với các phân tích khác, VKSND tỉnh Đắk Lắk có đủ căn cứ xác định gia đình bà N.A. xây nhà và sân xi-măng trên đất không nhằm mục đích phục vụ sản xuất nông nghiệp. Do đó, VKSND tỉnh Đắk Lắk đề nghị TAND cấp cao tại Đà Nẵng xét xử phúc thẩm theo hướng bác toàn bộ yêu cầu khởi kiện của bà N.A.
Một lãnh đạo UBND TP Buôn Ma Thuột cho biết đã kháng cáo bản án sơ thẩm của TAND tỉnh Đắk Lắk.
Thời gian qua, báo chí liên tục phản ánh gia đình ông D. mua nhiều thửa đất (có thửa đất nói trên) rồi xây dựng nhà cửa, sân golf mini.
Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk đã 2 lần ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông D. về hành vi vi phạm hủy hoại đất, tổng cộng 165 triệu đồng, buộc khôi phục hiện trạng.
Mất gần 1,2 tỷ đồng sau cuộc gọi mạo danh công an
Khi nhận được các cuộc gọi điện thoại từ người lạ tự xưng là công an, cán bộ cơ quan thuế, viện kiểm sát..., nhiều người dân đã rơi vào "bẫy" của các đối tượng lừa đảo, bị mất sạch tiền trong tài khoản ngân hàng.
Trong đó, có người mất hàng trăm triệu đến hàng tỷ đồng. Điển hình là trường hợp của bà L.T.K.E (ngụ TT. Hóc Môn, H.Hóc Môn) mới đây.
"Chiêu" cũ xài lại vẫn có người "sập bẫy"
Dù được các cơ quan báo chí tuyên truyền, cảnh báo nhưng vì lo sợ, thiếu hiểu biết pháp luật nên nhiều người trở thành nạn nhân với số tiền bị chiếm đoạt lên đến hàng tỷ đồng. Chưa lúc nào tình trạng lừa đảo trên không gian mạng lại đáng báo động như hiện nay với đủ mọi chiêu trò, thủ đoạn.
Ngày 28/3, Công an huyện Hóc Môn cho biết đang phối hợp cùng các đơn vị nghiệp vụ Công an TPHCM điều tra, xác minh làm rõ vụ mạo danh "cán bộ công an" để lừa đảo chiếm đoạt gần 1,2 tỷ đồng của bà L.T.K.E. Theo trình báo của nạn nhân, trước đó, bà E. nhận cuộc điện thoại gọi đến từ đầu số lạ. Không mảy may nghi ngờ, bà E. đã nghe máy. Đầu dây bên kia, một người đàn ông tự xưng là thiếu úy Lê Văn Tám, hiện đang công tác tại Công an TP.Đà Nẵng. Bà E. chưa kịp phản ứng gì thì vị "thiếu úy" Tám vào thẳng vấn đề khi cho rằng bà liên quan đến đường dây "rửa tiền", mua bán trái phép chất ma túy và yêu cầu bà phải làm theo hướng dẫn.
Vẫn giở "chiêu" cũ, vị "cán bộ công an" này yêu cầu bà E. chuyển tiền để xác minh làm rõ. Nếu bà không liên can thì sẽ trả lại. Sau đó, "thiếu úy" Tám còn cung cấp số tài khoản ngân hàng để bà E. có thể chuyển tiền để kiểm tra. Lo sợ dính líu đến pháp luật, bà E. đã chuyển gần 1,2 tỷ đồng vào số tài khoản 0359545300 mang tên "Truong Hong Linh" do đối tượng cung cấp. Sau khi chuyển số tiền trên, thấy có dấu hiệu bất thường, bà E. liền kiểm tra thì phát hiện mình bị lừa đảo nên đến cơ quan công an trình báo.
Cần cảnh giác trước các cuộc gọi giả danh để lừa đảo
Tương tự là trường hợp của chị N.T.B (ngụ TPHCM, chủ một hộ kinh doanh nhỏ) bị kẻ mạo danh cán bộ thuế chiếm đoạt gần 300 triệu đồng. Theo đó, giữa tháng 2/2024, chị B. được một người xưng tên Hà, cán bộ thuế tại cơ quan thuế TP.Thủ Đức, yêu cầu kết bạn Zalo để trao đổi về thủ tục hoàn thuế với số tiền lên tới gần 100 triệu đồng. Sau khi làm theo yêu cầu, chị B. được "cán bộ thuế" hẹn đến cơ quan thuế để được hướng dẫn.
Tuy nhiên, sau đó chị B. bất ngờ nhận được điện thoại của Hà thông báo rằng do phải "tháp tùng lãnh đạo đi tập huấn các thủ tục hoàn thuế" nên đề nghị chị tải app của cơ quan thuế, trong đó có hướng dẫn đầy đủ các thủ tục. Sau khi làm theo hướng dẫn của "cán bộ thuế", chị B. tá hỏa vì phát hiện gần 300 triệu đồng trong tài khoản của mình ở một ngân hàng đã bị rút sạch.
Nâng cao cảnh giác để tránh thiệt hại tài sản
Theo Công an huyện Hóc Môn, thời gian qua, xuất hiện nhiều đối tượng giả danh Công an, Viện kiểm sát, Tòa án... gọi điện hăm dọa bị hại để lừa đảo, chiếm đoạt tiền. Mặc dù đã được lực lượng chức năng khuyến cáo nhưng hiện nay số người "sập bẫy" vẫn gia tăng. Kịch bản phổ biến là các đối tượng giả danh, gọi điện thông báo nạn nhân đang liên quan đến một vụ án nghiêm trọng như buôn ma túy, gây tai nạn bỏ trốn, vi phạm Luật Giao thông, lừa đảo xuyên quốc gia...
Khi nạn nhân cho biết mình không liên quan hoặc không phải là tội phạm được nói đến thì bọn lừa đảo sẽ yêu cầu cung cấp thông tin để xác minh hoặc nói rằng, có thể thông tin cá nhân của nạn nhân bị lợi dụng, yêu cầu nạn nhân làm theo hướng dẫn để "phục vụ công tác điều tra, xử lý", từ đó dẫn dụ họ làm theo yêu cầu.
Điều đáng nói, kẻ lừa đảo thường đánh vào tâm lý sợ hãi của con người. Khi người dân lo sợ, chuyển tiền vào tài khoản do các đối tượng cung cấp thì chúng chiếm đoạt ngay lập tức. Dù báo chí đã đưa không ít vụ việc lừa đảo kiểu này, nhưng số lượng nạn nhân vẫn không ngừng tăng lên do thủ đoạn ngày càng tinh vi, chuyên nghiệp. Đặc biệt, "con mồi" các đối tượng nhắm đến là người ít có điều kiện tiếp xúc với thông tin báo chí cũng như mạng xã hội như người cao tuổi, về hưu, nội trợ... Đây cũng là những người nhẹ dạ cả tin và ít có khả năng đề phòng.
Công an huyện Hóc Môn khuyến cáo, để tránh "sập bẫy" loại tội phạm này, bên cạnh sự vào cuộc quyết liệt của lực lượng Công an các cấp, cần nhất vẫn là ý thức phòng ngừa, cảnh giác của người dân. Mọi người phải hết sức thận trọng, bình tĩnh trước những thông tin đe dọa, uy hiếp, phải dứt khoát từ chối làm việc qua điện thoại. Ngoài ra, thường xuyên cập nhật thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng để nêu cao tinh thần cảnh giác, có kiến thức tuyên truyền đến người thân, bạn bè về các thủ đoạn lừa đảo, để tránh mắc bẫy của loại tội phạm này.
Đồng thời, không nên công khai các thông tin cá nhân trên mạng xã hội, các trang thương mại điện tử, hoặc khi mua sắm tại các cửa hàng. Khi có cuộc gọi tự xưng là Công an, Viện kiểm sát, Tòa án phải yêu cầu gửi giấy mời hoặc giấy triệu tập hợp lệ đến Công an địa phương nơi mình cư trú. Tuyệt đối không làm theo hướng dẫn như: bấm phím số trên máy điện thoại, xác minh số điện thoại, không ấn vào những đường link giả mạo, không cung cấp số tài khoản, mã OTP, thẻ tín dụng, thông tin cá nhân cho bất kỳ ai...
Bên cạnh đó, tuyệt đối không chuyển tiền cho các đối tượng dưới bất cứ hình thức nào (nếu đã chuyển phải báo ngân hàng phong tỏa ngay số tài khoản đã chuyển), cần xác thực thông tin trước khi chuyển tiền... Lực lượng chức năng tuyệt đối không yêu cầu công dân chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng. Khi có nghi vấn, phải báo cho người nhà biết và thông báo cho cơ quan Công an gần nhất để xử lý kịp thời.
Đại gia Hà Thành 14 năm bị cáo buộc lừa đảo, miệt mài kêu oan Hơn 10 năm bị cáo buộc lừa đảo, hai lần tòa án cấp phúc thẩm hủy án sơ thẩm để điều tra lại, đại gia Hà Thành liên tục kêu oan, nhưng đến nay, vụ án vẫn chưa thể đi đến hồi kết... Tháng 6/2010, ông Thái Khắc Toàn (Phó Giám đốc Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Huy Phát) đã...